Bước đầu tìm hiểu tâm lý tội phạm.

Hide Nguyễn

Du mục số
Nguồn gốc của tội ác


Tác giả: Hà Thanh

1. Nguồn gốc của tội ác

LTS: Ngày 21/5/1998, Kipland Kinkel, 15 tuổi, học sinh trường Trung Học Springfield, tiều bang Oregon, đã giết hại bố mẹ đẻ, rồi đến trường với khẩu súng trường bán tự động. Hắn đã bắn chết và bị thương 10 người khác trước khi bị bắt. Đêm 25/5/ 2002, 2 người đàn ông bước vào hiệu ăn Wendy, New York với những khẩu súng ngắn. Chúng bắt tất cả nhân viên trong quán nằm úp mặt xuống sàn và bắn thẳng vào đầu những người vô tội không tấc sắt trong tay, 5 người trong số họ đã chết ngay tại chỗ, 2 tên sát nhân đã bị bắt sau đó vài ngày và lĩnh án tử hình. Tổng số tiền chúng cướp được chỉ vỏn vẹn 2.000 đô la.

Ngày nay, những sự kiện tương tự không khó kiếm trên các mặt báo. Chúng gây sự quan tâm đặc biệt của công chúng. Người ta thường đặt câu hỏi: “Tại sao tội ác lại tồn tại? Điều gì đã gây ra những hành động bạo lực kinh hoàng đó?”

Trong suốt quá trình phát triển của loài người, các nhà xã hội học, nhà nghiên cứu, nhà tâm lý học vẫn không ngừng trăn trở để trả lời những câu hỏi trên. Đã xuất hiện vô vàn những học thuyết về tội ác song thực sự có giá trị thì không nhiều, thậm chí không ít trong số đó mang đậm chất mê tín, duy cảm và bịp bợm.

Những nghiên cứu ban đầu

Năm 1764, giáo sư người Ý, Cesare Beccaria (1738 - 1794) đã viết một cuốn sách nhan đề “Những tiểu luận về tội ác và trừng phạt”. Những kiến giải của ông trong cuốn sách mang tính cách mạng trong ngành tội phạm học. Nó hoàn toàn xa lạ với những học thuyết về tội ác đã ra đời trước đó. Ông cho rằng con người là sinh vật có lý trí và như vậy hành vi của con người là kết quả của một quá trình suy luận logic. Hành vi phạm tội đương nhiên cũng tuân theo quy luật trên. Trên cơ sở đó, ông khẳng định trừng phạt là không bao giờ thừa đối với những kẻ phạm tội, song những biện pháp trừng phạt đó nên được công bố từ trước để những kẻ phạm tội biết chính xác được những gì chúng sẽ phải nhận khi gây tội ác. Nối tiếp tư tưởng của Beccaria là triết gia người Anh Jeremy Bentham (1748 - 1832). Ông đề ra thuyết phép tính khoái lạc.

Theo ông, con người phạm tội bởi họ cho rằng lợi ích mà họ thu được từ hành động phạm tội lớn hơn những gì họ sẽ phải gánh chịu sau này. Ông cũng đề cao hình phạt và cho rằng cần đưa ra những khung hình phạt sao cho người dân thấy được hành động phạm tội của họ không đáng so với cái giá phải trả.

Trong suốt thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, các nhà khoa học đều quy kết yếu tố di truyền chính là căn nguyên của tội ác. Nhiều người cho rằng hành vi phạm tội có liên hệ mật thiết tới các đặc điểm sinh lý của cơ thể. Franz Gall (1758 – 1828) là người đầu tiên trình bày luận điểm này bằng phương pháp khoa học. Ông tin rằng hình dạng của bộ não và hộp sọ có thể cho biết tính cách cũng như quá trình phát triển tâm lý của một người. Theo lý thuyêùt của Gall, trên đầu một người có từ 27 đến 38 khu vực có liên hệ tới những tính cách như hung hăng, thù hận, dối trá hay ham bạo lực... Nếu những vùng đó phát triển hơn mức bình thường, người đó sẽ có xu hướng biểu lộ tính cách mà nó đặc trưng. Ông cũng cho rằng những tên tội phạm có thể đã phải chịu những thương tổn về não gây ra sự phát triển thái quá của những tính cách như hiếu chiến hoặc ưa chống đối. Những thương tổn này có thể xuất phát từ các yếu tố bên ngoài như nghiện rượu, thủ dâm, bị hôn mê nhiều lần, học quá nhiều khi còn nhỏ tuổi hoặc quá sùng đạo. Ông gọi môn khoa học mới này là não tướng học. Gần như ngay lập tức, học thuyết của Gall được hoan nghênh nhiệt liệt. Người ta ca tụng và truyền bá nó từ châu Mỹ tới châu Âu. Thậm chí não tướng học còn được sử dụng tại các phiên tòa như một phương thức luận tội. Người ta đề cao nó như một môn nghệ thuật, một phương thuốc, một môn khoa học chính trị. Ngay cả Thomas Edison, nhà phát minh vĩ đại người Mỹ cũng đã từng tin vào não tướng học. Ông đã phát biểu: “Tôi không hề biết mình có năng lực sáng tạo cho đến khi não tướng học cho tôi biết điều đó. Tôi đã trở thành một con người khác kể từ ngày hôm đó”. Tuy nhiên không bao lâu sau., từ vị trí một “môn khoa học mới”, não tướng học đã bị xem như một thủ đoạn của bọn lang băm và nhanh chóng biến mất khỏi đời sống xã hội. Khắp nơi xuất hiện những kẻ lừa đảo. Chúng sử dụng não tướng học như một công cụ để kiếm tiền. Thậm chí tại các rạp hát hay hội chợ còn xuất hiện những chiếc máy kỳ quặc. Người ta chụp lên đầu khách hàng một chiếc mũ bằng kim loại, sau đó máy sẽ tự động đưa ra những kiến giải về tính cách của họ. Một chiếc máy như thế hiện vẫn được lưu giữ tại Viện bảo tàng các thiết bị y tế đáng ngờ ở Minneapolis, Mỹ. Cho đến giữa những năm 1930, nhiều nhà khoa học đồng loạt lên tiếng phản bác lý thuyết của Gall. Họ cho rằng não tướng học đã không tính đến việc các mô não mềm có thể gây ra sự lồi lõm trên hộp sọ. Thêm nữa, mỗi nhà não tướng học lại đưa ra một bản đồ rất khác nhau về các vùng trên hộp sọ thể hiện những tính cách riêng biệt. Kết luận cuối cùng là không có bằng chứng khoa học cho lý thuyết của Franz Gall.

Có chăng những tên tội phạm bẩm sinh?

Bất chấp sự thất bại của não tướng học, một số nhà nghiên cứu trong đó có Cesare Lombroso vẫn tiếp tục duy trì ý tưởng về mối liên hệ giữa tội ác và các đặc điểm sinh lý cơ thể. Lombroso đề xuất một lý thuyết gọi là “thuyết lại giống”. Theo đo,ù ông xem tội phạm là thế hệ con cháu của những gia đình có hiện tượng thoái hóa giống – một dạng người không theo kịp quá trình tiến hóa thành con người hiện đại. Tuy nhiên, lý thuyết của Lombroso còn bộc lộ những thiếu sót nhanh hơn cả não tướng học. Charles Goring, một bác sĩ người Anh đã khai tử học thuyết về “những tên tội phạm bẩm sinh” của Lombroso khi ông tiến hành một nghiên cứu vào năm 1913. Goring so sánh đặc điểm sinh lý của hàng ngàn tù nhân trên khắp nước Anh với những người lính thuộc lực lượng công binh hoàng gia. Kết quả cho thấy không có điểm khác biệt quan trọng giữa hai nhóm người nầy.

Những tưởng sau Lomboso sẽ chấm dứt những nghiên cứu về gen “tội phạm”. Nhưng một loạt nghiên cứu mới về ý tưởng này vẫn ra đời sau đó mà điển hình là “gia đình Kallikak” của nhà tâm lý học Henry Goddard. Ông nghiên cứu hai nhánh phả hệ thuộc dòng họ Kallikak. Một bắt đầu từ Martin Kallikak và một người hầu gái có trí óc không bình thường. Nhánh này có 480 con cháu, trong đó hơn một nửa là tội phạm hoặc có hành vi lầm đường lạc lối. Nhánh thứ hai, cũng xuất phát từ Martin Kallikak nhưng với phụ nữ hoàn toàn bình thường. Nhánh này co 496 con cháu, trong đó không ai trở thành tội phạm. Từ những nghiên cứu - mà người đời cho là hư cấu - Goddard khẳng định con người có thể kiểm soát hành vi phạm tội bằng cách cải thiện chất lượng gen (giữ lại những gen tốt và loại bỏ những gen xấu). Thế là ông ta cho ra đời một khái niệm mới: thuyết ưu sinh. Hàng loạt nhũng nghiên cứu điên rồ dựa trên thuyết ưu sinh đã được tiến hành ngay sau đó. Trong vòng 15 năm, có tới hàng ngàn công dân Mỹ bị thiến để ngăn chặn cái gọi là “sự tái sinh” của gen tội phạm. Sự thể còn tai hại hơn khi trùm phát xít Hitler lên nắm quyền ở Đức và ý tưởng của Goddard được hắn đặc biệt chú ý. Một cuộc thanh lọc chủng tộc quy mô lớn lại bắt đầu trên đất Đức. Lần này, nạn nhân không chỉ là tội phạm hay người chậm phát triển trí tuệ mà còn là những người tàn tật, người mắc bệnh tâm thần, bệnh xã hội, người nghiện... Tất cả bọn họ bị giết, bị thiến cốt tạo ra dòng giống Aryan thuần chủng nhằm phục vụ cho mục đích thống trị thế giới của tên đao phủ tàn bạo nhất trong thế kỷ 20.


Những tổn thương ở não

Khoa học đã chứng minh những chấn thương nặng trên các phần của cơ thể đặc biệt là ở bộ não có thể gây ra những xáo trộn tâm lý cho nạn nhân. Tuy nhiên, mức độ thay đổi tính cách là rất khác nhau ở mỗi người. Lịch sử tội phạm đã ghi lại không ít những người vốn rất bình thường nhưng sau khi bị những thương tổn ở não đã trở thành những tên tội phạm tàn bạo. Trong chuyến vượt biển đến Mỹ năm 1945, Raymond Fernandez đã bị cánh cửa hầm tàu đập rất mạnh vào đầu. Anh ta bị chấn thương rất nặng và rơi vào tình trạng hôn mê trong vòng một tuần. Khi tỉnh lại, bạn bè vô cùng ngạc nhiên trước sự thay đổi tính cách của Fernandez. Từ một người hiền lành, nhã nhặn, khiêm tốn, anh ta sớm biến thành một kẻ ưa tranh cãi, rất dễ nổi giận và đôi khi không kiểm soát được hành vi của mình. Trong những năm tiếp theo, Fernandez đã cùng bạn gái giết hại 17 phụ nữ trên đất Mỹ. Ngày 1/8/1996, Charles Whitman, 24 tuổi, cựu lính thủy quân lục chiến, trèo trên đỉnh đài thiên văn cao 94m của Trường đại học tổng hợp Texas. Trong vòng 2 giờ đồng hồ sau đó, hắn đã sử dụng súng bắn tỉa bắn hạ 18 người và làm bị thương 30 người khác. Trước đó một ngày, hắn để lại một lá thư yêu cầu được mổ tử thi để xem cái gì đã đẩy hắn vào tình trạng rối loạn tâm thần. Đúng theo sở nguyện của hắn, người ta đã thực hiện ca giải phẫu. Các bác sĩ phát hiện ra Whitman có một khối u lớn trong não. Tuy nhiên, không ai có thể chứng minh liệu khối u đó có phải là nguyên nhân dẫn đến hành động điên rồ của hắn hay không.

Trên thực tế, lời bào chữa “phạm tội do bị chấn thương ở đầu” ít khi có giá trị. Nhưng mắc bệnh tâm thần lại là lý lẽ hàng đầu trong hơn 2 thế kỷ qua trong việc giải thích hành vị tội ác tại các phiên tòa. Trước hết cần khẳng định, hầu hết những bệnh nhân tâm thần phân liệt hoặc rối loạn đa nhân cách. Đa số người bệnh tâm thần đều có cuộc sống bình thường và không hề phạm bất kỳ tội ác nào cho dù họ có thể hay giận dữ, đập phá... Một vài lý thuyết tâm lý học cho rằng tội ác là kết quả của thiểu năng nhân cách. Thiểu năng nhân cách có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, từ việc học tập quá sức đến những tổn thương tâm lý từ thuở nhỏ... Khi tiến hành nghiên cứu ở những tên giết người hàng loạt khét tiếng như Ted Bundy hay Jeffrey Dahmer, người ta phát hiện thấy đa số chúng đều phải chịu những biến cố tâm lý từ lúc nhỏ với nhiều dạng và cấp độ khác nhau. Chúng đều là những kẻ tâm thần mang những nhân cách chống xã hội. Chúng không thể biết mình bị thiểu năng và luôn cảm thấy bị xã hội quấy rầy. Mức độ của những ám ảnh vô hình ngày càng tăng và đến một thời điểm nhất định kẻ mắc bệnh sẽ có những hành động mang tính bạo lực nhằm giải tỏa sự ức chế đó. Đáng tiếc, ranh giới giữa bệnh nhân tâm thần và tội phạm tâm thần thật khó nhận ra nên một số kẻ đã sử dụng nó như một lá chắn để biện minh cho hành động tội lỗi của mình.

Tội phạm là một sản phẩm của xã hội

Cha đẻ của môn xã hội học Emile Durkheim (1858 - 1917) là người đặc biệt quan tâm đến những nghiên cứu về tội ác và vai trò của nó trong xã hội. Ông đã đưa ra một ý tưởng có ảnh hưởng đến nhiều thế hệ các nhà xã hội học. Đó là cấu trúc xã hội đã tác động thế nào đến hành vi của con người. Durkheim cho rằng tội ác là hành vi tự nhiên được cấu thành từ nhiều yếu tố. Những yếu tố này hình thành do nhiều ảnh hưởng khác nhau từ xã hội. Ông tin rằng xã hội chính là tác nhân chủ yếu đứng đằng sau các hành vi phạm tội. Lý thuyết này của ông đã tỏ ra có lý trong cuộc Đại suy thoái (1920 - 1930) của nước Mỹ. Khi đó, tình trạng thất nghiệp tràn lan, nghèo đói, nỗi thất vọng làm biến đổi tâm hồn người Mỹ. Các ngân hàng, tập đoàn kinh tế và các cơ quan chính phủ trở thành kẻ thù của công chúng. Thậm chí những tên tội phạm khét tiếng tàn ác thời đó như John Dillinger, Bonnie và Clyde, hay Pretty Boy Floyd lại được công chúng xem như những người anh hùng. Họ coi chúng như những kẻ ngoài vòng pháp lật nổi dậy chống lại những bất công trong xã hội. Robert Merton, một môn đệ của Durkheim giải thích chi tiết hơn, ông khẳng định hành vi phạm tội không bắt nguồn từ sự xốc nổi nhất thời mà là cách thức hành sử đã được xã hội tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định. Xã hội thường đưa ra những mục tiêu và phần thưởng như nhau tới tất cả các thành viên. Song mỗi cá nhân sẽ có những cách thức và cơ hội khác nhau để đạt tới những mục tiêu đó. Con người phạm tội khi họ cảm thấy mình đã bị “lừa mất” cái mà đáng ra thuộc về họ.

Tuy nhiên lý thuyết của Robert Merton lại không thể giải thích được nguyên nhân phạm tội của dạng tội phạm cổ cồn trắng. Lúc này những kẻ phạm tội lại là những người giàu có, được giáo dục tốt và nói chung nhận được rất nhiều phần thưởng từ xã hội. Không thể nói những người này đã bị “lừa”. Điển hình của dạng tội phạm này là một trong những vụ lừa đảo và gian lận chứng khoán lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ ở tập đoàn năng lượng Enron. Trong khi hàng ngàn cổ đông bị thiệt hại nặng nề, hàng ngàn người mất việc, các quỹ lương hưu trí bị bay hơi thì một thành viên hội đồng quản trị vẫn thản nhiên xây dựng một khu biệt thự trị giá 37 triệu đô la tại Florida. Tại sao những triệu phú, tỉ phú được bao bọc bởi giàu sang lại dấn sâu vào tội ác trong khi cuộc sống của họ vốn đã là điều mơ ước của đa số người Mỹ? Nhà xã hội học Edwin Sutherland cho rằng con người sẽ học được thủ đoạn phạm tội lần đầu tiên thông qua những tác động qua lại với những nhóm người khác sống cùng môi trường như họ. Không những thế, sau đó họ còn tự phát triển và tìm cách hợp lý hóa phương thức phạm tội bằng những lý do theo kiểu có học. Những người thuộc tầng lớp cao trong xã hội Mỹ cho rằng “tội ác thực sự” là một khái niệm thuộc về một tầng lớp khác. Tội phạm cổ cồn trắng xem các hành vi phạm tội của họ đơn giản là “làm ăn” hoặc “kiếm lợi nhuận”... Động cơ của họ được bào chữa bằng những luận điểm đại loại như “mọi người đều làm như vậy”. Họ không hề biết hành vi phạm tội của họ có thể ảnh hưởng đến hàng ngàn người. Thậm chí, ảnh hưởng của nó đến xã hội còn lớn hơn nhiều hành vi tàn bạo của một tên giết người hàng loạt. Người ta cho rằng tội phạm cổ cồn trắng thường phải chịu áp lực trong việc duy trì lối sống xa hoa của họ. Chính điều này là nguyên nhân dẫn đến sự phạm tội. Một số chính khách lại cho rằng họ chỉ đơn thuần cố gắng theo đuổi hình ảnh méo mó của giấc mơ Mỹ: phải giành lấy sự giàu có bằng mọi giá, kể cả phạm tội.

Sư liên quan của các phương tiện truyền thông

Alfred Hitchcock, ông vua phim kinh dị Hollywood, từng tuyên bố: “Truyền hình đã mang những vụ án mạng trở lại các gia đình - nơi đã sản sinh ra nó”. Ngày nay, tại nước Mỹ, 98% gia đình có ít nhất một chiếc tivi trong nhà, nhiều hơn cả điện thoại và bồn tắm. Cho đến khi một đứa trẻ Mỹ được 12 tuổi, trung bình nó đã phải xem trên 8.000 vụ án mạng trên truyền hình. Điều đặc biệt là các chương trình dành riêng cho trẻ em lại chứa nhiều cảnh bạo lực tồi tệ nhất. Một nghiên cứu của trường Đại học Pennsylvania phát giác các chương trình dành cho trẻ em có trung bình 32 cảnh bạo lực trong một giờ, 74% các chương trình truyền hình sáng thứ bảy có chứa những cảnh bạo lực. Trong vòng hơn 50 năm qua, người ta đã tiến hành nhiều nghiên cứu về mối liên hệ giữa tội ác, và truyền hình. Đa số các nghiên cứu đều khẳng định xem quá nhiều các hình ảnh bạo lực chính là kích thích bạo lực. Một khảo sát trên 208 tù nhân cho biết: có 9 trên 10 tên thừa nhận chúng đã học được các mánh khóe phạm tội qua các chương trình tội phạm trên truyền hình: 4 trên 10 tên trả lời chúng đã thực hiện y chang một tội ác đã nhìn thấy trên truyền hình. Trong các sản phẩm truyền hình thì những bộ phim bị chỉ trích nặng nề nhất như bộ phim từng được trao giải Oscar của Viện Hàn Lâm Khoa Học Điện Ảnh Mỹ: Người Săn Hươu (1972) bị kết luận là có liên quan đến 43 cái chết trong những hoàn cảnh tương tự trong phim. Thêm một điều đáng lo ngại bởi người dân dường như không mấy chú ý đến hiệu ứng xấu của truyền hình. Chỉ có 57% số người được hỏi cho rằng những hình ảnh bạo lực trên các phương tiện truyền thông là tác nhân quan trọng trong các cảnh bạo lực trong đời thực.

Thức ăn cũng có thể gây ra tội ác

Yếu tố dinh dưỡng cũng bị tình nghi gây ra những hậu quả không thể lường trước được đối với bộ não của con người. Nghiên cứu sớm nhất về mối liên hệ giữa ăn kiêng và hành vi của con người đã được thực hiện từ năm 1943. Nghiên cứu khẳng định lượng đường thấp trong máu sẽ làm giảm khả năng đưa ra những quyết định có lý trí. Những năm gần đây, tác nhân thực phẩm lại được sử dụng để giải nghĩa hành vi phạm tội. Xu hướng này được thể hiện qua một phiên tòa tại San Francisco năm 1978. Luật sư của bị cáo phạm tội giết người cho rằng anh ta mắc chứng bệnh tâm thần bởi ăn quá nhiều quà vặt. Lời bào chữa này nghe qua thật khôi hài nhưng khoa học đã chứng minh một số rối loạn tâm lý có thể phát sinh do cơ thể phản ứng lại một loại thực phẩm hoặc các chất phụ gia nhân tạo có trong loại thực phẩm đó. Một nghiên cứu tại Ý năm 1969 cho thấy những trẻ ăn quá nhiều món mì ống và bánh mì đã bị giảm trí nhớ và sự tập trung. Nghiên cứu cũng đề xuất việc điều chỉnh chế độ ăn kiêng cho các phạm nhân là phương pháp tốt nhất để làm giảm tính hung hăng của họ. Tuy nhiên, ngay cả các nhà khoa học cũng bó tay trong việc dự báo loại thực phẩm nào là có hại đối với mỗi cá thể khác nhau.

Tại sao khu vực đô thị bao giờ cũng có tỉ lệ tội phạm cao hơn khu vực nông thôn? Hơn nữa ngay trong các đô thị, tỉ lệ phạm tội là rất khác nhau theo từng khu vực? Trong một nghiên cứu năm 1989, người ta đã kiểm tra 300.000 cuộc gọi đến Sở Cảnh Sát thành phố Minneapolis, tiểu bang Minnesota, và phát hiện sự tập trung khá cao vào một vài khu vực nhất định. Không những thế, tội ác xảy ra tại các khu vực này đa số là những trọng tội như cướp của giết người, hãm hiếp... Liệu có phải môi trường sinh thái cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tội ác? Đã có một số nhà nghiên cứu đưa ra những lý thuyết như “vùng đồng tâm”, “khu vực tội lỗi” để lý giải những hiện tượng trên song do chúng còn có phần mơ hồ nên không mấy được chú ý.


Hội chứng tiền kinh nguyệt và hội chứng trầm cảm sau khi sinh...

Sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến nữ tội phạm bởi nữ giới chiếm 51% dân số thế giới. Một nghiên cứu thực hiện năm 1945 chỉ ra rằng 84% hành vi bạo lực của nữ giới xảy ra trong thời kỳ tiền kinh nguyệt và sau khi sinh nở. Kể từ đó, người ta bắt đầu chú ý đến hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) và hội chứng trầm cảm sau khi sinh (PPDS). Nhưng hiện tại các nhà khoa học không xác nhận mối liên hệ giữa hội chứng PMS với hành vi phạm tội. Mặc dù họ cho rằng người phụ nữ đã phải chịu sự đảo lộn về tâm sinh lý do những thay đổi về hormone xảy ra trước thời kỳ kinh nguyệt. Hội chứng PPDS cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Những nghiên cứu về sự liên quan giữa hội chứng này và tội ác khá mờ nhạt cho dù người ta biết chắc rằng nó hiện hữu. Thông thường, người ta chỉ viện dẫn hai hội chứng này để bào chữa cho thân chủ tại tòa án. Nhưng cũng rất ít khi có hiệu quả bởi bồi thẩm đoàn khó có thể nhẹ tay với một kẻ giết hại con đẻ của mình vì bất kỳ lý do nào. Bên cạnh hai hội chứng trên, nguyên nhân hàng đầu gây ra sự phạm tội ở nữ giới có thể là do bị bạo hành (cả thể xác và tâm hồn) hoặc quá lạm dụng ma túy và rượu. Nói chung những nghiên cứu về nữ tội phạm cho đến nay không nhiều bởi trên thực tế số tội phạm nữ giới thường ít hơn nhiều so với nam giới. Theo thống kê, tại Mỹ, số thủ phạm nữ chỉ chiếm không đến 10% số kẻ giết người hàng loạt.

Có quá nhiều yếu tố có thể đẩy con người vào con đường phạm pháp: gen di truyền, chế độ dinh dưỡng, những biến động xã hội, bệnh tâm thần... Song có thể khẳng định không một nguyên nhân đơn lẻ nào có thể giải thích cho mọi loại tội ác. Động cơ phạm tội của dạng tội phạm cổ cồn trắng rõ ràng rất khác so với một tên dâm tặc. Các nhà nghiên cứu kết luận: tội ác là một chủ thể vô cùng phức tạp bao gồm quá ít hiện tượng có thể giải thích và đứng đàng sau nó là sự tổng hợp của nhiều yếu tố. Ngày nay quá trình xây dựng các học thuyết về tội ác vẫn đang được tiếp tục. Một số nghiên cứu gần đây còn khẳng định mối liên hệ giữa thời tiết và tội ác. Đơn cử như sự tương quan kỳ lạ giữa chu kỳ hoạt động của Mặt trăng và tỉ lệ tăng giảm của các vụ án mạng tại Miami và Cleveland. Một vài số liệu thống kê còn cho thấy các vụ trộm thường hay diễn ra trong những tháng mùa hè. Tóm lại, nghiên cứu tội ác để phòng chống là điều cần thiết. Còn cách phòng tránh tốt nhất? Xin mượn lời nhà tội phạm học nổi tiếng Samuel Walker: “Về lâu dài, gia đình, tình làng xóm và việc làm chính là những yếu tố căn bản để làm giảm tội ác”.


Hà Thanh
(Nguồn: vantuyen.net)
 
“Gien tội phạm” - có hay không lợi thế ở tòa?

(TT&VH) - Ngày nay ở Mỹ và một số nước châu Âu các thẩm phán đã quan tâm hơn tới mức độ ảnh hưởng của “di truyền xấu” tới tội phạm. Nhưng điều này liệu có lợi không đối với các bị cáo tại tòa?

Chuyện của Mobley

Hung thủ có vũ trang xông vào một quán ăn ở thị trấn Oakwood (Mỹ). Hắn ta đòi nhân viên thu ngân nộp hết tiền rồi sau đó nã súng vào cằm nhân viên quản lý dù người này không hề chống cự. Phải ba tuần sau tên cướp mới bị tóm cổ, nhưng trong khoảng thời gian đó hắn đã kịp thực hiện sáu vụ cướp nữa. Câu chuyện về tên tội phạm Steven Mobley, 25 tuổi, không những ghi sâu vào ký ức của các nhà luật học mà cả các nhà sinh học.

Mobley phạm tội trong tháng 2 năm 1991 và sau hai năm thì bị kết án tử hình. Trong khi chờ ngày đền tội hắn thường xuyên đe dọa các quản giáo và gây sự với các bạn tù. Mobley thậm chí còn xăm trên lưng hai chữ Domino’s pizza - tên quán ăn nơi hắn đã gây ra án mạng. Hắn rất hung hăng và các luật sư của hắn quyết định sử dụng điều đó để mong... giảm án. Họ nói rằng Mobley đơn giản là không thể tự kiểm soát được bản thân và đề nghị xét lại kết quả giám định y tế. Các vị luật sư lấy bài báo khoa học mới được đăng của nhà nghiên cứu gien Hà Lan Han Brunner để tăng thêm tính thuyết phục cho lý lẽ của họ.

Brunner nghiên cứu một gia đình lớn có nhiều bộc lộ tính hung hăng vô cớ. Trong cơ thể của các thành viên thuộc dòng tộc này có một gien mang hình hài khác lạ. Brunner cho rằng gien này được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác cùng với tính cách dễ bùng nổ. Các luật sư của Mobley muốn mời nhà khoa học tới dự phiên tòa với tư cách là chuyên gia về di truyền học. Bố của Mobley cũng sẵn sàng trả tiền cho con trai về chi phí phân tích di truyền. Nhưng sự việc không dẫn tới việc thử gien bởi sau nhiều cuộc tranh tụng lê thê tòa phán công trình của Brunner chưa đủ sức thuyết phục. Năm 2005, Steven Mobley phải đền mạng bằng một mũi tiêm độc.

Nếu Mobley được sống thêm một thời gian thì tòa có thể chấp nhận cho hắn thử gien. Từ năm 2003, thời điểm Mobley bị xử tại tòa, đến nay đã có nhiều công trình khoa học khẳng định rằng sự khác thường về gien khiến con người ta trở thành ác thú.

Chuyện của Abdel Malik

Trong thời gian này ở châu Âu đã có tiền lệ: Tháng 10 năm nay một tòa án ở Italia đã lưu ý tới kết quả giám định gien và bớt cho bị cáo một năm tù giam. Abdel Malik, dân Algeria nhập cư, đâm chết khách qua đường vì người này đã xúc phạm hắn. Người ta tìm thấy trong mẫu ADN của hắn chính cái gien “ác” mà các luật sư của Mobley cũng định tìm kiếm.

Nhiều người phạm tội là do “gen xấu”

Nhà sinh vật học chuyên về nghiên cứu phân tử Petro Petrini và nhà thần kinh sinh lý học Juzeppe Sartori được mời đến tòa làm chuyên gia thẩm định. Satori chụp X quang tên sát nhân và kết luận rằng hắn khát máu vì hoạt động não bị rối loạn. Còn sự phân tích gien do Petrini tiến hành, cho thấy bị cáo có khuynh hướng bạo lực bẩm sinh. Ông tìm thấy ở hắn đồng thời mấy mẫu gien có thể tác động tới hành vi hiếu chiến. Điều này là do sự sản sinh và trao đổi chất serotonin. Thiếu serotonin trong não gây ra bệnh trầm cảm, còn nếu dư thừa thì khiến con người ta dễ bị kích động và hung hăng. Các thẩm phán đã chấp nhận lý lẽ của các nhà khoa học.

Công trình của Terry Moffett

Trong báo cáo gửi tới tòa án Petrini không chỉ viện dẫn bài báo của Brunner mà có cả những công trình nghiên cứu mới hơn. Một trong số đó là công trình của nhà tâm lý học Anh Terry Moffett. Năm 2002, bà đã tổng kết sự quan sát nhiều năm đối với 442 thanh niên ở New Zealand. Các nhà khoa học đã theo dõi số phận của những con người này gần như từ lúc lọt lòng mẹ và thường xuyên mời họ đến phòng thí nghiệm để kiểm tra các chỉ số y học. Khoảng 30% số người này có gien “ác” monoanino oxidase A. Moffett quan tâm tới loại gen này và bà tìm kiếm họ tên những người tham gia thử nghiệm trong hồ sơ cảnh sát. Thoạt nhìn thì những người mang gien “ác” cũng có tỷ lệ vi phạm pháp luật như những người khác. Vậy là Moffett quyết định nghiên cứu sâu hơn về tiểu sử của tất cả những đối tượng thử nghiệm và phát hiện ra cốt lõi vấn đề. Phạm tội nhiều hơn cả là những người có gien monoanino oxidase A mà thời thơ ấu bị bố mẹ đối xử thô bạo. Bà nói: “Có lẽ, sự rối loạn trao đổi chất serotonin khiến con người ta bị tổn thương tâm thần mạnh. Tuổi thơ khắc nghiệt ít tác động hơn nhiều tới hành vi của những người có cấu trúc gien khác”.

Tờ RuNewsweek cho biết, phán quyết của tòa án Italia đối với trường hợp của Abdel Malik khiến các luật sư rất phấn khởi. Họ cho rằng các thẩm phán bắt đầu có thái độ nghiêm túc đối với các chỉ số về gien. Về mối lo ngại những đối tượng có khuynh hướng bạo lực bẩm sinh sẽ được tòa án ưu ái, các luật sư khẳng định điều này là không có cơ sở. Abdel Malik chỉ được giảm án có một năm. Hơn nữa, không có quá nhiều trường hợp như Abdel Malik. Trong khoảng 15 cuộc giám định gien thì chỉ một vụ có chứng cứ thuyết phục về khuynh hướng bạo lực do di truyền. Mặt khác, việc thử gien cũng mang mặt trái là kết quả giám định có thể quay lại chống chính tên tội phạm. Tòa có thể suy diễn kết quả giám định gien theo nhiều hướng - hoặc là giảm án chút ít hoặc là tăng thời gian cách ly với xã hội với lý do người có gien bạo lực rất khó cải tạo.

Xin lưu ý đến trường hợp của Timoti Landrigan, tên tội phạm người Mỹ bị kết án tử hình năm 2005 vì tội giết người. Luật sư đòi phải giám định gien, dựa vào cớ dòng tộc của bị cáo có nhiều người phạm tội sát nhân. Vị thẩm phán tuyên bố nếu kết quả giám định khẳng định đúng như vậy thì bị cáo còn tỏ ra nguy hiểm hơn theo cách nhìn của tòa. Và đơn xin giảm tội cho Landrigan của luật sư bị bác.


Kiều Ngọc
(Nguồn: Thể thao & Văn hóa)
 
Về hiện tượng "giết người hàng loạt"


Nhân vụ xử "phù thủy" giết người hàng loạt Lê Thanh Vân

TTCN - Theo các nhà nghiên cứu tội phạm học trên thế giới, “giết người hàng loạt” là một hiện tượng đã có từ lâu đời: kẻ sát nhân hàng loạt đầu tiên là một phụ nữ có tên Locusta, được phát hiện vào năm 69 sau Công nguyên.

Tại châu Âu, kẻ sát nhân đầu tiên được “định danh” là nam tước Gilles de Rais - người được cho là giàu nhất nước Pháp thời đó. Ông này đã bị đưa lên giàn hỏa vào năm 1440 vì đã giết chết hàng trăm trẻ em để tế lễ.

Thế nhưng, giết người hàng loạt sở dĩ “cũ mà mới” là do hiện tượng này chỉ xuất hiện với cường độ cao vào thế kỷ 20, và với tác động lan truyền của các phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại, những tin tức về các vụ việc này được loan nhanh, rộng, thật chi tiết khiến có cảm giác rằng đây là một hiện tượng của xã hội hiện đại.

Nữ sát nhân hàng loạt có nhiều không? Mục đích phạm tội là gì?

Trích:
Có mấy loại sát nhân hàng loạt?
Trường hợp sát nhân kiểu Lê Thanh Vân là trường hợp đầu tiên ở Việt Nam, nhưng những vụ việc giết người hàng loạt khác như chuyện chồng giết vợ con rồi tự sát, hay con rể giết gia đình vợ cũng đã xuất hiện trước đó. Vì vậy, để tiện trong việc theo dõi và phát hiện những kẻ sát nhân hàng loạt, vào năm 1985 Cục Điều tra LB Mỹ (FBI) đã lập ra Trung tâm phân tích các loại tội phạm có tính chất bạo lực (NCAVC) và chính trung tâm này đã phân ra ba loại sát nhân hàng loạt sau:

- Loại 1 là “mass murderer” (giết người tập thể): Loại này có đặc điểm là giết một lúc rất nhiều người (ít nhất là 4) tại cùng một khu vực. Nạn nhân của loại này thường là những người gần gũi (bạn bè, người thân…). Độ tuổi trung bình của loại này vào khoảng 31,15 tuổi (theo các số liệu của Mỹ).

- Loại 2 là “spree killer” (giết người rải rác): Loại này cũng giết rất nhiều người trong một khoảng thời gian tương đối ngắn nhưng ở những khu vực khác nhau. Nạn nhân của loại này là những người xấu số chẳng may lọt vào tầm ngắm khi kẻ thủ ác khai hỏa. Độ tuổi trung bình của loại này vào khoảng 29,85 tuổi. Những vụ bắn tỉa liên tiếp trong nhiều tuần lễ quanh khu vực thủ đô Washington cách đây hai năm là một thí dụ.

- Loại 3 là “serial killer” (giết người hàng loạt): Loại này có một đặc điểm là giết người có chọn lọc chứ không bừa bãi như hai loại trên, và hành động trong khoảng thời gian dài từ nhiều tháng cho đến nhiều năm. Tuổi trung bình ở lần giết người đầu tiên là 27,27 và tuổi trung bình ở lần giết người cuối cùng là 31,44 tuổi.

“Phù thủy” Lê Thanh Vân thuộc vào loại thứ ba do lẽ y thị giết người có chọn lọc suốt trong nhiều năm (từ 1998 - 2001).
Theo thống kê trong thế kỷ 20, trên toàn thế giới có khoảng 200 tên giết người hàng loạt và Mỹ chiếm 75% trong số này nên có người cho rằng giết người hàng loạt là một “hiện tượng Mỹ” (Journal International de Médecine, 10-1994). Cũng theo số liệu đó cho thấy nữ chỉ chiếm 11% trong “dân số” sát nhân hàng loạt. Dù chiếm số ít, nhưng nữ và nam sát nhân hàng loạt đều nguy hiểm như nhau, dù cách thức thực hiện có khác nhau. Trong tác phẩm Murder most rare: the female serial killer, các nhà nghiên cứu cho thấy giữa nam và nữ sát nhân hàng loạt có những phương pháp thủ ác và mục tiêu không giống nhau.

Theo họ, nữ sát nhân hàng loạt thường có nhiều thủ đoạn hành động tinh vi, khéo léo và chu đáo hơn rất nhiều các “đồng nghiệp” nam; do đó cũng thường có “tuổi thọ” dài hơn vì họ khó bị phát hiện hơn: nếu như các nữ sát nhân hàng loạt hoạt động bình quân trong tám năm thì các nam sát thủ chỉ được phân nửa, tức bốn năm mà thôi.

Phương tiện thực hiện tội ác cũng khác nhau giữa hai giới. Có đến 80% sát thủ nam dùng vũ khí để giết chết nạn nhân của mình thì ngược lại đối với nữ, 80% trong số họ lại chọn cách dùng chất độc.

Về động cơ, nữ thường giết người hàng loạt trước hết là vì tiền, để kiểm soát và thể hiện quyền lực, vì tiêu khiển, vì tình dục và các động cơ khác. Ngược lại thì nam thường giết người trước hết vì tình dục, thể hiện quyền lực và tiêu khiển. Tiền bạc và những lý do khác không quan trọng lắm đối với nam sát nhân.

Dựa vào nội dung của bản cáo trạng cũng như đối chất ở phiên tòa, ta thấy được phương tiện và động cơ giết người của Lê Thanh Vân rất giống với những nữ phạm nhân khác trên thế giới. Nhưng nếu sử dụng các kỹ năng phỏng vấn sâu, phỏng vấn tự truyện, có thể sẽ phát hiện được những động cơ khác nữa chứ không chỉ vì cướp của như cáo trạng đã nêu.
Tại sao lại có những kẻ giết người hàng loạt?

Hiện vẫn chưa có những lý giải đầy đủ về hiện tượng này và chúng tôi cũng chỉ cố gắng đưa ra một số nguyên nhân để chúng ta cùng suy nghĩ.
Tiếp cận quá dễ dàng các “phương tiện” giết người: Đây có thể là một nguyên nhân khiến nước Mỹ trở thành nước có nhiều tên sát nhân hàng loạt nhất thế giới bởi ở nước này không khó khăn mấy để có thể sở hữu được một loại vũ khí nào đó. Ở nước ta thì sao? Cấm tàng trữ và sử dụng vũ khí trái phép, thế nhưng những phương tiện giết người khác như các loại độc dược chẳng hạn (và cả chất nổ), sự quản lý của chúng ta còn khá nhiều lỗ hổng. Chính vì vậy mà Lê Thanh Vân mới có thể có được phương tiện (chất độc cyanure) để thủ ác một cách dễ dàng như thế. Sau vụ án này, ắt hẳn các cơ quan chức năng sẽ lưu ý nhiều hơn nữa đến hiện trạng quản lý, lưu hành các loại chất độc trong xã hội.

Những thương tổn thời thơ ấu: Nhiều tên sát nhân hàng loạt đã cho biết khi còn bé họ đã bị bạn bè loại trừ, trêu chọc bởi những khiếm khuyết về mặt thể lý, và do bị bạn bè “cô lập” dần dần hình thành tâm lý ghét bỏ mọi người xung quanh, ghét bỏ thế giới. Do đó, giết người như một cách thức trả thù lại thế giới. Vào năm 1992, “nữ sát thủ” Aileen Carol Wuornos, bị Tòa án Florida kết án tử hình vì đã giết bảy người đàn ông, đã thuật lại rằng khi còn bé hung thủ đã bị lạm dụng về tâm lý, thể lý và sinh lý một cách rất tồi tệ.

Những thương tổn cá nhân còn xuất phát chủ yếu từ nền giáo dục của gia đình và nhà trường. Quả vậy, những sự lạm dụng từ các bậc phụ huynh trong gia đình mà đứa trẻ đã phải gánh chịu là một trong những nguyên nhân chính yếu tạo nên những hành vi man rợ sau này của cá nhân khi đến tuổi trưởng thành.

Trong tác phẩm Serial killer của mình, Joel Norris đã mô tả “chu trình bạo hành” mang tính chất liên thế hệ như sau: “Khi các bậc cha mẹ lạm dụng con cái mình về mặt thể lý và/hoặc tâm lý, dần dần sẽ làm thấm ngấm nơi chúng một sự lệ thuộc gần như mang tính bản năng vào bạo lực và xem bạo lực như là khuôn mẫu hành vi khi đứng trước những thách thức, khó khăn trong cuộc sống”.

Dễ nhận thấy rằng nhiều bậc cha mẹ thường biện minh rằng họ vì thương con mà “cho roi cho vọt”, phải nghiêm khắc với chúng. Thế nhưng, thật ra khi giáo dục như thế, trẻ sẽ dễ dàng nghĩ rằng cha mẹ chẳng thương yêu gì mình, và chính suy nghĩ “bị bỏ rơi này” sẽ dẫn đến những hậu quả cực kỳ tai hại khi trẻ trưởng thành (*). Cáo trạng không cho biết lúc nhỏ Lê Thanh Vân được giáo dục như thế nào, nhưng chính việc lăn lộn vào đời quá sớm có thể đã làm y thị “nhập tâm” những “khuôn mẫu hành vi” mang tính chất bạo lực là tiền đề cho các hành động sau này của mình.

Do đó, thay vì tạo cho trẻ cái cảm giác bị ghét bỏ, mất mát, cha mẹ cần phát triển những nét tích cực nơi con cái mình như sự tự tin, lòng khoan dung, sự an toàn, tính tự lập để sau này trẻ không có nguy cơ trở thành những kẻ “lệch lạc” trong xã hội.

Ảnh hưởng của nền văn hóa bạo lực: Có người sẽ nói các nội dung truyền thông chỉ phản ánh hiện thực xã hội mà thôi. Đúng vậy, thế nhưng chính việc phản ánh hiện thực một cách trần trụi, thiếu chọn lọc và nhất là việc “thương mại hóa” những hành động bạo lực sẽ hình thành nơi các cá nhân những “ám ảnh” bạo lực và xem những hành động bạo lực như được hợp thức hóa (vì được đăng dài dài trên báo, chiếu trên truyền hình...).

Những “mô hình” bạo lực đó sẽ dần ngấm sâu vào tiềm thức của cá nhân, và khi có điều kiện sẽ bộc phát một cách rất tự nhiên. Nước Mỹ chính là nạn nhân của tình trạng thương mại hóa nạn bạo lực của chính mình (qua tiểu thuyết, phim ảnh…). Rất nhiều tên sát nhân hàng loạt ở Mỹ đã thú nhận rằng họ đã bắt chước theo những nhân vật mà họ đã được xem trên màn ảnh.

Từ một số lý giải trên chúng ta thấy rằng hiện tượng giết người hàng loạt hay hiện tượng tội phạm giết người nói chung chủ yếu đều bắt nguồn từ những tác tố xã hội (dù có thể có những tác tố về mặt sinh học, tâm thần…).

Nhận diện được những tác tố nguy cơ (risk factors) đó có thể là không khó, nhưng làm sao để giảm được sự tác động của chúng đối với hành vi của con người quả thật khó hơn rất nhiều bởi nó đòi hỏi sự nỗ lực thật sự của tất cả chúng ta.
_________________
(*) Một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy có 53% trẻ bị lạm dụng hay bỏ rơi khi còn bé có thể bị bắt khi vào tuổi vị thành niên, 38% dễ bị bắt khi thành người lớn và 30% dễ bị bắt vì các tội bạo lực (UNICEF, Tuổi vị thành niên, 2002).



(Nguồn: vietbao.vn)
 
Tội phạm học với cuộc sống đời thường


Khoa học hành vi trong môn tội phạm học

Gần như mỗi ngày khi giở một tờ báo hay với tay bật tivi, người ta đều thấy một vụ giết người ở đâu đó, một vụ cướp giật trắng trợn hay một vụ cưỡng dâm... Có một điểm rất quan trọng ít ai để ý đến: hầu hết các vụ phạm tội đều do đàn ông gây ra. Người ta đặt ra vấn đề rằng phải chăng có một mối liên hệ giữa nam tính và tội ác?

Tính lập dị - Chi tiết vàng

“Tính lập dị (của tội phạm) là một trong những mấu chốt quan trọng nhất để phát hiện kẻ thủ ác” - Conan Doyle từng xác định như vậy, qua lời nói của nhân vật Sherlock Holmes - “Loại tội phạm càng phổ biến và không có điểm đặc biệt thì càng khó phát hiện”. Nói cách khác, càng có nhiều thông tin về hành vi tội phạm, chúng ta càng dễ phân tích và điều tra vụ án.

Lực lượng cảnh sát từng đối mặt với vụ án tương tự vào giữa thập niên 1950. Hồi đó, New York bị chấn động bởi các vụ đánh bom của một gã được mệnh danh “Kẻ đánh bom điên loạn”, từng gây ra hơn 30 vụ đánh bom trong 15 năm. Trong số các mục tiêu bị đánh sập, có vài công trình công cộng lớn như Trung tâm Grand và Đài phát thanh Pennsylvania.

Bất lực, cuối cùng cảnh sát phải nhờ sự trợ giúp của tiến sĩ phân tâm học nổi tiếng James A. Brussel. Sau khi xem tất cả ảnh chụp hiện trường bị đánh bom và những bức thư tên tội phạm gửi đến vài tờ báo, Brussel đi đến một số kết luận: tên tội phạm bị rối loạn thần kinh, thù ghét bố mình nhưng được mẹ cưng chiều và sống ở nơi nào đó thuộc Connecticut. Brussel hướng dẫn cảnh sát nên tập trung theo dõi một gã có tầm vóc trung bình, độ tuổi trung niên, nguyên quán nước ngoài, theo đạo Thiên chúa, độc thân, sống với một người anh hay chị. Khi bị phát hiện, có thể hắn đang vận một áo veston hai túi, có cài nút. Phương pháp Brussel áp dụng thường được biết dưới cái tên quy nạp - tức quan sát hiện tượng, phân tích yếu tố chính của vụ án rồi rút ra kết luận tổng quát.

Đặc tính tâm lý - Chìa khóa vạn năng

Đối với bọn tội phạm chuyên nghiệp, thông thường chúng không có mặc cảm phạm tội khi thực hiện vụ án. Nhưng cũng có một số lại cảm thấy rất bất an sau khi thủ ác. Tâm lý đó thể hiện trong cách giết nạn nhân, mà nếu phát hiện được sẽ rất có ích trong quá trình điều tra tội phạm. Một trong những vụ án minh họa điều này là vụ giết bé Mary Frances Stoner 12 tuổi. Hôm đó, bé Mary bỗng mất tích khi ra khỏi chiếc xe buýt nhà trường đỗ gần ngôi nhà em ở Rome (bang Georgia). Thi thể Mary được một đôi tình nhân phát hiện trong khu rừng cách nhà em khoảng hơn 15km, với cái áo khoác vàng phủ lên mặt. Sọ Mary bị đập vỡ bằng một hòn đá.

Với bản tường trình của cảnh sát địa phương, FBI đưa ra vài yếu tố chính. Hung thủ đã dễ dàng dụ bé Mary đến chiếc xe của hắn rồi tóm em vào xe. Xác Mary được tìm thấy trong khu rừng xa cho thấy hung thủ quen thuộc địa hình khu vực. Cái áo khoác phủ lên mặt Mary nói lên một điều rất rõ: chính hung thủ cũng cảm thấy ghê tởm hành động dã man của mình. Cũng với lý do đó, hung thủ đã lẩn trốn đến một nơi nào đó, với nỗi mặc cảm phải nghe những người xung quanh nói về tội ác mà hắn gây ra. Từ kinh nghiệm của mình, FBI cung cấp thêm một số chi tiết giá trị, nhằm giúp điều tra dễ dàng hơn: Hung thủ từng có tiền án, gặp rắc rối trong hôn nhân, sử dụng xe màu sậm - đen hay xanh dương - và chăm sóc xe rất kỹ.

Nền văn hóa súng đạn tại Mỹ - một trong những nguyên nhân khiến tình trạng tội phạm gia tăng.

Sau khi nghe FBI tường trình, một cảnh sát cho biết anh đã thả một tên tình nghi rất phù hợp với chi tiết miêu tả. Hắn tên Darrell Gene Devier, 24 tuổi, da trắng, từng ly dị hai lần, dùng chiếc xe Ford màu đen hiệu Pinto được bảo quản cẩn thận. Do trước khi xảy ra vụ giết Mary, Devier có mặt tại nơi gần nhà nạn nhân để sửa chữa mạng điện ngoài trời, nên hắn được mời thẩm cung rồi sau đó được thả.

Cho đến lúc đó, khả năng Devier phạm pháp bắt đầu lộ dạng. Vì thế, FBI đề nghị cảnh sát mời hắn cho một cuộc thẩm tra thứ hai. Kế hoạch cuộc thẩm tra lần này được bày xếp kỹ. Buổi thẩm cung được tiến hành vào ban đêm để Devier mang cảm giác an toàn vì không có sự hiện diện của giới báo chí. Phòng thẩm cung phải sử dụng đèn mờ ảo, tạo ấn tượng bí hiểm.

Trên bàn, đặt nhiều chồng hồ sơ với tên của hắn ghi đậm. Điều quan trọng nhất là để một hòn đá đẫm máu trên cái bàn khác gần đó, gần như không nằm trong tầm nhìn của hung thủ để khi muốn nhìn thì hắn phải xoay đầu. Nhân viên FBI nói thêm với cảnh sát là không nên đề cập về hòn đá, nhưng quan sát thật kỹ biểu hiện của hung thủ mỗi khi hắn quay sang nhìn hòn đá. Khi nhận thấy hắn rùng mình, dù rất nhẹ, hãy nhìn thẳng vào mắt hắn rồi nhẹ nhàng nói chính hắn là thủ phạm...

Toàn bộ tiến trình được thực hiện chính xác. Khi được đưa vào phòng thẩm cung, Devier rùng mình ngay khi thấy hòn đá và bắt đầu thở dốc. Lúc nghe nói đến máu trên hòn đá, Devier suy sụp hoàn toàn và buộc phải khai mình đã giết bé Mary và còn thực hiện một vụ hiếp dâm khác. Ngày 17-5-1995, gần 16 năm sau vụ giết Mary, Darrell Gene Devier lên ghế điện. Từ vụ này, FBI rút ra kết luận: mỗi tội phạm đều có một “hòn đá”, nghĩa là một bằng chứng phạm tội nào đó, dù cố che đậy bằng bất cứ thủ thuật nhà nghề nào. Công việc của thanh tra cảnh sát là tìm ra “hòn đá” đó, ngay nơi hiện trường...

Một nhóm quản lý các phạm nhân thụ án treo đã đi tiên phong trong việc áp dụng phương pháp tâm lý để tiếp cận với phạm nhân tại Bristol (Anh). Phạm nhân ở đây được hướng dẫn cách tự khám phá ra con đường đã dẫn họ đến với tội ác. Họ trao đổi với những người cùng cảnh ngộ, tìm hiểu lý do phạm tội của từng người. Ngoài ra, họ còn được tiếp xúc với các hoạt động thể thao lành mạnh mà trước đây họ chẳng bao giờ màng đến. Những buổi trao đổi như vậy đã giúp họ hiểu rõ là môi trường đã ảnh hưởng đến tính cách của họ như thế nào. Bản thân của từng phạm nhân đều cảm thấy rất xấu hổ với cá tính mà họ vẫn thường tự hào: sự tàn ác và vô cảm.

Từng bước một, người ta đã nắm được sợi dây liên hệ trực tiếp giữa nam tính và tội ác, giữa giáo dục và môi trường sống... Nếu các nhà làm luật và giới cảnh sát quan tâm nhiều hơn về các mối tương quan trên, người ta sẽ có những phương cách khắc phục, làm giảm số lượng vụ án xuống....



(Nguồn: luathoc5c.net)
 
SỐNG KHÔNG ĐỒNG CẢM - TÂM LÝ VÀ ĐẠO ĐỨC CỦA KẺ CHỐNG XÃ HỘI



Eric Eckardt, vệ sĩ của nữ vận động viên trượt băng Tonya Harding, là chủ mưu của 1 tội ác bỉ ổi. Hắn trả tiền cho bọn lưu manh để tấn công Nancy Kerrigan, đối thủ chính của Harding tại Thế vận hội 1994. Bị thương ở đầu gối, Kerrigan không thể luyện tập trong những tháng quyết định trước cuộc thi. Nhưng khi Eckardt thấy Kerrigan khóc nức nở trên truyền hình, hắn lấy làm hối hận và thú nhận điều bí mật của mình với 1 người bạn, dẫn tới việc bọn thủ phạm bị bắt. Đó là sức mạnh của sự đồng cảm.

Nhưng nói chung, thủ phạm của những tội ác bỉ ổi đều hoàn toàn không có sự đồng cảm. Bọn trộm cắp, bọn hiếp dâm trẻ em và tội phạm bạo lực gia đình khác thường cũng có chung đặc điểm ấy: chúng không có sự đồng cảm. Việc chúng không thể cảm nhận được nỗi đau khổ của các nạn nhân cho phép chúng tự dối mình để biện minh tội ác. Chẳng hạn, bọn hiếp dâm tự nhủ: "Phụ nữ mơ ước được hiếp dâm", hoặc "Nếu cô ta chống cự, thì đó là làm ra vẻ khó khăn mà thôi"; bọn hiếp dâm trẻ em nghĩ: "Ta không làm điều ác với nó, ta dạy cho nó làm tình", hoặc "Đó là 1 cách để biểu lộ sự trừu mến"; còn những ông bố bà mẹ đánh đập con mình, họ lại tự nhủ: "Đó là ta dạy cho nó 1 bài học đích đáng". Những sự tự biện minh ấy được họ lặp đi lặp lại khi hành hạ nạn nhân của mình.

Sự vô cảm ấy xuất hiện vào chính lúc những kẻ này tấn công các nạn nhân gần như bao giờ cũng là 1 phần của chu kỳ cảm xúc tạo ra hành vi tàn bạo. Ta hãy xem những xúc cảm nói chung đưa tới việc kẻ hiếp dâm trẻ em xâm hại tình dục 1 cháu nhỏ: Lúc đầu, kẻ hiếp dâm trẻ em cảm thấy khó chịu trong mình, hắn nổi giận, bị suy sụp hay không chịu đựng nổi cảm giác cô đơn. Điều đó có thể xảy ra, chẳng hạn vì xem cảnh 1 cặp tình nhân hạnh phúc trên truyền hình, khiến cho cảm giác cô đơn của hắn tăng lên. Kẻ hiếp dâm trẻ em lúc đó trốn vào ảo giác ưa thích, chẳng hạn, khi hắn làm bạn với 1 đứa trẻ; ảo ảnh ấy trở thành sự thích thú tình dục và, cuối cùng, hắn thủ dâm. Hắn cảm thấy nhẹ nhõm 1 lúc, nhưng chỉ được 1 lúc thôi. Sự trầm cảm và cảm giác cô đơn trở lại với cường độ gấp nhiều lần. Lúc đó hắn bắt đầu nghĩ tới việc chuyển thành hành vi và tìm cách tự bào chữa: "Nếu ta không làm cho đứa trẻ bị đau, thì ta cũng không ây cho nó điều tệ hại gì", hoặc "Nếu đứa trẻ thực sự không thích có quan hệ tình dục với ta thì nó vẫn có thể dừng lại kia mà."

Ở giai đoạn này, kẻ hiếp dâm trẻ em nhìn thấy đứa trẻ qua tấm gương méo mó của ảo ảnh xấu xa ấy mà không hiểu được những gì đứa trẻ cảm thấy. Sự dửng dưng về xúc cảm quyết định tất cả những gì diễn ra sau đó: vạch kế hoạch - để hiếp dâm đứa trẻ, ngầm lặp đi lặp lại trong đầu những gì sẽ diễn ra và, cuối cùng, thực hiện kế hoạch đó. Tất cả những điều đó diễn ra như thể đứa trẻ không có xúc cảm riêng của nó; kẻ dâm bôn nhìn thấy đứa trẻ có thái độ hợp tác như hắn đã nghĩ sẵn trong ảo ảnh của hắn. Hắn không nhận thấy cảm giác của đứa trẻ - đẩy ra, sợ hãi, kinh tởm, vì nếu có thì những cảm giác này sẽ "làm hỏng" mọi chuyện.

Tình trạng hoàn toàn vô cảm đối với nạn nhân ấy là 1 trong những đối tượng chủ yếu của phương pháp điều trị mới hiện đang được hoàn chỉnh để chữa cho những kẻ hiếp dâm trẻ em và những tội phạm thuộc kiểu đó. Một trong những biện pháp chữa trị hứa hẹn nhất là đọc cho đối tượng nghe những chuyện tội ác kinh khủng giống với của họ, nhưng được kể lại theo cách nhìn của các nạn nhân. Người ta cũng chiếu cho họ xem phim video trong đó nạn nhân vừa khóc vừa giải thích những gì mình cảm thấy trong cuộc xâm hại. Kẻ xâm hại sau đó phải kể lại tội ác của chính mình bằng cách tự đặt mình vào vị trí của nạn nhân để tưởng tượng ra những gì nạn nhân cảm thấy. Cuối cùng, hắn phải tham gia dựng lại tấn kịch bằng cách vào vai nạn nhân.

Williams Pithers, nhà tâm lý học đã phát minh ra cách trị liệu này, nói với tôi: "Sự đồng cảm với nạn nhân làm thay đổi thái độ cảm nhận đến mức anh ta khó lòng phủ nhận nỗi đau đớn mình gây ra, ngay cả trong ảo ảnh của anh ta." Do đó mà động lực đưa anh ta tới chỗ đấu tranh chống lại xung lực tính dục đồi bại của mình cũng trở nên mạnh hơn. Tỷ lệ tái phạm ở những kẻ gây ra tội ác tính dục được chữa trị theo cách này trong tù chỉ bằng 1 nửa so với những kẻ không được chữa trị bằng cách đó. Không có động lực ban đầu do sự đồng cảm đem lại, thì không thể tiếp tục chữa trị được.

Nếu kích thích ý thức đồng cảm ở những kẻ bạo lực tính dục đối với trẻ em cho phép chúng ta nuôi 1 hy vọng nào đó, thì đối với những bệnh nhân tâm thần lại hoàn toàn khác. Một ví dụ thật tiêu biểu, những người mắc bệnh tâm thần là những người hoàn toàn không biết hối hận ngay cả khi họ phạm vào hành vi dã man nhất. Bệnh tâm thần, tức là không cảm thấy 1 chút đồng cảm hay hối hận nào, là 1 trong những bệnh xúc cảm rắc rối nhất. Tính trơ ì của người mắc bệnh tâm thần là do không có khả năng thiết lập những liên hệ thần kinh tình cảm nào khác hơn những liên hệ tình cảm hời hợt. Những kẻ giết người hàng loạt thích làm cho nạn nhân đau đớn trước khi giết họ - chúng cũng cùng thuộc dạng với những kẻ mắc bệnh tâm thần.

Những kẻ mắc bệnh tâm thần thường nói dối giỏi nhất; họ kể lại đủ thứ chuyện để đạt được những mục đích của họ và điều khiển những xúc cảm của nạn nhân với 1 sự vô sỉ giống như thế. Hãy lấy trường hợp của Faro, 1 thiếu niên 17 tuổi, thành viên của 1 băng cướp ở Los Angeles, đã từng bắn què 1 người mẹ và đứa con bà từ chiếc xe hắn ngồi, 1 hành vi được hắn kể lại với vẻ tự hào hơn là hối hận. Một hôm, khi hắn ngồi cùng xe với Leon Bing, 1 nhà báo chuẩn bị viết cuốn sách về các băng nhóm trẻ tuổi, hắn muốn "ba hoa thiên địa". Hắn cho biết rằng chính hắn đã "nện cho 2 con khỉ", trên chiếc xe bên cạnh phải khiếp hãi. Đây là lời kể của Bing:

"...Người lái xe cảm thấy có ai nhìn mình và quay đầu sang chúng tôi. Mắt anh ta giao nhau với ánh mắt Faro, rồi anh ta nhìn đi hướng khác. Rõ ràng tôi nhìn thấy nỗi khiếp sợ ở mắt anh ta..."

Để tỏ cho Bing biết rằng hắn định làm gì ai, Faro cũng nhìn Bing theo lối đó:

"...Hắn nhìn thẳng vào mắt tôi và mặt hắn thay đổi đủ các kiểu, như thể có 1 trò gian lận gì đấy. Đó là biểu hiện của ác mộng, như khiếp sợ cái gì. Cái nhìn ấy nói lên rằng: nếu anh nhìn tôi, tức là anh thách thức tôi. Trong mắt hắn, người ta đọc thấy hắn cóc cần gì hết, cả mạng tôi lẫn mạng hắn..."

Tất nhiên, có 1 sự phức tạp đến mức không thể chỉ giải thích ứng xử tội phạm về mặt sinh học. Chẳng hạn, đây có thể là năng lực tâm lý "xấu xa" như khả năng đe dọa giá trị sống còn trong những môi trường bạo lực. Trong những tình huống ấy, sự đồng cảm quá mức có thể là tai họa. Thật vậy, sự thiếu đồng cảm đúng lúc lại có thể là "ưu điểm" trong 1 số "nghề nghiệp" - 1 viên cảnh sát phụ trách thẩm vấn, chẳng hạn. Những người đã từng làm tra tấn dưới chế độ chuyên chế giải thích việc họ đã học được cách tách khỏi những xúc cảm của nạn nhân như thế nào để thực hiện "nhiệm vụ" của mình. Có nhiều con đường dẫn tới chỗ dùng thủ đoạn.

Một trong những biểu hiện đáng lo ngại nhất của sự thiếu đồng cảm đã được phát hiện ngẫu nhiên trong nghiên cứu về bạo lực vợ chồng. Những nghiên cứu này đã tìm thấy sự dị thường sinh lý ở những anh chồng dữ thường nhất, những kẻ thường xuyên đánh vợ, hoặc dọa giết vợ bằng 1 con dao hay 1 khẩu súng: những kẻ đó hành động lạnh lùng và có tính toán hơn là bị cơn cuồng nộ chi phối. Chính vào lúc cơn giận dữ của họ trào lên, sự dị thường ấy xuất hiện: nhịp tim họ chậm lại thay vì đập nhanh lên, như lẽ ra phải thế. Nói cách khác, họ bình tĩnh về mặt sinh lý ngay cả khi họ trở nên gây hấn hơn và tàn bạo hơn. Bạo lực của họ dường như là hành vi khủng bố có tính toán, khống chế vợ họ bằng sự sợ hãi.

Bọn súc sinh lạnh lùng ấy khác với những người đàn ông khác cũng đánh vợ. Một mặt, chúng có xu hướng bạo lực hơn ở bên ngoài gia đình và thường tham gia ẩu đả, hoặc thường đánh nhau với các đồng nghiệp hay bạn bè. Mặt khác, trong khi phần lớn những người đàn ông đánh vợ làm điều đó lúc nổi cơn giận dữ lên, chẳng hạn, vì cơn giận do ghen tuông hay sợ bị từ bỏ gây ra, thì bọn súc sinh lạnh lùng này thường tấn công vợ chẳng vì lý do rõ ràng nào, và khi bọn chúng đã như thế thì không có điều gì mà vợ chúng chống đỡ lại nổi, ngay cả việc bỏ trốn, cũng không thể làm cho chúng dừng lại được.

Một số nhà nghiên cứu về nhưng tên tội phạm mắc bệnh tâm thần cho rằng cách thực hiện tội ác lạnh lùng như thế cũng như việc thiếu đồng cảm của chúng là do khuyết tật nơ-ron mà có. Một nguồn gốc sinh lý của bệnh tâm thần đã được phát hiện theo 2 cách khác nhau, nhưng cả 2 đều chịu ảnh hưởng của các vòng mạch nơ-ron dẫn tới hệ thống rìa [Hệ thống cảm xúc nguyên thủy của não bộ, chi phối những cảm xúc bản năng nhất của con người]. Trong 1 thí nghiệm, người ta đã ghi các sóng não của các đối tượng trong khi họ cố đọc những từ mà thứ tự chữ cái đã bị đảo lộn. Các từ hiện ra rất nhanh, chỉ trong khoảng 1/10 giây. Phần lớn đã phản ứng khác nhau với từ ngữ mang nội hàm xúc cảm, như "giết" so với những từ trung tính, như "ghế". Họ tìm thấy lời giải nhanh hơn đối với những từ mang tính xúc cảm, và các sóng não của họ có dạng chuyển động đặc trưng, không thấy có ở từ trung tính. Nhưng những người mắc bệnh đa nhân cách không bao giờ có những phản ứng như vậy: các sóng não của họ không có chuyển động đặc biệt nào để phản ứng với những từ mang tính xúc cảm và cũng không phản ứng với các từ đó nhanh hơn. Tất cả những điều này cho thấy có sự cắt đứt các vòng mạch giữa vỏ não ngôn từ (nhận biết các từ) và não rìa (gắn với 1 xúc cảm).

Theo Robert Hare, nhà tâm lý học Canada đã thực hiện các nghiên cứu này, những kết quả cho thấy rằng người mắc bệnh tâm thần chỉ có hiểu biết hời hợt về các từ mang tính xúc cảm, và sự hời hợt này phản ánh chung hơn, sự hời hợt biểu hiện trong toàn bộ lĩnh vực xúc cảm. Tính trơ ì của người mắc bệnh đa nhân cách, theo Hare, một phần là do đặc điểm tâm lý khác được ông phát hiện trong các nghiên cứu trước đây, đặc điểm này cũng cho thấy có sự dị thường trong hoạt động của hạnh nhân và các vòng mạch liên kết: những người mắc bệnh đa nhân cách, lúc sắp nhận sự phóng điện, không hề tỏ ra 1 dấu hiệu sợ hãi nào, nhưng phản ứng ở người bình thường biết rằng mình sắp bị đau. Vì đau đớn không gây ra 1 chút sợ hãi nào ở người mắc bệnh tâm thần, nên Hare cho rằng họ không sợ sẽ bị trừng phạt vì hành vi của mình. Và bởi vì chính họ không cảm thấy 1 chút sợ hãi nào, nên họ cũng chẳng cần thấy phải có sự đồng cảm nào với nỗi sợ hay đau đớn từ nạn nhân của họ.


(trích từ cuốn "Trí tuệ xúc cảm" của Daniel Goleman)
 

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top