• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Cách vẽ các biểu bồ cơ bản trong chương trình phổ thông

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
Để vẽ được các biểu đồ thích hợp cần phải nắm được khả năng và yêu cầu chung khi vẽ các biểu đồ. Có rất nhiều loại biểu đồ, tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu rèn luyện của học sinh vẽ biểu đồ bằng tay thì ta chỉ giới hạn 1 số loại biểu đồ sau đây:

+Biểu đồ cột.

+Biểu đồ đường (đồ thị).

+Biểu đồ kết hợp cột và đường.

+Biểu đồ hình tròn (còn gọi là biểu đồ bánh).

+Biểu đồ hình vuông (100 ô vuông).

+Biểu đồ miền.


Khi vẽ các biểu đồ: cột, đồ thị, biểu đồ kết hợp cột và đường, các biểu đồ miền cần chú ý:

-Trục giá trị Y (thường là trục đứng) phải có mốc giá trị cao nhất cao hơn giá trị cao nhất trong chuỗi số liệu.Thường có mũi tên chỉ chiều tăng lên của giá trị. Phải ghi rõ ở đầu cột hay dọc theo cột (vd:nghìn tấn, triệu kw.h,...)

-Ghi rõ gốc toạ độ bởi vì có trường hợp ta có thể chọn gốc toạ độ khác 0. Nếu có chiều âm thì phải ghi rõ.

-Trục định loại (trục X) cũng phải ghi rõ danh số (vd: năm, nhóm tuổi, vùng...). Trong trường hợp trục X thể hiện các mốc thời gian (năm) thì ở biểu đồ đường, biểu đồ miền, biểu đồ kết hợp cột và đường thì cần chia các mốc trên trục X tương ứng với các mốc thời gian. Còn đối với biểu đồ cột thì điều này không bắt buộc.

-Đối với các biểu đồ cột đơn có thể ghi số liệu ở trên đầu cột (nếu ít cột).

-Trong trường hợp của biểu đồ cột đơn, giả sử có sự chênh lệch quá lớn về giá trị giữa 1 vài cột lớn nhất và các cột còn lại, ta có thể vẽ trục Y gián đoạn ở chỗ trên giá trị cao nhất của các cột còn lại và các cột có giá trị lớn nhất sẽ vẽ thành cột gián đoạn.Ta có thể hình dung cách làm như trong bản đồ Lâm Ngư nghiệp của tập Atlat địa lí Việt Nam.

-Cần thiết kế kí hiệu chú giải trước khi vẽ các biểu đồ thể hiện các đối tượng khác nhau. Biểu đồ cần có chú giải.

-Ghi tên biểu đồ ở trên hoặc dưới biểu đồ đã vẽ.

Khi vẽ các biểu đồ hình tròn cần chú ý:

-Thiết kế chú giải trước khi vẽ các hình quạt thể hiện các phần của các đối tượng.

-Trật tự vẽ các hình quạt theo đúng trật tự trong bảng chú giải (để tránh nhầm lẫn).

-Nếu vẽ từ 2 biểu đồ hình tròn trở lên thì cần thống nhất quy tắc vẽ (thuận hay ngược chiều kim đồng hồ).

-Nếu bảng số liệu chỉnh cho cơ cấu %thì nên vẽ các biểu đồ có kích thước giống nhau.

-Nếu bảng số liệu cho phép thể hiện cả quy mô và cơ cấu thì có thể biểu diễn các biểu đồcó kích thước khác nhau 1 cách tương ứng.

Khi vẽ biểu đồ hình vuông :

-Biểu đồ này cũng có thể dùng để thể hiện cơ cấu, nhưng nói chung kiểu biểu đồ này ít dùng, vì khi vẽ tốn thời gian, tốn diện tích thể hiện, khả năng truyền tải thông tin có hạn (vd thể hiện phần lẻ không uyển chuyển bằng biểu đồ tròn).

Lưu ý khác khi vẽ biểu đồ:

-Cần lưu ý rằng các loại biểu đồ có thể sử dụng thay thế nhau, tuỳ theo đặc trưng của các số liệu,yêu cầu của đề ra.Vì vậy khi lựa chọn các dạng biểu đồ thích hợp, cần hiểu rõ những ưu điểm, hạn chế cũng như khả năng biểu diễn của từng loại biểu đồ.

-Như vậy chúng ta cần tránh mang định kiến về các loại biểu đồ. Chẳng hạn, không nhất thiết phải biểu diễn cơ cấu bằng biểu đồ hình tròn, không nhất thiết bác bỏ khả năng của các loại biểu đồ khác trong việc biểu diễn cơ cấu và cả động thái của sự biến đổi cơ cấu...



(Nguồn OT)
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top