Trả lời chủ đề

CÁC DẠNG BÀI TẬP DI TRUYỀN QUẦN THỂ





            Dạng 1: Tính tần số các alen trong trường hợp trội không hoàn toàn  và đông trội.


Ví dụ: Trong một quần thể 500 người, có 100 người mang nhóm  máu M (MM), 250 là MN và 150 là N (NN). Hãy tính tần số các alen M và  N.


Ta có thể tính tần số các alen trực tiếp dựa vào số lượng alen từ các  cá thể (Cách 1) hoặc gián tiếp dựa vào tần số kiểu gen (Cách 2) như sau:

Cách  1:


Gọi p và q là tần số tương ứng của các alen M và N (p+q =1), ta  có:


p = [(100 x 2) + 250]/(500 x 2) = 0,45


q = [(150 x 2) +  250]/(500 x 2) = 0,55 hay q =1-p = 1- 0,45 = 0,55


Cách 2:


Trước  tiên tính tần số mỗi kiểu gen, ta được:


f(MM) = 100/500 =  0,2


f(MN) = 250/500 = 0,5


f(NN) = 150/500 = 0,3


Aïp dụng  công thức tính tần số alen bằng tần số thể đồng hợp cộng một nửa tần số thể dị  hợp, với ký hiệu trên, ta có:


p = 0,2 + 1/2(0,5) = 0,45


q = 0,3 +  1/2(0,5) = 0,55


Dạng 2: Nếu một quần thể ở trạng thái cân bằng, tỷ lệ  phân bố các kiểu gen trong quần thể sẽ là:

\[p^{2}+ 2pq + q^{2}\]


Ví dụ : Trong một quần  thể người tần số alen lặn rh (rhesus) là q = 0,15. Hỏi tần số các kiểu gen kỳ  vọng ở trạng thái cân bằng như thế nào ?


Vì p + q = 1, nên p = 1 - q = 1  - 0,15 = 0,85. Khi đó ta tính được tần số kỳ vọng của các kiểu gen như  sau:


 \[0,85^{2}RhRh + 2 (0,85)(0,15) Rhrh  +0,15^{2}rhrh = 0,7225 RhRh + 0,255 Rhrh  + 0,0225rhrh\]



Nguồn: sưu tầm*



Xem thêm


Bài tập di truyền quần thể


Top