Các đề thi sinh 9

12345666

New member
Xu
0
Các đề thi sinh 9


Các bạn có thể cho mình xin các đề thi hay được không? Từ đại học trở xuống miễn là trong tầm kiến thức lớp 9 là đc nhá ^^ càng khó càng tốt. Mình đang thực sự rất cần.

Tks các bạn nhìu nhá:adoration:
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Đề đại học lại trong tầm kiến thức lớp 9, bạn có vẻ hơi lạ đấy
Thử mấy câu này trước xem sao

[A]Trắc nghiệm[/A]

Câu 1: Giống lúa A khi trồng ở đồng bằng Bắc bộ cho năng suất 8 tấn/ha, ở vùng Trung bộ cho năng suất 6 tấn/ ha, ở đồng bằng sông Cửu Long cho năng suất 10 tấn/ha. Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Giống lúa A có nhiều mức phản ứng khác nhau về tính trạng năng suất.
B. Kiểu gen qui định năng suất của giống lúa A có mức phản ứng rộng.
C. Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng... thay đổi đã làm cho kiểu gen của giống lúa A thay đổi theo.
D. Năng suất thu được ở giống A hoàn toàn do môi trường sống qui định.

Câu 2: Một em bé 7 tuổi trả lời được các câu hỏi của một em bé 9 tuổi thì chỉ số IQ của em bé này là:
A. 110.
B. 126.
C. 129.
D. 100.

Câu 3: Một prôtêin có 75 axít amin. Đột biến xảy ra ở axít amin thứ 30 làm cho prôtêin bị đột biến ít hơn prôtêin ban đầu 1 axít amin. Đây là dạng đột biến:
A. Thêm hoặc thay thế cặp nuclêôtít ở bộ ba mã hoá axít amin thứ 30.
B. Mất hoặc thay thế cặp nuclêôtít ở bộ ba mã hoá axít amin thứ 30.
C. Mất hoặc thêm cặp nuclêôtít ở bộ ba mã hoá axít amin thứ 30.
D. Thay thế hoặc đảo vị trí cặp nuclêôtít ở bộ ba mã hoá axít amin thứ 30.

Câu 4: Đặc điểm nào của mã di truyền chứng minh nguồn gốc thống nhất của sinh giới?
A. Tính liên tục.
B. Tính thoái hoá.
C. Tính phổ biến.
D. Tính đặc hiệu.

Câu 5: Một cây có kiểu gen Ab/aB tự thụ phấn, tần số hoán vị gen của tế bào sinh hạt phấn và tế bào noãn đều là 30%, thì con lai mang kiểu gen Ab/ab sinh ra có tỉ lệ:
A. 4%
B. 10%
C. 10,5%
D. 8%

Câu 6: Gen A có 5 alen, gen D có 2 alen, cả 2 gen này cùng nằm trên NST X (không có alen tương ứng nằm trên Y); gen B nằm trên NST Y (không có alen tương ứng trên NST X) có 3 alen. Số loại kiểu gen tối đa được tạo ra trong quần thể là:
A. 125.
B. 85.
C. 1260.
D. 2485.

Câu 7: Ở một loài thực vật, có 2 gen nằm trên 2NST khác nhau tác động tích luỹ lên sự hình thành chiều cao của cây. Gen A có 2 alen, gen B có 2 alen. Cây aabb có độ cao 100cm, cứ có 1 alen trội làm cho cây cao thêm 10cm. Kết luận nào sau đây không đúng:
A. Cây cao 140cm có kiểu gen AABB.
B. Có 2 kiểu gen qui định cây cao 110cm.
C. Cây cao 130cm có kiểu gen AABb hoặc AaBB.
D. Có 4 kiểu gen qui định cây cao 120cm.

Câu 8: Điểm quyết định trong cơ chế nhân đôi đảm bảo cho phân tử ADN con có trình tự nuclêôtít giống phân tử ADN mẹ là:
A. Cơ chế nhân đôi theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo tồn.
B. Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong quá trình lắp ghép các nuclêôtít tự do.
C. Hoạt động theo chiều từ 3’ đến 5’ của enzim ADN-pôli meraza.
D. Sự phá vỡ và tái xuất hiện lần lượt các liên kết hiđrô trong cấu trúc.

Câu 9: Các biện pháp xét nghiệm trước sinh như chọc dò dịch ối hay sinh thiết tua nhau thai, có thể chẩn đoán sớm được các bệnh di truyền, kĩ thuật này đặc biệt có hữu ích với một số bệnh:
A. Đột biến số lượng hay cấu trúc NST.
B. Bệnh di truyền phân tử làm rối loạn quá trình chuyển hoá trong cơ thể.
C. Bệnh do đột biến NST làm rối loạn quá trình chuyển hoá.
D. Do đột biến gen.

Câu 10: Những căn cứ nào sau đây được sử dụng để lập bản đồ gen?
1. Đột biến lệch bội.
4. Đột biến chuyển đoạn NST.
2. Đột biến đảo đoạn NST.
5. Đột biến mất đoạn NST.
3. Tần số HVG.
A. 2, 3, 4.
B. 1, 3, 5.
C. 1, 2, 3.
D. 3, 4, 5.

[A]Tự luận[/A]

1. Bệnh máu khó đông ở người do đột biến gen lặn nằm trên NST giới tính X,alen trội tương ứng quy định người bình thường. Một gia đình có người chồng bình thường còn người vợ mang gen dị hợp về tính trạng trên. Họ có dự định sinh 2 người con.
a/ Những khả năng nào có thể xảy ra? Tính xác suất mỗi trường hợp?
b/ Xác suất để có được ít nhất 1 người con không bị bệnh là bao nhiêu?

2. Ở một loài động vật khi lai giữa 2 dòng thuần chủng có kiểu hình mắt đỏ và mắt trắng với nhau thu được F[SUB]1[/SUB] toàn mắt đỏ. Lai phân tích con đực F[SUB]1[/SUB] thế hệ lai được tỷ lệ kiểu hình 75% con mắt trắng: 25% con mắt đỏ, mắt đỏ chỉ xuất hiện ở con cái.
a. Xác định đặc điểm di truyền của tính trạng trên.
b. Viết sơ đồ lai của P và sơ đồ lai phân tích của F[SUB]1[/SUB].
c. Cho F[SUB]1[/SUB] giao phối với nhau, xác định tỷ lệ kiểu hình ở F[SUB]2[/SUB].

3. Xét 2 thí nghiệm sau :
(1) Một nhà khoa học đã thả chuột vào lồng thí nghiệm. Trong lồng có một cái bàn đạp gắn với thức ăn. Khi chuột chạy trong lồng và vô tình đạp phải bàn đạp thì thức ăn rơi ra. Sau nhiều lần như thế, chuột chủ động chạy đến nhấn bàn đạp để lấy thức ăn mỗi khi đói bụng.
(2) Một nhà khoa học đã làm thí nghiệm vừa đánh chuông vừa cho chó ăn. Sau vài chục lần phối hợp tiếng chuông và thức ăn, chỉ cần nghe tiếng chuông là chó đã tiết nước bọt.
Hãy cho biết sự hình thành tập tính của động vật trong mỗi thí nghiệm trên thuộc hình thức học tập nào? Trình bày đặc điểm của mỗi hình thức học tập đó.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Chọn riêng cho bạn một đề

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN MÔN SINH HỌC 9

NĂM HỌC 2008 – 2009
Thời gian 120 phút

I/ Phần trắc nghiệm:

Chọn đáp câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi sau.

Câu 1: Mục đích của phép lai phân tích là gì?
A. Phân biệt thể đồng hợp trội với thể dị hợp
B. Phát hiện thể đồng hợp trội và thể đồng hợp lặn
C. Phát hiện thể đồng hợp lặn và thể dị hợp.

Câu 2: Tại sao trong sinh sản hữu tính lại xuất hiện các biến dị tổ hợp?

  1. Do các cặp gen tương ứng phân li độc lập và tổ hợp tự do tạo ra sự đa dạng của các giao tử.
  2. Do sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử tạo ra nhiều tổ hợp về kiểu gen trong thụ tinh.
  3. Do có những tác nhân vật lí, hoá học trong quá trình thành giao tử.

Câu 3
: Điểm quan trọng nhất của quá trình nguyên phân là?

  1. Sự phân chia đều chất nhân cho 2 tế bào con.
  2. Sự phân chia đều chất tế bào cho 2 tế bào con
  3. Sự phan li đồng đều của cặp NST về 2 tế bào con
  4. Sự sao chép bộ NST của tế bào mẹ sang 2 tế bào con.

Câu 4
: Ở ruồi Giấm, bộ NST 2n = 8. Một tế bào đang ở kì sau của giảm phân II, sẽ có bao nhiêu NST đơn?
A. 16
B. 8
C. 4
D. 2

Câu 5: Prôtêin thực hiện được chức năng nhờ những bậc cấu trúc nào?
A. Cấu trúc bậc 1
B. Cấu trúc bậc 1 và bậc 2
C. Cấu trúc bậc 2 và bậc 3
D. Cấu trúc bậc 3 và bậc 4

Câu 6: Dạng đột biến cấu trúc NST nào gây hậu quả lớn nhất?
A. Lặp đoạn NST
B. Đảo đoạn NST
C. Mất đoạn NST
D. Cả A và B

Câu 7: Loại biến dị nào di truyền được?
A. Đột biến gen
B. Đột biến cấu trúc NST
C. Đột biến số lượng NST
D. Thường biến
E. Biến dị tổ hợp
F. Cả A, B, C, E
G. Tất cả A,B,C,D,E,F

Câu 8: Một đoạn phân tử ADN có 120 chu kỳ xoắn. Số nuclêôtit trên đoạn ADN đó là:
A. 1200 nuclêôtit
B. 1500 nuclêôtit
C. 2400 nulcêôtit
D. 2600 nuclêôtit

Câu 9: Ở gà có 2n = 78. Có 1 tế bào sinh dưỡng của gà nguyên phân 5 lần liên tiếp. Tổng số tế bào con tạo thành khi lần nguyên phân cuối cùng đang ở kỳ sau là:
A. 8
B. 16
C. 32
D. 64

Câu 10: Có 5 hợp tử của gà (2n = 78), đều nguyên phân 5 lần bằng nhau. Số NST môi trường đã cung cấp cho 5 hợp tử nguyên phân là:
A. 5850 NST
B. 1560 NST
C. 12090 NST
D. 12480 NST

Câu 11: Một gen có chiều dài 10200 A[SUP]0[/SUP], số lượng nuclêôtit loại A là 1200. Số lượng liên kết hiđrô có trong gen đó là?
A. 7200
B. 600
C. 7800
D. 3600

Câu 12: Dạng đột biến nào sau đây là rất quý trong chọn giống cây trồng nhằm tạo ra những giống năng suất cao, phẩm chất tốt hoặc không hạt.
A. Đột biến gen
B. Đột biến đa bội
C. Đột biến dị bội
D.Thể tam nhiễm

II/ Phần tự luận:

Câu 1: (2.5 điểm)

a. Phân biệt hai quá trình nguyên phân và giảm phân trong tế bào của sinh vật? Nêu ý nghĩa của nguyên phân, giảm phân và thụ tinh?

b. So sánh bộ NST lưỡng bội với bộ NST đơn bội?

c. Nêu điểm khác nhau giữa cơ thể đa bội với cơ thể lưỡng bội?

Câu 2: (0.5 điểm)

Hãy giải thích vì sao 2 ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống hệt ADN mẹ?

Câu 3: ( 2.5 điểm)

Ở ruồi Giấm, màu thân do một loại gen nằm trên NST thường qui định. Khi theo dõi quá trình sinh sản của một cặp ruồi thân xám (một đực, một cái) thì thấy đàn con của chúng có cả ruồi thân xám lẫn ruồi thân đen.

a. Hãy xác định tính trạng trội, lặn ở ruồi giấm.

b. Nếu đàn ruồi con nói trên gồm 620 con thì số ruồi con mỗi loại là bao nhiêu? Giả sử số ruồi con trên thực tế bằng số ruồi con trên lý thuyết.

c. Cho một ruồi đực giao phối với 3 ruồi cái A, B, C.
- Với ruồi cái A thu được toàn ruồi thân xám.
- Với ruồi cái B thu được tỉ lệ 1 ruồi thân xám : 1 ruồi thân đen.
- Với ruồi cái C thu được tỉ lệ 3 ruồi thân xám : 1 ruồi thân đen.

Hãy cho biết kiểu gen của ruồi đực và 3 ruồi cái.

Câu 4: (1.5 điểm)

Có một quần xã sinh vật gồm các loài sinh vật sau: Vi sinh vật, dê, gà, cáo, hổ,, cỏ, thỏ.

a. Xây dựng các chuỗi thức ăn có thể có trong quần xã sinh vật nêu trên.

b. Phân tích mối quan hệ giữa hai quần thể của hai loài sinh vật trong quần xã sinh vật trên, từ đó cho biết thế nào là hiện tượng khống chế sinh học và ý nghĩa của khống chế sinh học.
---- Hết ----
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Phần đề đầu
1b 2,4,5,7,10( em chưa học đến) 3c 6(e nhờ anh giải thích giùm) 8a 9a
Tự luận: em học mấy phần tương tác gen vs em nghiên cứu thêm mấy cái xác suất( phần này em yếu nhứt ) đã hjx
cấu 3 theo như em mới biết thì là phẩn xạ có điều kiền hình thành trong quá trình sống chứ em cũng không biết chương trình trên gọi là gì. phiên anh giải đáp đê đâu giúp em
 
đê 2
trắc nghiệm: 1a, 2-1, 3-3, 4a, 5d, 6c, 4f, 8c, 9b, 10c, 11c, 12b
tự luận:
1: a)*giống nhau:
- đều là sự phân bào có sự thành lập thoi vô sắc, nhân phân chia trước, tế bào chất phân chia sau.- đều có sự nhân đôi của NST(thực chất là sự tự nhân đôi của ADN) ở kì trung gian.[FONT=arial, helvetica, sans-serif] - đều trải qua các kì phân bào tương tự nhau, diễn biến xảy ra ở các giai đoạn tương tự nhau: NST đóng xoắn, trung thể tách làm đôi, thoi vô sắc được hình thành, màng nhân tiêu biến, NST tập trung và di chuyển về hai cực của tế bào, màng nhân tái lập, NST tháo xoắn, tế bào chất phân chia.[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif] *khác nhau: nơi diễn ra, từng kì, số lần phân bào, kết quả( cái này trên mạng nhìu)[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]
b) +lưỡng bội:
[/FONT]NST tồn tại thành từng cặp tương đồng hoặc tương đồng không hoàn toàn. Mỗi cặp NST gồm 2NST đơn có nguồn gốc khác nhau
Gen trên NST tồn tại thành từng cặp alen
Tồn tại ở tế bào sinh dưỡng và mô tế bào sinh dục nguyên thủy

+đơn bội:

Chỉ tồn tại thành từng chiếc và xuất phát từ một nguồn gốc
Gen tồn tại thành từng chiếc có nguồn gốc xuất phát từ bố hoặc mẹ
Tồn tại trong tế bào giao tử
c) * thế đa bội là cơ thể có số lượng NST là bội số của n(khác 2), cac hoạt động diễn ra mạng mẽ( cần có phân tích thêm )
* thể lưỡng bội là thể có các hoạt động sinh lí diễn ra bình thường( cần có phân tích thêm )
2: trình bày quá trình tự sao và rút ra 2 nguyên tắc( bổ sung, bán bảo toàn, khuôn mẫu)
3:a) P xám mà sinh con có đen => đen lặn(a) và xám trội(A)
b) P xám sinh con có đen => p có kg Aa x Aa=> con 3 xám : 1 đen > xám= 465 con; den =155 con
c) đực với C có con tỉ lệ 3:1 => P Aa x Aa
đực với B 1 1= má đực Aa => B có kg aa
đực vs A đồng hợp xám => A có kg AA
4: em làm sơ qua đc 8 chuỗi còn mấy khái niệm kia có trong sách rùi.
 
Đề 1 (tạm như vậy)
Trắc nghiệm
Câu 1 : Đáp án B
Câu 2 : Đáp án C
Câu 3 : Đáp án C
Câu 4 : Đáp án C
Câu 5 : Đáp án C
Câu 6 : Đáp án B.
Số Loại NST X là : 5 x 2 = 10. Số loại XX ( kiểu gen ở QT cái) là C[SUP]2[/SUP][SUB]10[/SUB]+ 10= 55 ( hoặc (10.11)/2 =55 )
Số loại NST X là 10. Số loại NST Y là 3. Số loại XY là 10 x 3 = 30
Số loại KG trong QT là 55 + 30 = 85
Câu 7 : Đáp án D.
Câu 8 : Đáp án A
Câu 9 : Đáp án A
Câu 10 : Đáp án B
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top