Xoanvpccnh165
Member
- Xu
- 4,512
Thế chấp tài sản để vay tiền như thế chấp nhà đất, ô tô, xe máy rất phổ biến. Thông thường người dân sẽ thế chấp nhà đất tại ngân hàng, nhưng không ít người thắc mắc rằng cá nhân có được nhận thế chấp Sổ đỏ, ô tô, xe máy không?
Giải thích cách gọi:
- Thế chấp Sổ đỏ là cách người dân thường gọi để chỉ việc thế chấp quyền sử dụng đất, nhà ở để vay tiền.
- Sổ đỏ, Sổ hồng là cách gọi phổ biến của người dân; tùy vào từng thời kỳ mà Sổ đỏ, Sổ hồng có tên gọi pháp lý khác nhau. Từ ngày 10/12/2009 đến nay, khi đủ điều kiện thì người sử dụng đất sẽ được cấp Giấy chứng nhận theo mẫu chung của Bộ Tài nguyên và Môi trường với tên gọi pháp lý là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận).
1. Cá nhân có được nhận thế chấp Sổ đỏ?
Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thế chấp tài sản như sau:
“1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).
2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp”
Theo đó, thế chấp là việc bên thế chấp dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ (chủ yếu là để bảo đảm cho khoản vay) và không giao tài sản cho bên nhận thế chấp. Bộ luật Dân sự 2015 không có quy định “đích danh” là ai được nhận thế chấp.
Ngoài ra, tại điểm g khoản 1 Điều 37 Đất đai 2024 định cá nhân có quyền:
“Thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, tại tổ chức kinh tế khác hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật;”
Như vậy, tổ chức, cá nhân có quyền nhận thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và các tài sản khác như ô tô, xe máy nhưng không có quyền thế chấp/nhận thế chấp Sổ đỏ.
2. Thế chấp nhà đất bắt buộc phải đăng ký
Căn cứ khoản 1 Điều 319 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng thế chấp tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Riêng đối với việc thế chấp quyền sử dụng đất thì tại điểm k, điểm p khoản 1 Điều 133 Luật Đất đai 2024 đã quy định thực hiện thủ tục đăng ký biến động như sau:
1. Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà có thay đổi sau đây:
...;
k) Thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận; thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai; bản án, quyết định của Tòa án, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành; quyết định hoặc phán quyết của Trọng tài thương mại Việt Nam về giải quyết tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại liên quan đến đất đai; văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật;
...;
p) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện quyền thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
Như vậy, thủ tục đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Sổ đỏ mà có thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ.
Theo đó, việc thế chấp quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai.
3. Nghĩa vụ của các bên khi thế chấp
* Nghĩa vụ của bên thế chấp
Điều 320 Bộ luật Dân sự 2015 quy định rõ nghĩa vụ của bên thế chấp như sau:
- Giao giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác.
- Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp.
- Áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục, kể cả phải ngừng việc khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu do việc khai thác đó mà tài sản thế chấp có nguy cơ mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.
- Khi tài sản thế chấp bị hư hỏng thì trong một thời gian hợp lý bên thế chấp phải sửa chữa hoặc thay thế bằng tài sản khác có giá trị tương đương, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp.
- Giao tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp để xử lý khi thuộc một trong các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm sau:
Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.
Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.
- Thông báo cho bên nhận thế chấp về các quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp, nếu có; trường hợp không thông báo thì bên nhận thế chấp có quyền hủy hợp đồng thế chấp tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp.
- Không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật (riêng đối với trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất, nhà ở, ô tô, xe máy thì không được bán).
* Nghĩa vụ của bên nhận thế chấp
Căn cứ Điều 322 Bộ luật Dân sự 2015, bên nhận thế chấp có nghĩa vụ như sau:
- Trả các giấy tờ cho bên thế chấp sau khi chấm dứt thế chấp đối với trường hợp các bên thỏa thuận bên nhận thế chấp giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp.
- Thực hiện thủ tục xử lý tài sản thế chấp theo đúng quy định.
Kết luận: Tổ chức, cá nhân có được nhận thế chấp quyền sử dụng đất, nhà ở, ô tô, xe máy (không nhận thế chấp Sổ đỏ vì Sổ đỏ không phải là tài sản). Khác với cầm cố, khi nhận thế chấp ô tô, xe máy thì bên nhận thế chấp có quyền xử lý tài sản bảo đảm theo một số hình thức do các bên thỏa thuận như tự bán tài sản, bán đấu giá,…trường hợp không có thỏa thuận thì có quyền bán đấu giá.
Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Cá nhân có được nhận thế chấp Sổ đỏ, ô tô, xe máy? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
Giải thích cách gọi:
- Thế chấp Sổ đỏ là cách người dân thường gọi để chỉ việc thế chấp quyền sử dụng đất, nhà ở để vay tiền.
- Sổ đỏ, Sổ hồng là cách gọi phổ biến của người dân; tùy vào từng thời kỳ mà Sổ đỏ, Sổ hồng có tên gọi pháp lý khác nhau. Từ ngày 10/12/2009 đến nay, khi đủ điều kiện thì người sử dụng đất sẽ được cấp Giấy chứng nhận theo mẫu chung của Bộ Tài nguyên và Môi trường với tên gọi pháp lý là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận).
1. Cá nhân có được nhận thế chấp Sổ đỏ?
Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thế chấp tài sản như sau:
“1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).
2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp”
Theo đó, thế chấp là việc bên thế chấp dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ (chủ yếu là để bảo đảm cho khoản vay) và không giao tài sản cho bên nhận thế chấp. Bộ luật Dân sự 2015 không có quy định “đích danh” là ai được nhận thế chấp.
Ngoài ra, tại điểm g khoản 1 Điều 37 Đất đai 2024 định cá nhân có quyền:
“Thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, tại tổ chức kinh tế khác hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật;”
Như vậy, tổ chức, cá nhân có quyền nhận thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và các tài sản khác như ô tô, xe máy nhưng không có quyền thế chấp/nhận thế chấp Sổ đỏ.
2. Thế chấp nhà đất bắt buộc phải đăng ký
Căn cứ khoản 1 Điều 319 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng thế chấp tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Riêng đối với việc thế chấp quyền sử dụng đất thì tại điểm k, điểm p khoản 1 Điều 133 Luật Đất đai 2024 đã quy định thực hiện thủ tục đăng ký biến động như sau:
1. Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà có thay đổi sau đây:
...;
k) Thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận; thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai; bản án, quyết định của Tòa án, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành; quyết định hoặc phán quyết của Trọng tài thương mại Việt Nam về giải quyết tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại liên quan đến đất đai; văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật;
...;
p) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện quyền thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
Như vậy, thủ tục đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Sổ đỏ mà có thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ.
Theo đó, việc thế chấp quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai.
3. Nghĩa vụ của các bên khi thế chấp
* Nghĩa vụ của bên thế chấp
Điều 320 Bộ luật Dân sự 2015 quy định rõ nghĩa vụ của bên thế chấp như sau:
- Giao giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác.
- Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp.
- Áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục, kể cả phải ngừng việc khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu do việc khai thác đó mà tài sản thế chấp có nguy cơ mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.
- Khi tài sản thế chấp bị hư hỏng thì trong một thời gian hợp lý bên thế chấp phải sửa chữa hoặc thay thế bằng tài sản khác có giá trị tương đương, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp.
- Giao tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp để xử lý khi thuộc một trong các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm sau:
Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.
Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.
- Thông báo cho bên nhận thế chấp về các quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp, nếu có; trường hợp không thông báo thì bên nhận thế chấp có quyền hủy hợp đồng thế chấp tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp.
- Không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật (riêng đối với trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất, nhà ở, ô tô, xe máy thì không được bán).
* Nghĩa vụ của bên nhận thế chấp
Căn cứ Điều 322 Bộ luật Dân sự 2015, bên nhận thế chấp có nghĩa vụ như sau:
- Trả các giấy tờ cho bên thế chấp sau khi chấm dứt thế chấp đối với trường hợp các bên thỏa thuận bên nhận thế chấp giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp.
- Thực hiện thủ tục xử lý tài sản thế chấp theo đúng quy định.
Kết luận: Tổ chức, cá nhân có được nhận thế chấp quyền sử dụng đất, nhà ở, ô tô, xe máy (không nhận thế chấp Sổ đỏ vì Sổ đỏ không phải là tài sản). Khác với cầm cố, khi nhận thế chấp ô tô, xe máy thì bên nhận thế chấp có quyền xử lý tài sản bảo đảm theo một số hình thức do các bên thỏa thuận như tự bán tài sản, bán đấu giá,…trường hợp không có thỏa thuận thì có quyền bán đấu giá.
Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Cá nhân có được nhận thế chấp Sổ đỏ, ô tô, xe máy? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: ccnguyenhue165@gmail.com