BẠN THAM KHẢO BÀI NÀY NHA\\
Vị trí của quy luật: Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lặp là 1 trong 3 quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. Quy luật có vị trí đặc biệt quan trọng, nó chỉ ra nguồn gốc, động lực của sự vận động phát triển của sự vật, hiện tượng.
* Khái niệm mặt đối lập, mâu thuẫn
- Mặt đối lập là một phạm trù dùng để chỉ những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
+ Sự tồn tại các mặt đối lập là KQ và là phổ biến trong tất cả các SV.
+ Các mặt đối lập nằm trong sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau tạo thành mâu thuẫn biện chứng.
- Mâu thuẫn biện chứng là khái niệm dùng để chỉ sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau giữa các mặt đối lập.
Sự tác động, liên hệ này là trong sự thống nhất , trong một sự vật, hiện tượng, một quá trình.
Theo quan điểm của phép biện chứng duy vật thì mâu thuẫn là khách quan và phổ biến của mọi sự vật hiện tượng của thế giới
.
+ Mâu thuẫn biện chứng mang tính khách quan : nó là cái vốn có trong SVHT, là bản chất chung của các SVHT. Vì tất cả mọi sự vật, hiện tượng của thế giới đều được tạo thành từ những bộ phận, mang nhiều thuộc tính khác nhau, trong các yếu tố cấu thành sự vật, hay trong số các thuộc tính của sự vật đó không chỉ có sự khác nhau mà còn đối lập, trái ngược nhau.
+ Mâu thuẫn biện chứng mang tính phổ biến vì nó tồn tại trong tất cả mọi SVHT, mọi giai đoạn, mọi quá trình; tồn tại trong cả tự nhiên, xã hội và tư duy.
Như vậy: Mâu thuẫn bao gồm sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.
* Nội dung cơ bản của quy luật
- Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập:
Thống nhất của các mặt đối lập
Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự ràng buộc, phụ thuộc, quy định lẫn nhau, nương tựa vào nhau của các MĐL, sự tồn tại của mặt đối lặp này phải lấy sự tồn tại của mặt đối lập kia làm tiền đề.
Đấu tranh của các MĐL
Tồn tại trong thể thống nhất, hai mặt đối lập luôn luôn tác động qua lại với nhau, “đấu tranh” với nhau.
Đấu tranh giữa các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ, phủ định lẫn nhau giữa các mặt đối lập.
Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lặp có quan hệ chặt chẽ với nhau
Thống nhất gắn liền với sự đứng im, với sự ổn định tạm thời và là điều kiện của đấu tranh.
Vì mỗi sự vật chỉ tồn tại trong một không gian, thời gian nhất định. Tính tương đối của sự thống nhất quy định trạng thái đứng im tương đối của vật chất vận động. Sự thống nhất của các mặt đối lập có ý nghĩa là sự “phù hợp”, “đồng nhất”, “tác động ngang nhau” của các mặt đối lặp. Nhờ sự thống nhất mà các mặt đối lập còn quan hệ với nhau, cùng tồn tại trong sự vật, khiến sự vật chưa bị phá vỡ, chưa biến thành cái khác. Cũng nhờ sự thống nhất ấy mà các mặt đối lập xâm nhập vào nhau và mới có điều kiện để đấu tranh, bài trừ, chuyển hoá lẫn nhau.
Đấu tranh gắn liền với tính tuyệt đối của sự vận động và phát triển.
Đấu tranh là tuyệt đối vì nó diễn ra liên tục không bao giờ ngừng trong suốt quá trình tồn tại của các MĐL. Mặt khác, trong thống nhất vẫn có đấu tranh.
- Phát triển là sự đấu tranh của các mặt đối lập
Sự phát triển của SVHT gắn liền với quá trình hình thành, phát triển và giải quyết mâu thuẫn.
Đấu tranh của các mặt đối lập là một quá trình diễn ra từ thấp lên cao bao gồm nhiều giai đoạn:
• GĐI: lúc đầu mới xuất hiện mâu thuẫn chỉ là sự khác nhau căn bản, nhưng theo khuynh hướng trái ngược nhau.
• GĐII: sự khác nhau đó ngày càng phát triển và đi tới đối lập, hai mặt đối lập của mâu thuẫn đấu tranh gay gắt và xung đột với nhau.
• GĐIII: khi hai mặt đối lập xung đột đỉnh điểm, mâu thuẫn chín muồi chúng sẽ chuyển hoá lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết.
- Đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của sự phát triển
Sự vật là thể thống nhất các MĐL, thể thống nhất này còn tồn tại thì sự vật còn tồn tại . Đấu tranh của các MĐL làm cho thể thống nhất cũ bị phá vỡ, thể thống nhất mới được xác lập, sự vật phát triển. Thể hiện:
Khi sự đấu tranh của các MĐL lên đến đỉnh điểm - mâu thuẫn được giải quyết. Khi mâu thuẫn được giải quyết sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời. Trong sụ vật mới ra đời lại bao hàm mâu thuẫn mới, mâu thuẫn mới lại được triển khai giải quyết làm cho sự vật mới luôn luôn xuất hiện thay thế sự vật cũ.
Với ý nghĩa đó đấu tranh giải quyết mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng của giới tự nhiên, xã hội và tư duy.
VD: •Trong xã hội PK : >< ĐCPK & TS-> XHTB xuất hiện
TB: >< TS & VS -> XHXHCN xuất hiện
•Trong nhận thức: thường xuyên có sự đấu tranh giữa nhu cầu hiểu biết và khả năng hiểu biết, giữa hiểu biết đúng và hiểu biết sai, giữa chân lý và sai lầm.. Chính sự đ.tranh này làm cho nhận thức loài người được nâng cao.
• Sự tiến hóa của các giống loài không thể có nếu không có sự đấu tranh của các yếu tố di truyền và biến dị.
- Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật:
+ Mâu thuẫn tồn tại khách quan trong sự vật nên phải biết phát hiện mâu thuẫn và tìm cách giải quyết mâu thuẫn phù hợp tạo sự phát triển.
+ Chỉ ra được mâu thuẫn trong học tập hiện nay và mâu thuẫn trong công tác sau này, phương hướng giải quyết các mâu thuẫn đó.