Các ví dụ về cách nhận biết este

Ví dụ 1: Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch sau:

HCOOH,CH3COOH, HCOOC2H5, CH3COOCH3, C2H3COOH

Giải: Trích mỗi dung dịch 1 ít làm mẫu thử.

- Cho quỳ tím lần lượt vào các chất thử trên:

+ Các mẫu thử làm quỳ tím hóa đỏ là: HCOOH, CH3COOH, C2H3COOH (nhóm 1)

+ Các mẫu thử còn lại không có hiện tượng gì (nhóm 2)

- Cho dung dịch nước brom lần lượt vào các mẫu thử ở nhóm 1.

+ Mẫu thử làm mất màu nước brom là C2H3COOH.

CH2=CH-COOH + Br2 → CH2Br-CHBr-COOH

- Cho dung dịch AgNO3/NH3 lần lượt vào 2 mẫu thử còn lại và đun nóng nhẹ.

+ Mẫu thử tạo kết tủa bạc là HCOOH.

HCOOH + 2[Ag(NH3)2]OH → (NH4)2CO3 + 2Ag + 2NH3 + H2O

+ Mẫu thử không có hiện tượng gì là: CH3COOH

- Cho dung dịch AgNO3/NH3 lần lượt vào 2 mẫu thử ở nhóm 2 và đun nóng nhẹ.

+ Mẫu thử tạo kết tủa trắng bạc là HCOOCH3

HCOOCH3 + 2[Ag(NH3)2]OH → NH4OOCOCH3 + 2Ag + 2NH3 + H2O

+ Còn lại là HCOOCH3

Ví dụ 2: Trình bày phương pháp hóa học để tách các chất ra khỏi nhau từ hỗn hợp axit axetic và etyl axetat.

Giải

Cho hỗn hợp tác dụng với CaCO3.
Sau đó cô cạn hỗn hợp etyl axetat hóa hơi, ngưng tụ lại được chất lỏng.
Chất rắn thu được sau khi chưng cất cho tác dụng với H2SO4

Hỗn hợp thu được lại tiến hành chưng cất thu được CH3COOH

2CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + CO2 + H2O

(CH3COO)2Ca + H2SO4 → CaSO4 + 2CH3COO

Ví dụ 3: Nhận biết các chất sau:CH3CH2CH2 – OH, CH3CH2COOCH3, HCOOH, CH3 – CH2 – COOH.

Giải

- Cho quỳ tím lần lượt vào 4 mẫu thử:

+ Nhóm 1: 2 mẫu làm quỳ tím hóa đỏ là CH3 – CH2 – COOH và HCOOH

+ Nhóm 2: 2 mẫu không làm đổi màu quỳ tím là CH3CH2CH2OH và CH3CH2COOCH3

- Cho Na vào 2 mẫu ở nhóm 2

+ Mẫu có hiện tượng sủi bọt khí là CH3CH2CH2OH

+ Còn lại là CH3CH2COOCH3
CH3 – CH2 – CH2 – OH + Na → CH3 – CH2 – CH2 – ONa + 1/2 H2

- Cho dung dịch AgNO3/NH3 vào 2 mẫu nhóm 1:

+ Mẫu nào có hiện tượng bạc kết tủa là HCOOH

+ Còn lại là CH3 – CH2 – COOH
HCOOH + 2AgNO3 + 4NH3 + H2O → (NH4)2CO3 + 2NH4NO3 + 2Ag

Ví dụ 4: Nhận biết các chất sau: Etyl axetat, formalin, axit axetic, etanol.

Giải

CH3COOC2H5, HCHO, CH3COOH, C2H5OH.

- Cho quỳ tím vào 4 mẫu thử:

+ Mẫu thử làm quỳ tím hóa đỏ là CH3COOH

- Cho dung dịch AgNO3/NH3 vào 3 mẫu thử còn lại:

+ Mẫu tạo kết tủa là HCHO

HCHO + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O → (NH4)2CO3 + 4NH4NO3 + 4Ag

- Cho Na vào 2 mẫu còn lại:

+ Mẫu thử có hiện tượng sủi bọt khí
C2H5OH
2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2

+ Còn lại là CH3COOC2H5.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top