Cách chập mạch trong sơ đồ mạch điện

NgocLien

New member
Xu
0
Trong các bài tập mình làm thì phải dùng phương pháp chập mach mà mình ko biết :
- dùng khi nào(các điểm như thế nào thì có thể chập lại)
- Các điểm cần lưu ý để vẽ được lại mạch điện 1 cách chính xác

Bạn nào biết có thể chỉ giúp mình Và cho mình biết các dạng bài về sơ đồ mạch điện Thanks nhiều
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Muốn chập mạch thì trước hết bạn phải quan sát thật kĩ mạch điện. sau đó tìm trong mạch những đoạn nối điện trở or tụ điện... nếu ở ~ đoạn dây mà ko có R hay tụ thì bạn chập lại, sau đó theo trình tự vẽ lại các vật dẫn.
 
N.tắc: chập 2 điểm khi 2 điểm có cùng điện thế.
Ampe kế có điện trở = 0 thì chập 2 điểm mắc ampe.
Ampe kế có điện trở đáng kể thì nó như một điện trở.( tương tự với vôn kế có điện trở ko quá lớn)
Vôn kế có điện trở lớn vô cùng thì bỏ đi vôn kế.
 
Chập mạch ở những đoạn có hiệu điện thế bằng nhau hoặc có điện trỏ bằng 0. Những chỗ nào có điện trở lớn thì dòng điện có tính đi qua chỗ nào điện trở nhỏ hơn . 1 số TH điện trở lớn quá có thể bỏ đoạn mạch đó đi.
 
Bạn cần xác định các điểm chốt cho chính xác ,ví dụ như hình trên 2 đầu đoạn mạch chứa R1 và R2 bạn coi là 1 điểm.
Ân định các điểm đó trên 1 đường thẳng nhưng không nối chúng với nhau
Nhìn mạch ban đâu xác định các thiết bị điện nào xuất hiện giữa 2 điểm nào rùi nối trên các điểm đã xác định trước
Lưu ý:
- Mạch xuất hiện ampe kế thì coi như ko có nó và coi nó là đoạn dây dẫn bình thường
- Mạch có vôn kế thì coi mạch hở chỗ đó
- Mạch chứa tụ điện coi như vôn kế bên trên.
Chúc học tốt !
 
Bạn cần xác định rõ chiều dòng điện và các thiết bị điện có trong sơ đồ mạch điện
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
- Nếu đề bài không kí hiệu các điểm nút của mạch (là điểm giao nhau của ít nhất 3 dây dẫn) thì đánh số các điểm nút đó bằng kí hiệu. Nếu dây nối có ghi điện trở ko đáng kể (đề bài luôn giả thiết như vậy) thì 2 đầu dây nối chỉ ghi bằng 1 kí hiệu chung.
- Sau đó tìm trong mạch các điểm có cùng điện thế. Đó là: các điểm nối vs nhau bằng 1 dây dẫn có R ko đáng kể; hoặc là 2 điểm nối vs nhau qua 1 ampe kế có R ko đáng kể; hoặc là các điểm đối xứng của mạch (trong trường hợp mạch có cấu tạo đối xứng, đối xứng qua 1 điểm hoặc đối xứng qua 1 trục).
Trên cơ sở đó chập 2 điểm có cùng điện thế làm 1 và ghi điểm chập mới bằng cả 2 kí hiệu đã có của chúng
- Vẽ lại sơ đồ mạch điện bằng cách: trc tiên vẽ các điểm nút (bao gồm cả các điểm chập lại), và 2 điểm đầu mạch, sau đó lần lượt vẽ lại các điện trở của mạch nối giữa các điểm đó (dựa vào sơ đồ mạch điện), từ điện trở đầu đến điện trở cuối. Có thể có trường hợp là 1 (hoặc 1 số) điện trở ở sơ đồ của đề bài lại ko có trong sơ đồ vẽ lại. Cần chú ý vẽ lại cho đúng để đảm bảo lời giải đc chính xác. Trong sơ đồ vẽ lại để tính R, ko cần vẽ: tụ điện (nếu có), hoặc vôn kế có R rất lớn, hoặc đoạn mạch có khóa K để hở hay có R hở 1 đầu (đoạn mạch hở); hoặc điện trở bị nối tắt (2 đầu nối vs nhau bằng dây dẫn có R ko đáng kể).
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top