• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Chia Sẻ Các nước Mỹ La Tinh- sử 9

Trang Dimple

New member
Xu
38
Cùng với phong trào đấu tranh của nhân dân châu Á và Châu Phi, phong trào đấu tranh của nhân dân Mỹ la tinh cũng diễn ra sôi nổi và thu được nhiều kết quả đáng khích lệ.

Sử lớp 9- Bài 7:CÁC NƯỚC MỸ LA TINH

I. NHỮNG NÉT CHUNG .

- Đầu thế kỷ XIX đã giành độc lập từ Tây Ban Nha,sau đó bị Mỹ thống trị .Nên Mỹ La Tinh đấu tranh xóa bỏ chủ nghĩa thực dân kiểu mới diễn ra sôi nổi được gọi là
“Lục địa núi lửa”.

- Diễn ra dưới nhiều hình thức : Bãi công ,nổi dậy ,khởi nghĩa vũ trang - Đấu tranh nghị viện .

Sau chiến tranh thế giới thứ hai , phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh , đã giành độc lập và - Cách mạng Cu ba(1959).

- Đầu những năm 60 đến những năm 80 của thế kỷ XX, cao trào cách mạng bùng nổ được gọi la“Lục địa bùng cháy”, chính quyền độc tài bị lật đổ , chính phủ dân tộc được thành lập , đã thực hiện nhiều cải cách tiến bộ như ở Chi -lê, Ni- ca -ra -goa.

-Trong công cuộc xây dựng đất nước , thu nhiều thành tựu như củng cố độc lập chủ quyền , dân chủ hóa sinh hoạt chính trị , tiến hành cải cách kinh tế và thành lập các tổ chức liên minh khu vực về hợp tác và phát triển kinh tế

-Đầu những năm 90 của thế kỷ XX: kinh tế chính trị gặp nhiều khó khăn.

II. CU BA -HÒN ĐẢO ANH HÙNG .

-110.000km2, 11,3 triệu người .

-3-1952 Mỹ lập chế độ
độc tài quân sự Ba ti xta.

-26-7-1953 : Phi đen Ca xtơ rô chỉ huy tấn công trại lính Môn ca da ,không giành thắng lợi nhưng mở đầu giai đoạn đấu tranh vũ trang.

-Năm 1955 tại Mê hi cô , Phi -đen thành lập “Phong trào 26-7 “ để chuẩn bị cho cuộc chiến đấu mới

-25-11-1956 Phi- đen Ca- xtơ - rô trở về xây dựng căn cứ , được nhân dân ủng hộ ,phong trào lan rộng ra cả nước .

-Ngày 1-1-1959 chế độ độc tài Ba ti xta sụp đổ , cách mạng thắng lợi .

-Sau khi cách mạng thắng lợi Cu ba tiến hành cải cách dân chủ- Cải cách ruộng đất ; quốc hữu hóa các xí nghiệp tư bản nước ngoài; thực hiện các quyền tự do dân chủ.

-1961 Cu ba tiến lên
Chủ nghĩa xã hội .

-Dù bị Mỹ cấm vận, Cuba vẫn kiên trì xây dựng CNXH và đạt nhiều thành tựu về công nghiệp , y tế , giáo dục, thể thao…… kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực….

* Ý nghĩa :

-Đem lại độc lập tự do cho nhân dân Cu ba .

-Là lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mỹ La tinh – cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào đấu tranh ở khu vực .

- Góp phần làm thất bại âm mưu của Mỹ đối với khu vực Mỹ La tinh

* Quan hệ Cu ba và Việt Nam luôn tốt đẹp : cả hai đều có kẻ thù chung là Mỹ ;cả hai đều là nước XHCN ; Cu ba giúp đỡ VN tận tình trong kháng chiến chống Mỹ .


Bài viết trên đã khái quát kiến thức Sử lớp 9- Bài 7:CÁC NƯỚC MỸ LA TINH . Bút nghiên chúc các em học tập tốt. Hãy chia sẻ để cùng học tốt nhé.
 
Sửa lần cuối:

keobi

New member
Xu
0
  1. Em hãy nêu những nét nổi bật của tình hình Mĩ La-tinh từ sau năm 1945?

Những nét nổi bật của tình hình Mỹ La-tinh từ sau năm 1945 là:
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, với ưu thế kinh tế và quân sự, Mĩ đã tìm mọi cách để biến khu vực Mĩ La-tinh thành “sân sau” của mình và dựng lên các chế độ độc tào thân Mĩ. Không cam chịu cảnh áp bức, cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài của nhân dân các nước Mĩ La-tinh lại bùng nổ và phát triển.

- Cách mạng Cu ba thành công (1959) đánh dấu bước phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc, từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, cao trào đấu tranh bùng nổ mạnh mẽ, đấu tranh vũ trang diễn ra ở nhiều nước, Mĩ La-tinh trở thành “Đại lục núi lửa”. Các chính quyền độc tài phản động ở nhiều nước bị lật đổ, các chính phủ dân tộc dân chủ được thành lập. Trong đó nổi bật là các sự kiện ở Chi-lê và Ni-ca-ra-goa.

- Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, các nước Mĩ La-tinh đã thu đuwọc những thành tựu quan trọng: củng cố độc lập chủ quyền, dân chủ hóa sinh hoạt chính trị, tiến hành cải cách kinh tế, thành lập các tổ chức liên minh khu vực về hợp tác và phát triển kinh tế.

- Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, tình hình kinh tế, chính trị ở Mĩ La-tinh gặp nhiều khó khăn, có lúc căng thẳng.

2. Cuộc cách mạng Cu Ba diễn ra như thế nào? Nêu kết quả và ý nghĩa của cuộc cách mạng đó đối với Cu Ba và Mĩ La-tinh?

* Diễn biến cuộc cách mạng Cu Ba và kết quả đạt được:

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, với sự giúp đỡ của Mĩ, Tướng Ba-ti-xta đã tiến hành đảo chính, thiết lập chế độ độc tài quân sự ở Cu Ba (3/1952), Chính quyền Ba-ti-xta đã xoa sbỏ Hiến pháp tiến bộ, cấm các đảng phái chính trị hoạt động và bắt giam nhiều người yêu nước.

- Không cam chịu sự thống trị của chế độ độc tài, nhân dân Cu Ba đã kiên trì tiến hành cuộc đấu trnh giành chính quyền, mở đầu là cuộc tấn công trại lính Môn-ca-đa vào ngày 26/7/1953, dưới sự chỉ huy của Phi-đen Ca-xtơ-rô.

- Được sự ủng hộ của nhân dân, các lực lượng cách mạng ngày càng lớn mạnh. Phong trào đấu tranh lan rộng và phát triển trong cả nước. Ngày 1/1/1959, chế độ độc tài Ba-ti-xta bị lật đổ. Cuộc cách mạng nhân dân ở Cu Ba đã giành được thắng lợi.

* Cách mạng Cu Ba thành công có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với Cu Ba và Mĩ La-tinh:

- Mở ra một kỉ nguyên mới độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội của nhân dân Cu Ba.
- Là lá cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc, cắm mốc đầu tiên của chủ nghĩa xã hội ở Tây bán cầu.
 

Trang Dimple

New member
Xu
38
Các nước Mĩ-Latinh câu hỏi và bài tập sách giáo khoa

(trang 31 sgk Lịch Sử 9): Xác định trên bản đồ châu Mĩ vị trí các nước Cu-ba, Chi-lê, Ni-ca-ra-goa và nêu lên các sự kiện đấu tranh ở ba nước này?

Trả lời:

  • Cách mạng Cu-ba năm 1959, từ đầu những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, một cao trào đấu tranh đã bùng nổ ở Mĩ La-tinh và khu vực này được ví như “Lục địa bùng cháy” của phong trào cách mạng. Đấu tranh vũ trang diễn ra ở nhiều nước như Bô-li-vi-a, Vê-nê-xu-ê-la, cô-lôm-bi-a, Ni-ca-ra-goa... Kết quả là chính quyền độc tài phản động ở nhiều nước đã bị lật đổ, các chính phủ dân tộc - dân chủ được thiết lập và đã tiến hành nhiều cải cách tiến bộ.
  • Do thắng lợi của cuộc bầu cử tháng 9 - 1970 ở Chi-lê, Chính phủ của Liên minh đoàn kết nhân dân do Tổng thống A-gien-đê lãnh đạo đã thực hiện những chính sách cải cách tiến bộ củng cố độc lập chủ quyền dân tộc trong những năm 1970 - 1973.
  • Ở Ni-ca-ra-goa, dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Xan-đi-nô, nhân dân nước này đã lật đổ chế độ độc tài thân Mĩ, đưa đất nước phát triển theo con đường dân chủ.
=> Nhưng cuối cùng, do nhiều nguyên nhân, nhất là sự can thiệp của Mĩ, các phong trào cách mạng ở Chi-lê và Ni-ca-ra-goa đều thất bại vào những năm 1973 và 1991.

(trang 32 sgk Lịch Sử 9): Vì sao nói cuộc tấn công pháo đài Môn-ca-đa (26-7-1953) đã mở ra một giai đoạn mới trong phong trào đấu tranh của nhân dân Cu-ba?

Trả lời:

Cuộc tấn công pháo đài Môn-đa-ca (26-7-1953) của 135 thanh niên yêu nước do Luật sư trẻ Phi-đen Cát-xtơ-rô chỉ huy là một cuộc đấu tranh vũ trang. Từ sau cuộc tấn công đó, cách mạng Cu-ba chuyển sang giai đoạn đấu tranh vũ trang giành thắng lợi với một thế hệ chiến sĩ cách mạng mới – trẻ tuổi, đầy nhiệt tình và kiên cường.

(trang 32 sgk Lịch Sử 9): Hãy trình bày hiểu biết của em về mối quan hệ đoàn kết hữu nghị giữa lãnh tụ Phi-đen Cát-xtơ-rô, nhân dân Cu-ba với Đảng, Chính phủ và nhân dân ta?

Trả lời:

Mối quan hệ đoàn kết hữu nghị giữa lãnh tụ Phi-đen Cát-xtơ-rô, nhân dân Cu-ba với Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam được thể hiện:

  • Ngày 2-12-1960, thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam và Cu-ba, từ đó đến nay quan hệ hữu nghị và hợp tác giúp đỡ nhau về nhiều mặt ngày càng được thiết lập chặt chẽ.
  • Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam, Cu-ba đã giúp đỡ nhiều mặt cả về vật chất và tinh thần.
  • Các nhà lãnh đạo Cu-ba và Việt Nam đã nhiều lần thăm viếng lẫn nhau giữa hai nước (Chủ tịch Phi-đen Cát-xtơ-rô đã nhiều lần thăm Việt Nam), càng khẳng định mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa hai nước từ ngày thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay ngày càng tốt đẹp.
Câu 1 (trang 32 sgk Sử 9): Em hãy nêu những nét nổi bật của tình hình Mĩ La-tinh từ sau năm 1945?

Lời giải:

  • Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, với ưu thế về kinh tế và quân sự, Mĩ đã tìm mọi cách để biến khu vực Mĩ La-tinh thành “sân sau” của mình và dựng lên các chế độ độc tài thân Mĩ. Không cam chịu cảnh áp bức, cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài của nhân dân các nước Mĩ La-tinh lại bùng nổ và phát triển.
  • Cách mạng Cu-ba thành công năm 1959 đánh dấu bước phát triển mới của phong tròa giải phóng dân tộc, từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, cao trào đấu tranh bùng nổ mạnh mẽ, đấu tranh vũ trang diễn ra ở nhiều nước, Mĩ La-tinh trở thành “Đại lục núi lửa”. Các chính quyền độc tài phản động ở nhiểu nước bị lật đổ, các chính phủ dân tộc dân chủ được thành lập. Trong đó nổi bật là các sự kiện ở Chi-lê và Ni-ca-ra-goa.
  • Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, các nước Mĩ La-tinh đã thu được những thành tựu quan trong: củng cố độc lập chủ quyền, dân chủ hóa sinh hoạt chính trị, tiến hành cải cách kinh tế, thành lập các tổ chức liên minh khu vực về hợp tác và phát triển kinh tế.
  • Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, tình hình kinh tế, chính trị ở Mĩ La-tinh gặp nhiều khó khăn, có lúc căng thẳng.
Bài tập 1 trang 23 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 9
Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước ý trả lời đúng

Câu 1. Tình hình các nước ở khu vực Mĩ La-Tinh có điểm khác so với Châu Á và Châu Phi cùng thời kì là

A. nhiều nước là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân

B. nhiều nước đã giành được động lập hoàn toàn

C. nhiều nước có nền kinh tế phát triển và trở thành nước công nghiệp mới

D. nhiều nước đã giành được độc lập nhưng lại bị lệ thuộc nặng nề vào Mĩ

Câu 2. Thắng lợi được đánh dấu mốc mở đầu phong trào cách mạng Mi La-Tinh là thắng lợi của cách mạng

A. Cu-ba

B. Ni-ca-ra-goa

C. Bô-li-vi-a

D. Chi-lê

Câu 3. Cuộc tấn công pháo đài Môn-ca-đa (1953) của nhân dân Cu-ba đã

A. mở đầu phong trào đấu tranh vũ trang giành chính quyền ở Cu-ba

B. lật đổ chế độ độc tài Ba-ti-xta

C. tiêu diệt đột quân đánh thuê của Mĩ tại bãi biển Hi-rôn

D. thiết lập một tổ chức cách mạng lâý tên là “phong trào 26-7”

Câu 4. Sau Chiến tranh Thế Giới thứ hai, phong trào đấu tranh ở khu vực Mĩ La –Tinh bùng nổ mạnh mẽ và được ví như

A. Lục địa mới trỗi dậy

B. Lục địa bùng cháy

C. Lục địa đứng lên

D. Lục địa núi lửa

Câu 5. Sau thắng lợi của cuộc cách mạng Cu-ba, hình thức đấu tranh chủ yếu ở các nước Mi La-Tinh là

A. đấu tranh chính trị

B. chiến tranh du kích

C. đấu tranh vũ trang

D. đấu tranh ngoại giao

Câu 6. Ở Chi-lê trong những năm 1970-1973, chính phủ của Liên minh đoàn kết nhân dân do tổng thống A-gien-đê lãnh đạo đã

A. Bị thất bại do các thế lực thân Mĩ mạnh hơn

B. Thực hiện chính sách cải cách tiến bộ, củng cố độc lập chủ quyền dân tộc

C. Bị các phe phái trong chính phủ tranh giành quyền lực

D. Giành thắng lợi, thành lập nước cộng hoà Chi-lê

Câu 7. Cuộc đấu tranh lật đổ chế độ độc tài thân Mĩ ở Ni-ca-ra-goa dưới sự lãnh đạo của

A. Mặt trận Xan-đi-nô

B. Mặt trận cứu nước Ni-ca-ra-goa

C. Đảng cộng sản Ni-ca-ra-goa

D. Liên minh đoàn kết nhân dân Ni-ca-ra-goa

Câu 8. Từ những năm 90 của thế kỉ XX, tình hình kinh tế, chính trị ở nhiều nước Mĩ La- Tinh gặp nhiều khó khăn, có lúc trở nên căng thẳng là do

A. đầu tư nước ngoài giảm sút

B. sự bao vây, cấm vận của Mĩ

C. phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân lên cao

D. nhiều nguyên nhân khác nhau

1-png.3096


Bài tập 4 trang 25 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 9
Trình bày những nét nổi bật của tình hình Mĩ La-tinh từ sau năm 1945.

Hướng dẫn làm bài:

Nhiều nước ở Mi La-tinh đã giành được độc lập như Bra-xin, Ác-hen-ti-na, Pê-ru, Vê-nê-xu-ê-la... từ những thập niên đầu của thế kỉ XIX. Nhưng sau khi thoát khỏi ách thống trị của Tây Ban Nha, các nước Mĩ La-tinh lại rơi vào vòng lệ thuộc nặng nề và trở thành “sân sau” của đế quốc Mĩ.

Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình ở Mĩ La-tinh đã có nhiều biến chuyển mạnh mẽ. Được mở đầu bằng cuộc Cách mạng Cu-ba năm 1959, từ đầu những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, một cao trào đấu tranh đã bùng nổ ở Mĩ La-tinh và khu vực này được ví như “Lục địa bùng cháy” của phong trào cách mạng. Đấu tranh vũ trang diễn ra ở nhiều nước như Bô-li-vi-a, Vê-nê-xu-ê-la, cô-lôm-bi-a, Ni-ca-ra-goa... Kết quả là chính quyền độc tài phản động ở nhiều nước đã bị lật đổ, các chính phủ dân tộc - dân chủ được thiết lập và đã tiến hành nhiều cải cách tiến bộ. Trong thời kì này, nổi bật lên là những sự kiện diễn ra ở Chi-lê và Ni-ca-ra-goa. Do thắng lợi của cuộc bầu cử tháng 9 - 1970 ở Chi-lê, Chính phủ của Liên minh đoàn kết nhân dân do Tổng thống A-gien-đê lãnh đạo đã thực hiện những chính sách cải cách tiến bộ củng cố độc lập chủ quyền dân tộc trong những năm 1970 - 1973. Ở Ni-ca-ra-goa, dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Xan-đi-nô, nhân dân nước này đã lật đổ chế độ độc tài thân Mĩ, đưa đất nước phát triển theo con đường dân chủ. Nhưng cuối cùng, do nhiều nguyên nhân, nhất là sự can thiệp của Mĩ, các phong trào cách mạng ở Chi-lê và Ni-ca-ra-goa đều thất bại vào những năm 1973 và 1991.

Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, các nước Mĩ La-tinh đã thu được nhiều thành tựu quan trọng : củng cố độc lập chủ quyền, dân chủ hoá sinh hoạt chính trị, tiến hành các cải cách kinh tế và thành lập các tổ chức liên minh khu vực về hợp tác và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, do nhiều nguyên nhân, tình hình kinh tế, chính trị ở nhiều nước Mĩ La-tinh lại gặp nhiều khó khăn, thậm chí có lúc căng thẳng.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mĩ La-tinh từ năm 1991 đến năm 2000 chỉ khoảng 3%; gần đây, từ năm 1998 đến năm 2002 giảm xuống 1,5%, thu nhập theo đầu người trong 5 năm qua hầu như không tăng. Nợ nước ngoài từ 410,1 tỉ USD (năm 1985) tăng lên 607.2 tỉ USD (năm 1995) đang đè nặng lên các nước Mĩ La-tinh. Đầu tư của nước ngoài giảm sút. Hoặc gần đây, tình hình chính trị một số nước không ổn định, các phe phái tranh giành nhau quyền lực, ...

Bài tập 5 trang 25 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 9
Vì sao nói cuộc tấn công pháo đài Môn-ca-đa (26-7-1953) đã mở ra một giai đoạn mới trong phong trào đấu tranh của nhân dân Cu-ba?

Hướng dẫn làm bài:

Cuộc tấn công pháo đài Môn-ca-đa (26-7-1953) đã mở ra một giai đoạn mới trong phong trào đấu tranh của nhân dân Cu-ba, vì:

  • Cuộc đấu tranh tuy không giành thắng lợi nhưng tiếng súng Môn-ca-đa đã thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh vũ trang trên toàn đảo Cu-ba.
  • Khẳng định một thế hệ chiến sĩ cách mạng mới, trẻ tuổi đầy nhiệt huyết và kiên cường nhất định sẽ làm nên thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài của nhân dân Cu-ba.
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top