[h=2]Thi thể người quá cố sẽ được lọc xương, thịt, nội tạng thành các phần khác nhau, riêng hộp sọ bị đập nát bằng búa để bộ não hở ra ngoài...[/h]Trên thế giới có rất nhiều hình thức an táng người chết: thổ táng – chôn người chết xuống đất, thủy táng – thả trôi theo dòng nước hay hỏa táng – thiêu cháy… Tuy nhiên, nếu đến với thảo nguyên Tây Tạng, bạn sẽ không khỏi rùng mình về phong tục mai táng về với tự nhiên của cư dân du mục nơi đây. Đó là mai táng người chết bằng… chim kền kền.
Nghe thật sự rất kì lạ và có vẻ “chả liên quan” nhưng có thể hiểu đơn giản thế này: đó là việc mà người ta để chim kền kền ăn thịt xác chết và coi đó là hình thức mai táng trang trọng. Vì sao lại thế nhỉ?
Người ta không thấy sách vở nào ghi chép cụ thể tập tục thiên táng có từ bao giờ, nhưng có thể phỏng đoán nó xuất hiện khoảng sau thế kỷ 7. Mai táng về với thiên nhiên này có tên chính thức là “Thiên táng”, dân dã gọi là điểu táng - đem thi thể người chết cho chim kền kền ăn. Sở dĩ có sự xuất hiện của hình thức mai táng này bởi ở thảo nguyên, nhất là với những người dân du mục quen sống trên lưng ngựa, việc tiến hành chôn cất người chết tại một nơi hay thả trôi theo dòng nước như ở đồng bằng là điều thực sự khó khăn. Gỗ là một nguyên liệu cực kì quý nên cũng không thể dùng để hỏa táng được.
Quy trình diễn ra tập tục này thực sự sẽ khiến cho những ai yếu tim không thể chịu được. Bạn đã bao giờ tự mình xẻ thịt người thân rồi đem cho chim ăn chưa? Hẳn là không rồi, nhưng nếu là một người Tây Tạng, bạn sẽ hiểu vì sao và thấy đó là điều cực kì trang trọng và đáng được hoan nghênh.
Người chết sẽ được để trong nhà một vài ngày để làm lễ cầu siêu sau đó được đưa qua cửa sổ ra bãi thiên táng. Lễ mai táng được cử hành vào sáng sớm, sau khi các vị Lạt ma chọn được vị trí cố định thích hợp trên núi cao để tiến hành nghi thức. Ở đây, họ bắt đầu thắp hương, đốt nến. Một số người có nhiệm vụ sẽ tiến hành “pha thịt” người đã khuất, lọc những bộ phận nội tạng và để ra một chỗ riêng. Chỗ duy nhất họ không chạm dao vào là đầu mà chỉ để hở bộ não ra ngoài bởi đây là nơi chứa linh hồn và ý thức. Khi lửa được thắp lên là lúc việc xẻ thịt đã kết thúc.
Họ lọc những bộ phận nội tạng để ra một chỗ riêng.
Sau đó, Lạt ma và gia chủ sẽ thắp hương gọi những con chim kền kền đến. Lũ chim háu đói ngay lập tức sà vào và ăn thịt xác chết. Chưa đầy nửa tiếng sau, những con chim kền kền kết thúc công việc của mình và bay đi. Nghi thức tới đây hoàn thành… một nửa. Người đã khuất giờ chỉ còn trơ lại bộ xương. Phần xương này sẽ được đập vụn, trộn với mạch nha, ném cho lũ quạ và diều hâu. Tới đây, thiên táng mới thực sự kết thúc.
Nhưng vì sao người Tây Tạng lại cho rằng việc làm này thể hiện sự kính trọng, tưởng nhớ người đã khuất? Đó là vì những người Tây Tạng vốn cực kì coi trọng linh hồn và khi người ta chết đi, tất cả đều có mong muốn linh hồn mình được đi tới thiên đàng. Họ tin rằng chim kền kền ăn xong bay lên trời thì linh hồn người chết cũng được lên thiên đàng.
Những người dân ở đây tin rằng, nếu chim kền kền ăn xong bay lên trời thì linh hồn người chết cũng lên thiên đàng.
Người Tây Tạng coi chim kền kền là “thần điểu” và tin rằng thi thể được chim kền kền ăn hết là điềm lành, người chết sẽ nhanh chóng được lên thiên đàng, nếu chim ăn không hết, người ta sẽ gom những gì còn lại để hỏa táng. Sở dĩ có quan niệm này là bởi những con chim đầu hói, sải cánh dài tới 2m này ngoài việc ăn xác thối ra thì không làm hại tới ai. Vì thế, nó được coi là đại diện sứ giả của các chư thần linh trong tín ngưỡng Tây Tạng. Và đương nhiên, ai cũng muốn thân nhân mình sau khi chết đi được các thần linh cử sứ giả tới đón đi, đó là niềm hạnh phúc đối với chính những người đã khuất.
Hơn thế nữa, người Tây Tạng theo Phật giáo Mật tông Tây Tạng tin rằng, việc an táng người chết bằng cách nuôi kền kền chính là học theo Đức Phật Tổ Như Lai. Phật Tổ từng lấy chính thân xác mình nuôi hổ dữ để hổ khỏi hại các sinh linh khác trong thế giới. Phật tổ cũng dạy rằng: Con người nên bố thí. Và với người dân Tây Tạng thì mang xác người đã khuất cho các thần điểu ăn cũng chính là một cách bố thí. Vì khi đó, thần điểu sẽ không làm hại các loài khác, đây là một cách bố thí thể hiện tấm lòng cao cả.
Nghe thật sự rất kì lạ và có vẻ “chả liên quan” nhưng có thể hiểu đơn giản thế này: đó là việc mà người ta để chim kền kền ăn thịt xác chết và coi đó là hình thức mai táng trang trọng. Vì sao lại thế nhỉ?
Người ta không thấy sách vở nào ghi chép cụ thể tập tục thiên táng có từ bao giờ, nhưng có thể phỏng đoán nó xuất hiện khoảng sau thế kỷ 7. Mai táng về với thiên nhiên này có tên chính thức là “Thiên táng”, dân dã gọi là điểu táng - đem thi thể người chết cho chim kền kền ăn. Sở dĩ có sự xuất hiện của hình thức mai táng này bởi ở thảo nguyên, nhất là với những người dân du mục quen sống trên lưng ngựa, việc tiến hành chôn cất người chết tại một nơi hay thả trôi theo dòng nước như ở đồng bằng là điều thực sự khó khăn. Gỗ là một nguyên liệu cực kì quý nên cũng không thể dùng để hỏa táng được.
Quy trình diễn ra tập tục này thực sự sẽ khiến cho những ai yếu tim không thể chịu được. Bạn đã bao giờ tự mình xẻ thịt người thân rồi đem cho chim ăn chưa? Hẳn là không rồi, nhưng nếu là một người Tây Tạng, bạn sẽ hiểu vì sao và thấy đó là điều cực kì trang trọng và đáng được hoan nghênh.
Lễ mai táng được tổ chức từ sáng sớm, trên một đỉnh núi cao.
Người chết sẽ được để trong nhà một vài ngày để làm lễ cầu siêu sau đó được đưa qua cửa sổ ra bãi thiên táng. Lễ mai táng được cử hành vào sáng sớm, sau khi các vị Lạt ma chọn được vị trí cố định thích hợp trên núi cao để tiến hành nghi thức. Ở đây, họ bắt đầu thắp hương, đốt nến. Một số người có nhiệm vụ sẽ tiến hành “pha thịt” người đã khuất, lọc những bộ phận nội tạng và để ra một chỗ riêng. Chỗ duy nhất họ không chạm dao vào là đầu mà chỉ để hở bộ não ra ngoài bởi đây là nơi chứa linh hồn và ý thức. Khi lửa được thắp lên là lúc việc xẻ thịt đã kết thúc.
Họ lọc những bộ phận nội tạng để ra một chỗ riêng.
Sau đó, Lạt ma và gia chủ sẽ thắp hương gọi những con chim kền kền đến. Lũ chim háu đói ngay lập tức sà vào và ăn thịt xác chết. Chưa đầy nửa tiếng sau, những con chim kền kền kết thúc công việc của mình và bay đi. Nghi thức tới đây hoàn thành… một nửa. Người đã khuất giờ chỉ còn trơ lại bộ xương. Phần xương này sẽ được đập vụn, trộn với mạch nha, ném cho lũ quạ và diều hâu. Tới đây, thiên táng mới thực sự kết thúc.
Nhưng vì sao người Tây Tạng lại cho rằng việc làm này thể hiện sự kính trọng, tưởng nhớ người đã khuất? Đó là vì những người Tây Tạng vốn cực kì coi trọng linh hồn và khi người ta chết đi, tất cả đều có mong muốn linh hồn mình được đi tới thiên đàng. Họ tin rằng chim kền kền ăn xong bay lên trời thì linh hồn người chết cũng được lên thiên đàng.
Những người dân ở đây tin rằng, nếu chim kền kền ăn xong bay lên trời thì linh hồn người chết cũng lên thiên đàng.
Người Tây Tạng coi chim kền kền là “thần điểu” và tin rằng thi thể được chim kền kền ăn hết là điềm lành, người chết sẽ nhanh chóng được lên thiên đàng, nếu chim ăn không hết, người ta sẽ gom những gì còn lại để hỏa táng. Sở dĩ có quan niệm này là bởi những con chim đầu hói, sải cánh dài tới 2m này ngoài việc ăn xác thối ra thì không làm hại tới ai. Vì thế, nó được coi là đại diện sứ giả của các chư thần linh trong tín ngưỡng Tây Tạng. Và đương nhiên, ai cũng muốn thân nhân mình sau khi chết đi được các thần linh cử sứ giả tới đón đi, đó là niềm hạnh phúc đối với chính những người đã khuất.
Hơn thế nữa, người Tây Tạng theo Phật giáo Mật tông Tây Tạng tin rằng, việc an táng người chết bằng cách nuôi kền kền chính là học theo Đức Phật Tổ Như Lai. Phật Tổ từng lấy chính thân xác mình nuôi hổ dữ để hổ khỏi hại các sinh linh khác trong thế giới. Phật tổ cũng dạy rằng: Con người nên bố thí. Và với người dân Tây Tạng thì mang xác người đã khuất cho các thần điểu ăn cũng chính là một cách bố thí. Vì khi đó, thần điểu sẽ không làm hại các loài khác, đây là một cách bố thí thể hiện tấm lòng cao cả.