Ca dao Việt Nam

Hide Nguyễn

Du mục số
CA DAO VIỆT-NAM

Hoài Bảo Anh Thư

Nói đến ca dao là nói đến niềm tự hào của dân tộc mình. Ca dao là văn chương dân gian dã dạng trải qua nhiều thế hệ lịch sử, đã được sinh ra trong những giai đoạn xã hội lúc bấy giờ và lưu truyền cho đến ngày nay. Ít có người biết đến được chính xác các tác giả, dù vậy ca dao đã là vũ khí chống lại những xăm nhập văn hóa trải qua sự đô hộ của nhiều thời đại. Ca dao Việt Nam là thành trì bảo tồn nền văn hóa dân tộc. Những câu ca dao tục ngữ, lời hò, hát dặm, bài vè thường đề cặp đến nhiều khía cạnh khác nhau như xả hội, gia đình, tính ngưỡng, tình yêu, thiên nhiên .v..v . . . Ca dao Việt Nam là một kho tàng vô giá, làm giàu thêm tiếng Mẹ Đẻ, chúng ta nên cố gắng và trang trọng gìn giữ.

Là một người phụ nữ Việt Nam, tôi luôn cố gắng để làm trọn bốn đức tính ‘Công Dung Ngôn Hạnh’ của một người con gái Việt Nam. Bởi vậy, tôi đã xem việc nội trợ rất cần thiết, tôi rất ưa thích học hỏi nấu nướng những món ăn, thực đơn lạ. Ca dao Việt Nam đã chứa đựng rất nhiều thú vị trong việc nội trợ qua các thực đơn mỗi miền.

Bắt đầu từ miền Bắc, tha thiết với món thịt nấu đông cho ba ngày Tết, cũng như những món ăn mà ca dao diễn tả như sau:

Ra đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.
Nhớ ai dãi nắng, dầm sương.
Nhớ ai tát nước bên đường đêm nao!

Và rồi mỗi vùng đều có các món riêng cố hữu:


Chàng đi nhớ cháo làng Ghề.

Nhớ cơm phố Mía, nhớ chè Đông Viên.
Dưa La, ca Láng, nem Báng, tương Bần.
Cua Phụng Pháp, rau muống Hiên Ngang. Hỡi cô thắt lưng bao xanh.
Có về An Phú với anh thì về

An Phú có ruộng tứ bề.
Có ao tắm mát, có nghề mạch nha.


Ca dao Việt Nam thường ghép những món ăn nổi tiếng với những người sành ăn, biết thưởng thức để không uổng công người đầu bếp cũng như đem tình người thêm gần nhau:

Bồng bồng mà nấu canh tôm.
Ăn vào mát ruột, đêm hôm lại bồng.

Sáng ngày bồ dục chấm chanh.

Trưa gỏi cá chấy, tối canh cá chầy.

Nhất trong là giếng làng Hồi.

Nhất báo, nhì bùi là cá rô râu.

Canh cải mà nấu với gừng,

Chẳng ăn thì chớ xin đừng chê bai.

Khế xanh nấu với ốc nhồi,

Tuy nước nó xám nhưng mùi nó ngon.

Canh bầu nấu với cá trê

Ăn vô cho mát mà mê vợ già.

Tôi biết chắc rằng kho tàng ca dao Việt Nam rất bao la cũng như các món ăn, làm sao kể cho hết . . . thôi thì ăn ít mình sẽ thèm muốn thêm hoài hoài vậy. .

Bước vào miền Trung cổ kính, ca dao Việt Nam sẽ giúp chúng ta thưởng thức những món ăn của xứ Cố Đô:

Yến sào Vĩnh Sơn.
Cua gạch Quảng Khê

Sò nghêu Quan Hà
Rượu dâu Thuần Lý

Những ân tình hình như bị bỏ quên mỗi khi nhắc đến món rượu dâu rừng có vị chua chua, ngọt ngọt của miền Trung. Biết bao chàng trai đắm say men rượu thay men tình:

Mang bầu đến quán rượu dâu.
Say sưa quên biết những câu ân tình.


Xứ Huế, đất Đế Đô, đất Thần Kinh không làm sao bỏ quên những câu ca dao bất hủ của các món như:


c gạo Thanh Hà Thơm rượu Hà Trung.
Mắm ruốc Cửa Tùng.

Mắm nêm Chợ Sãi.


Các món ăn theo ca dao cùng nhau vượt núi, vượt đèo Hải Vân:


Nem chả Hòa Vang.
Bánh tổ Hội An.

Khoai lang Trà Kiêu.

Thơm rượu Tam Kỳ.


Với đồi núi cao ngất, biển cả mênh mông, ca dao Việt
Nam lại mang những món hải sản để trao đổi với những rau trái:


Ai về nhắn với họ nguồn.
Mít non gửi xuống cá nguồn gửi lên.

Măng giang nấu với ngạch nguồn.
Đến đây nên phải bán buồn cho vui.

Cá nục nấu với dưa hường.
Lơ mơ có kẻ mất chồng như chơi.
Thương em vì cá trích vè.

Vì rau muống luộc, vì mè trộn măng.


Ca dao ngọt ngào hương vị khi về tới xứ Quảng, Qui Nhơn:

Kẹo gương Thu Xà Mạch nha Thi Phổ.
Muốn ăn bánh ít lá gai

Lấy chồng Bình Định sợ dài đường đi.


Ca dao qua các món sơn hào, hải vị khi bước vào Khánh Hòa:

Yến sào Hòn Nôi.
Vịt lội Ninh Hòa.

Tôm hùm Bình Ba.

Sò huyết
Cam Ranh.
Nai khô Diên Khánh.


Thêm vào những món ăn của miền Trung qua ca dao Việt
Nam còn có các món gỏi:


Chi ngon bằng gỏi cá nhồng.
Chi vui bằng được tin chồng vinh qui.

Trên non túc một hồi còi,

Thương con nhớ vợ, quan đòi phải đi.

Không đi thì sợ quan đòi.
Đi ra thì nhớ cá mòi nấu măng.


Đi ‘dzô’ tới miền
Nam phì nhiêu, cò bay thẳng cánh, ca dao vẫn phong phú:


Biên Hòa có bưởi Thanh Trà Thủ Đức nem nướng,
Điện Bà Tây Ninh.
Bánh tráng Mỹ Long,
bánh phồng Sơn Đốc.
Ba phen quạ nói với diều.
Cù lao Ông chưởng có nhiều cá tôm.

Tháng tư cơm gói ra Hòn.

Muốn ăn trứng Nhạn phải lòn hang Mai.


Ca dao không những qua thực đơn mà còn có những điệu hò ru con của các bà mẹ:


Gió đưa gió đẩy về rẫy ăn còng.
Về sông ăn cá về đồng ăn cua.

Ví bằng con cá nấu canh.

Bỏ tiêu cho ngọt, bỏ hành cho thơm.


Ca dao còn giúp những món rau cải được tăng thêm sư thèm muốn cho người dùng:


Mẹ mong gả thiếp về vườn.
Ăn bông bí luộc, dưa hường nấu canh.

Khoan khoan mổ một con gà

Bí đao xắt nhỏ, tiêu cà bỏ vô.


Cũng như các ông thường thèm chút rượu đi đôi với:


Đốt than nướng cá cho vàng.
Đem tiền mua rượu cho chàng uống chơi.


Món cá kho tiêu của miền
Nam mà tôi học được, rất bình dân cũng lại là món mà tôi thích nhất. Cứ mỗi lần nấu món này, tôi vẫn thường sợ hàng xóm ngửi mùi. (cái mùi rất đặc biệt đối với dân Việt mình nhưng không mấy thân thiện cho người Mỹ!!):


Bậu ra bậu lấy ông câu.
Bậu câu cá bống chặt đầu kho tiêu.

Kho tiêu, kho ớt, kho hành.

Kho ba lượng thịt để dành mà ăn. . .


Sự dồi dào, phong phú của ca dao Việt
Nam qua các thực đơn đã giúp cho việc nội trợ của tôi thêm phần thích thú mỗi khi vô bếp. Hy vọng rằng đã đem lại chút ít hứng thú cho người đọc và mong được bạn đọc chia xẻ những gì thiếu sót, cũng như ca dao Việt Nam
qua những khía cạnh khác như đời sống, gia đình, tình yêu, thiên nhiên v... v

Sưu tầm
 
Ca dao (歌謠) là một từ Hán-Việt, theo từ nguyên, ca là bài hát có chương khúc, giai điệu; dao là bài hát ngắn, không có giai điệu, chương khúc.

Nội dung

* Ca dao phản ánh lịch sử: Ca dao lịch sử không phản ánh hiện tượng lịch sử trong quá trình diễn biến của nó, mà chỉ nhắc đến sự kiện lịch sử để nói lên thái độ, quan điểm nhân dân.
* Phản ánh nếp sống, phong tục, tập quán truyền thống; phản ánh đời sống tình cảm nhân dân; phản ánh đời sống xã hội cũ. Ngoài ra, ca dao còn:
* Chứa đựng tiếng cười trào phúng

Phân loại


* Đồng dao: là thơ ca dân gian truyền miệng trẻ em. Đồng dao được chia thành hai loại: loại gắn với công việc của trẻ em, loại gắn với trò chơi của trẻ em.

Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa đứt cương
Ba vương ngũ đế
...

* Ca dao lao động: là phần lời cốt lõi của dân ca lao động. Những bài ca lao động tồn tại như là một bộ phận của quá trình lao động.

Trời mưa trời gió đùng đùng

Bố con ông Nùng đi gánh phân trâu

Đem về trồng bí trồng bầu

Trồng ngô, trồng lúa, trồng rau, trồng cà.

* Ca dao ru con: Hát ru có từ lâu đời và rất phổ biến, lời hát ru phần nhiều là những câu ca dao có sẵn.

Cái ngủ mày ngủ cho lâu

Mẹ mày đi cấy ruộng sâu chưa về

* Ca dao nghi lễ, phong tục: Trong nhiều bài ca tế thần, các yếu tố trữ tình cũng có mặt, cùng với yếu tố hiện thực, chúng biểu hiện sức mạnh của đời sống hiện thực trong các hình thức sinh hoạt tôn giáo trong nhân dân.
* Ca dao trào phúng, bông đùa

Lỗ mũi mười tám gánh lông

Chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho

Đêm nằm thì ngáy o o

Chồng yêu chồng bảo ngáy cho vui nhà

Đi chợ thì hay ăn quà

Chồng yêu chồng bảo về nhà đỡ cơm

Trên đầu những rác cùng rơm

Chồng yêu chồng bảo hoa thơm rắc đầu.

* Ca dao trữ tình.

Hỡi cô tát nước bên đàng

Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.

Nghệ thuật


* Thể thơ: Ca dao sử dụng nhiều thể thơ khác nhau, thể lục bát rất phổ biến trong ca dao; thể song thất lục bát được sử dụng không nhiều; thể vãn thường gồm một câu có bốn hoặc năm chữ, rất đắc dụng trong đồng dao. Ngoài ra ca dao cũng sử dụng hợp thể là thể thơ gồm từ bốn, năm chữ thường kết hợp với lục bát biến thể.
* Cấu tứ có các loại sau: Cấu tứ theo lối ngẫu nhiên không có chủ đề nhất định; cấu tứ theo lối đối thoại, và cấu tứ theo lối phô diễn về thiên nhiên.

Nguồn:wikipedia.org
 

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top