:boss:xap xep cho minh nhiet do soi cac chat va cho minh hoi yeu to lien quan den nhiet do soi nha
Bờ rồ ơi, hỏi về nhiệt độ sôi của các chất nào thế? Muốn sắp xếp lại thì cũng phải biết tên các chất chứ nhỉ? Cứ thế này mà trả lời thì vô duyên quá Bờ rồ heplai nhỉ.
==========================================
Các yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt độ sôi , nghĩa là ảnh hưởng đến lực hút giữa các phân tử , gồm có:
- Khối lượng phân tử
- Liên kết H
- Lực hút Van der Waals
- Momen lưỡng cực của phân tử
- Lực phân tán london ( một dạng của lực Van der Waals )
Các yếu tố trên cũng ảnh hưởng đáng kể đến độ tan trong nước của chất hữu cơ , mà quan trọng nhất là liên kết H.
I/ Với Hidrocacbon
- Đi theo chiều tăng dần của dãy đồng đẵng ( Ankan , Anken , Ankin , Aren ..) thì nhiệt độ sôi tăng dần vì khối lượng phân tử tăng
VD : C2H6 > CH4
- Với các Ankan , Anken , Ankin , Aren tương ứng thì chiều nhiệt độ sôi như sau
Ankan < Anken < Ankin < Aren
Lí do : khối lượng phân tử tương đương nhưng do tăng về số lượng nối pi nên dẫn đến nhiệt độ sôi cao hơn ( mất thêm năng lượng để phá vỡ liên kết pi )
- Với các đồng phân thì đồng phân nào có mạch dài hơn thì có nhiệt độ sôi cao hơn ( đọc phần lực phân tán london )
- Với các dẫn xuất Đối với dẫn xuất R-X , nếu không có liên kết hidro , nhiệt độ sôi sẽ càng cao khi X hút e càng mạnh.
VD :C4H9<C4H8Cl<C4H9CHO<C4H9N02
- Dẫn xuất halogel của anken sôi và nóng chảy ở nhiệt độ thấp hơn dẫn xuất của ankan tương ứng.
- Dẫn xuất của benzen : Đưa một nhóm thế đơn giản vào vòng benzen sẽ làm tăng nhiệt độ sôi.
II/ Với hợp chất chứa nhóm chức
a/ 2 chất cùng dãy đồng đẵng chất nào có khối lượng phân tử lớn hơn thì nhiệt độ sôi lớn hơn
VD : - CH3OH và C2H5OH thì C2H5OH có nhiệt độ sôi cao hơn
- CH3CHO và C2H5CHO thì C2H5CHO có nhiệt độ sôi cao hơn
b/ Xét với các hợp chất có nhóm chức khác nhau
Nhiệt độ sôi của rượu , Andehit , Acid , xeton , Este tương ứng theo thứ tự sau :
- Acid > Rượu > Amin > Andehit , xeton và Este
- Xeton > Andehit
c/ Chú ý với rượu và Acid :
- Các gốc đẩy e ( CH3 , C2H5 .....) sẽ làm tăng nhiệt độ sôi tăng do liên kết H bền hơn
VD: CH3COOH < C2H5COOH
- Các gốc hút e ( Phenyl , Cl ...) sẽ làm giảm nhiệt độ sôi do liên kết H sẽ giảm bền đi
VD: Cl-CH2COOH < CH3COOH ( độ hút e giảm dần theo thứ tự F > Cl > Br > I )
-
d/ Chú ý với các hợp chất thơm có chứa nhóm chức -OH , -COOH , -NH2 :
- Nhóm thế loại 1 ( chỉ chứa các liên kết sigma như : CH3 , C3H7 ..) có tác dụng đẩy e vào nhâm thơm làm liên kết H trong chức bền hơn nên làm tăng nhiệt độ sôi
- Nhóm thế loại 2 ( chưa liên kết pi như NO2 , C2H4 ...) có tác dụng hút e của nhâm thơm làm liên kết H trong chức kém bền đi nên làm giảm nhiệt độ sôi
- Nhóm thế loại 3 ( các halogen : -Br , -Cl , -F , -I .. ) có tác dụng đẩy e tương tự như nhóm thế loại 1
Kết Luận :
- Với các hợp chất đơn giản thì chỉ cần xét các yếu tố chủ yếu là khối lượng phân tử và liên kết H để so sánh nhiệt độ sôi của chúng
- Với các hợp chất phức tạp thì nên xét đầy đủ tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt độ sôi để đưa đến kết quả chính xác nhất.
Nguồn: Sưu tầm