Cả nhà cho em hỏi 1 chút về MỞ ĐẦU của bài tiểu luận kinh tế chính trị em đang làm với ạ. Em cảm ơn!

Huyền $

New member
Xu
0
Đề tài của em là Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.
Nhưng phần mở đầu em vẫn chưa biết làm sao để nêu rõ MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA của việc nghiên cứu trong vòng 1 trang a4, cả nhà vào chỉnh giúp em với ạ! Em cảm ơn nhiều!
Đây là mở đầu em viết nháp:

" A. LỜI MỞ ĐẦU
Tiếp theo giai đoạn cạnh tranh tự do, chủ nghĩa tư bản phát triển lên giai đoạn cao hơn là giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền và sau đó là chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Thực chất, đây là những nấc thang mới trong quá trình phát triển và điều chỉnh của chủ nghĩa tư bản về cả lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất để thích ứng với những biến động mới trong tình hình kinh tế - chính trị thế giới cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX cho đến nay.
Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, bước phát triển tiếp theo của chủ nghĩa tư bản độc quyền, sinh ra trong Chiến tranh thế giới I, sau là Anh, Pháp, Mỹ và trở thành phổ biến từ sau Chiến tranh thế giới II đến nay. Có thể thấy, những đặc điểm kinh tế của nó đang trở thành đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa tư bản đương đại.
Ở Việt Nam, từ sau đại hội VI năm 1986 của Đảng, chúng ta đã thực hiện chính sách mở cửa, mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong bối cảnh toàn cầu hoàn diễn ra mạnh mẽ, khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, kinh tế công nghiệp đang chuyển dần sang kinh tế tri thức, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, chúng ta đã vận dụng rất linh hoạt, thành công những lí luận về chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước trong việc điều hành nền kinh tế, xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần.
Vì vậy, dưới góc độ một bài tiểu luận, em xin trình bày bản chất và những biểu hiện của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, ý nghĩa của phương pháp luận trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay.
Do tầm hiểu biết còn hạn chế nên những tìm hiểu, nghiên cứu của em không tránh khỏi những thiếu sót, chưa phân tích sâu sắc vấn đề, và đây là bài tiểu luận khoa học đầu tiên, vì vậy em kính mong nhận được sự chỉ bảo và giúp đỡ của các thầy cô bộ môn để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn."

TKs so much :encouragement:
 
Đề tài của em là Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.

Viết tiểu luận là làm theo từng phần tùng chương mà bạn,
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
À phải có 1 phần mở đầu nêu rõ vấn đề định nghiên cứu, mục đích và ý nghĩa của việc nghiên cứu ấy bạn. :D
Mình thấy trong phần hướng dẫn làm bài tiểu luận cô yêu cầu như thế. :-s
 
À phải có 1 phần mở đầu nêu rõ vấn đề định nghiên cứu, mục đích và ý nghĩa của việc nghiên cứu ấy bạn. :D
Mình thấy trong phần hướng dẫn làm bài tiểu luận cô yêu cầu như thế. :-s

hjhj Bạn tham khảo bài luận văn tiểu luận này nhá, ý cô giáo của bạn là như vậy đó bạn,

Tải xem TẠI ĐÂY

Xem thêm
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Bạn ơi, sao mình ko xem được nhỉ? Hic

Hay bạn sửa luôn dùm mình phần mở mà mình đã viết ở trên với. Hic. Mình ngu cái này kinh khủng!
 
Bạn ơi, sao mình ko xem được nhỉ? Hic

Hay bạn sửa luôn dùm mình phần mở mà mình đã viết ở trên với. Hic. Mình ngu cái này kinh khủng!

Tớ xem và load về bình thường mà bạn, bạn load về xem nha

Bài của bạn HuyNam chỉ tham khảo quy trình làm thôi bạn, chứ không phải giống bài của bạn đâu, ý bạn ý muốn nói là 1 bài tiểu luận thì có 1 số bước như vậy bạn àh,


Bạn thử xem góp của của mình nhá

Chủ nghĩa tư bản là một hình thái kinh tế - xã hội phát triển cao của xã hội loài người, xuất hiện đầu tiên tại châu Âu phôi thai và phát triển từ trong lòng xã hội phong kiến châu Âu và chính thức được xác lập như một hình thái xã hội tại Anh và Hà Lan ở thế kỷ thứ 18. Sau cách mạng Pháp cuối thế kỷ 18 hình thái chính trị của nhà nước tư bản chủ nghĩa dần dần chiếm ưu thế hoàn toàn tại châu Âu và loại bỏ dần hình thái nhà nước của chế độ phong kiến, quý tộc. Và sau này hình thái chính trị - kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa lan ra khắp châu Âu và thế giới.

Tiếp theo sau giai đoạn cạnh tranh tự do, chủ nghĩa tư bản phát triển lên đến giai đoạn cao hơn đó là chủ nghĩa tư bản độc quyền và sau đó là chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Giai đoạn độc quyền là sự kế tục trực tiếp giai đoạn tự do cạnh tranh trong cùng một phương thức sản xuất TBCN.

Đây là những nấc thang mới trong quá trình phát triển và điều chỉnh của chủ nghĩa tư bản về cả lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất để thích ứng với những biến động trong tình hình thế giới từ cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX cho đến nay. Để hiểu hơn về vấn đề này, chúng ta sẽ đi nghiên cứu đề tài:

'' Chủ nghĩa tư bản độc quyền là giai đoạn phát triển cao của chư nghĩa tư bản tự do cạnh tranh,mà giai đoạn tột cùng của nó là chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước "
 
mình cảm ơn bạn! À bạn ơi, vấn đề mình nghiên cứu là "bản chất và những biểu hiện của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, ý nghĩa của phương pháp luận trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay" , thật sự mình vẫn ko nhét được cái mục đích và ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này vào đâu. hic. Mà cô yêu cầu phải có trong phần mở đầu của tiểu luận: Vđe nghiên cứu, mục đích, ý nghĩa của việc nghiên cứu! bạn đọc cái mở trên của mình rồi thử bớt chút tgian viết lại dùm mình với. TKs ban nhiều nhiều!!!
 
Đề tài của em là Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.
Nhưng phần mở đầu em vẫn chưa biết làm sao để nêu rõ MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA của việc nghiên cứu trong vòng 1 trang a4, cả nhà vào chỉnh giúp em với ạ! Em cảm ơn nhiều!
Đây là mở đầu em viết nháp:

" A. LỜI MỞ ĐẦU
Tiếp theo giai đoạn cạnh tranh tự do, chủ nghĩa tư bản phát triển lên giai đoạn cao hơn là giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền và sau đó là chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Thực chất, đây là những nấc thang mới trong quá trình phát triển và điều chỉnh của chủ nghĩa tư bản về cả lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất để thích ứng với những biến động mới trong tình hình kinh tế - chính trị thế giới cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX cho đến nay.
Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, bước phát triển tiếp theo của chủ nghĩa tư bản độc quyền, sinh ra trong Chiến tranh thế giới I, sau là Anh, Pháp, Mỹ và trở thành phổ biến từ sau Chiến tranh thế giới II đến nay. Có thể thấy, những đặc điểm kinh tế của nó đang trở thành đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa tư bản đương đại.
Ở Việt Nam, từ sau đại hội VI năm 1986 của Đảng, chúng ta đã thực hiện chính sách mở cửa, mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong bối cảnh toàn cầu hoàn diễn ra mạnh mẽ, khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, kinh tế công nghiệp đang chuyển dần sang kinh tế tri thức, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, chúng ta đã vận dụng rất linh hoạt, thành công những lí luận về chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước trong việc điều hành nền kinh tế, xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần.
Vì vậy, dưới góc độ một bài tiểu luận, em xin trình bày bản chất và những biểu hiện của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, ý nghĩa của phương pháp luận trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay.
Do tầm hiểu biết còn hạn chế nên những tìm hiểu, nghiên cứu của em không tránh khỏi những thiếu sót, chưa phân tích sâu sắc vấn đề, và đây là bài tiểu luận khoa học đầu tiên, vì vậy em kính mong nhận được sự chỉ bảo và giúp đỡ của các thầy cô bộ môn để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn."

TKs so much :encouragement:

Lời giới thiệu vậy là ổn rùi bạn,

Mình góp ý với bạn thêm nha

1. Nguyên nhân hình thành và phát triển chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước

Đầu thế kỷ XX, V.I. Lênin đã chỉ rõ: Chủ nghĩa tư bản độc quyền chuyển thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là khuynh hướng tất yếu. Nhưng chỉ đến những năm 50 của thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước mới trở thành một thực thể rõ ràng và là một đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa tư bản hiện đại.

Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước ra đời do những nguyên nhân chủ yếu sau đây:

Một là: tích tụ và tập trung tư bản càng lớn thì tích tụ và tập trung sản xuất càng cao, do đó đẻ ra những cơ cấu kinh tế to lớn đòi hỏi một sự điều tiết xã hội đối với sản xuất và phân phối, một sự kế hoạch hoá tập trung từ một trung tâm. Nói cách khác, sự phát triển hơn nữa của trình độ xã hội hoá lực lượng sản xuất đã dẫn đến yêu cầu khách quan là nhà nước phải đại biểu cho toàn bộ xã hội quản lý nền sản xuất. Lực lượng sản xuất xã hội hoá ngày càng cao càng mâu thuẫn gay gắt với hình thức chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, do đó tất yếu đòi hỏi một hình thức mới của quan hệ sản xuất để lực lượng sản xuất có thể tiếp tục phát triển trong điều kiện còn sự thống trị của chủ nghĩa tư bản. Hình thức mới đó là chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.

Hai là, sự phát triển của phân công lao động xã hội đã làm xuất hiện một số ngành mà các tổ chức độc quyền tư bản tư nhân không thể hoặc không muốn kinh doanh vì đầu tư lớn, thu hồi vốn chậm và ít lợi nhuận, nhất là các ngành thuộc kết cấu hạ tầng như năng lượng, giao thông vận tải, giáo dục, nghiên cứu khoa học cơ bản… Nhà nước tư sản trong khi đảm nhiệm kinh doanh các ngành đó, tạo điều kiện cho các tổ chức độc quyền tư nhân kinh doanh các ngành khác có lợi hơn.

Ba là, sự thống trị của độc quyền đã làm sâu sắc thêm sự đối kháng giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản và nhân dân lao động. Nhà nước phải có những chính sách để xoa dịu những mâu thuẫn đó như trợ cấp thất nghiệp, điều tiết thu nhập quốc dân, phát triển phúc lợi xã hội…
Bốn là, cùng với xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế, sự bành trướng của các liên minh độc quyền quốc tế vấp phải những hàng rào quốc gia dân tộc và xung đột lợi ích với các đối thủ trên thị trường thế giới. Tình hình đó đòi hỏi phải có sự điều tiết các quan hệ chính trị và kinh tế quốc tế, trong đó không thể thiếu vai trò của nhà nước.

Ngoài ra, việc thi hành chủ nghĩa thực dân mới, cuộc đấu tranh với chủ nghĩa xã hội hiện thực và tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại cũng đòi hỏi sự can thiệp trực tiếp của nhà nước vào đời sống kinh tế.

b) Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước

Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự kết hợp sức mạnh của các tổ chức độc quyền tư nhân với sức mạnh của nhà nước tư sản thành một thiết chế và thể chế thống nhất nhằm phục vụ lợi ích của các tổ chức độc quyền và cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản.

Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là nấc thang phát triển mới của chủ nghĩa tư bản độc quyền (chủ nghĩa đế quốc). Nó là sự thống nhất của ba quá trình gắn bó chặt chẽ với nhau: tăng sức mạnh của các tổ chức độc quyền, tăng vai trò can thiệp của nhà nước vào kinh tế, kết hợp sức mạnh của độc quyền tư nhân với sức mạnh của nhà nước trong một cơ chế thống nhất và bộ máy nhà nước phụ thuộc vào các tổ chức độc quyền.

V.I. Lênin chỉ ra rằng: “Bọn đầu sỏ tài chính dùng một mạng lưới dày đặc những quan hệ lệ thuộc để bao trùm hết thảy các thiết chế kinh tế và chính trị… đó là biểu hiện rõ rệt nhất của sự độc quyền ấy”1. Trong cơ cấu của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, nhà nước đã trở thành một tập thể tư bản khổng lồ. Nó cũng là chủ sở hữu những xí nghiệp, cũng tiến hành kinh doanh, bóc lột lao động làm thuê như một nhà tư bản thông thường. Nhưng điểm khác biệt là ở chỗ: ngoài chức năng một nhà tư bản thông thường, nhà nước còn có chức năng chính trị và các công cụ trấn áp xã hội như quân đội, cảnh sát, nhà tù… Ph. Ăngghen cũng cho rằng nhà nước đó vẫn là nhà nước của các nhà tư bản, là nhà tư bản tập thể lý tưởng và nhà nước ấy càng chuyển nhiều lực lượng sản xuất thành tài sản của nó bao nhiêu thì nó lại càng biến thành nhà tư bản tập thể thực sự bấy nhiêu.
Như vậy, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là một quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội chứ không phải là một chính sách trong giai đoạn độc quyền của chủ nghĩa tư bản.

Bất cứ nhà nước nào cũng có vai trò kinh tế nhất định đối với xã hội mà nó thống trị, song ở mỗi chế độ xã hội, vai trò kinh tế của nhà nước có sự biến đổi thích hợp đối với xã hội đó. Các nhà nước trước chủ nghĩa tư bản chủ yếu can thiệp bằng bạo lực và theo lối cưỡng bức siêu kinh tế. Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, nhà nước tư sản ở bên trên, bên ngoài quá trình kinh tế, vai trò của nhà nước chỉ dừng lại ở việc điều tiết bằng thuế và pháp luật. Ngày nay vai trò của nhà nước tư sản đã có sự biến đổi, không chỉ can thiệp vào nền sản xuất xã hội bằng thuế, luật pháp mà còn có vai trò tổ chức và quản lý các xí nghiệp thuộc khu vực kinh tế nhà nước, điều tiết bằng các biện pháp đòn bẩy kinh tế vào tất cả các khâu của quá trình tái sản xuất: sản xuất, phân phối, lưu thông, tiêu dùng. Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là hình thức vận động mới của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa nhằm duy trì sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản, làm cho chủ nghĩa tư bản thích nghi với điều kiện lịch sử mới.
2. Những biểu hiện chủ yếu của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước

a) Sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền và nhà nước

b) Sự hình thành và phát triển sở hữu nhà nước

c) Sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản .

Xem thêm


Bạn cứ làm từ từ đề tài này m nó khá dài, chưa hiểu chỗ nào chúng ta cùng tham khảo ok
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top