Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
Bùng nổ tâm lý bầy đàn trong giới trẻ
Những cuộc đua xe đêm với sự tham gia của hàng trăm quái xế, những vụ cướp giật, đánh nhau, thậm chí giết người, có tổ chức mà “sát thủ” hay những “yêu râu xanh” trẻ măng... ngày càng có chiều hướng gia tăng như một xu hướng tiêu cực vô cùng nguy hại.
Năng lượng dồi dào của tuổi trẻ ngày nay dường như không được đặt đúng lúc đúng chỗ, khi mà sức mạnh tập thể không được sử dụng cho những hữu ích xây dựng cuộc đời. Trách nhiệm của gia đình, xã hội và cả truyền thông là điều không thể phủ nhận!
Tội phạm vị thành niên ngày càng gia tăng
Những vụ án tuổi teen
Theo thống kê của Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội (Bộ Công an), thời gian gần đây, số vụ án mạng do trẻ vị thành niên thực hiện đang có chiều hướng gia tăng với hàng chục nghìn vụ mỗi năm. Tội phạm thường ở độ tuổi từ 16 đến 18. Còn tại Hà Nội, theo thống kê của Công an TP, trong năm 2010, lực lượng công an đã điều tra, khám phá 222 vụ án gồm 348 đối tượng phạm tội trong lứa tuổi vị thành niên. Điều đáng nói là trẻ phạm tội thường là cả một nhóm hoặc bị kẻ xấu xúi giục, hoặc học theo những hành động của game bạo lực và internet.
Ngày 22/9, nguồn tin từ đội CSĐT tội phạm về TTXH, công an quận 9, TP.HCM xác nhận, cơ quan này đang điều tra làm rõ về một vụ thiếu nữ 15 tuổi bị một nhóm sinh viên hãm hiếp tập thể. Liên quan đến vụ án, hiện công an quận 9 đã ra quyết định bắt giữ khẩn cấp 3 đối tượng đều là sinh viên của một số trường tại làng đại học Thủ Đức. Nạn nhân là em H.T.V (SN 1996).
Ngày 15/9, tin từ Công an huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận) cho biết sau một tuần bắt khẩn cấp 12 nghi can hiếp dâm tập thể bạn gái, cơ quan điều tra đã phát hiện thêm hai vụ hiếp dâm khác cũng do nhóm này thực hiện.
Theo đó, đêm 6/9, Trần Văn Tấn (17 tuổi, ngụ xã Ngũ Phụng, Phú Quý) rủ chị VT (19 tuổi) đi uống cà phê rồi chở chị T. đến đồi dương Long Hải để tâm sự. Tại đây nhóm Tấn gồm 11 thanh niên (độ tuổi 17-23) đã khống chế chị T. hiếp dâm tập thể. Theo điều tra mở rộng, trước đó, đêm 31/8, Tấn và Hoàng Văn Nghiếm cũng đã rủ M. và P. đi uống cà phê rồi đưa cả hai vào đồi dương Long Hải tâm sự. Tại đây với “kịch bản” đã được dựng sẵn, bất ngờ xuất hiện bảy thanh niên lao vào đánh Tấn và Nghiếm. Tấn và Nghiếm giả vờ ngất xỉu để đồng bọn thay nhau giở trò đồi bại.
Tháng 7/2011, lãnh đạo phường Hoa Lư thành phố Pleiku đã xác nhận vụ việc một cháu bé 16 tuổi đã bị 6 đối tượng hiếp dâm tập thể. Sự việc đau lòng ấy do 6 đối tượng gây ra vào rạng sáng ngày 26/7, gồm: Trương Minh Khương (22 tuổi), Phan Văn Hội (18 tuổi), Trương Trường Thịnh (18 tuổi), Đạt (biệt dang là Muối), và Thành, Quang tất cả đều trú ở phường Hoa Lư thành phố Pleiku.
Tháng 6/2011, Công an quận Thủ Đức (TPHCM) bắt giam Lê Hoàng Nhân, Thạch Nguyễn Hoàng Đạt (cùng 18 tuổi), Trần Minh Nam, Trần Tấn Quy, Trần Mỹ Duyên (cùng 17 tuổi) để điều tra về hành vi “cướp tài sản”. Nhóm này thường xuyên sử dụng hung khí để khống chế nạn nhân, gây ra nhiều vụ cướp.
Chỉ trong một đêm 25/9, công an TPHCM và các quận huyện đã bắt giữ gần 300 “xế độ” trong chiến dịch truy quét, dẹp nạn tụ tập gây rối đua xe trái phép...
“Bầy đàn” đang là “mốt”
Có một điều dễ nhận thấy là trẻ ở độ tuổi vị thành niên thường không phạm tội một mình. Cho dù với những trẻ chỉ có hành vi càn quấy, hay phạm tội giết người, thì phần lớn chúng đều hành động trong sự hưởng ứng hoặc hỗ trợ đắc lực của bạn bè.
Việc nữ sinh đánh bạn tập thể khiến nhiều người bất bình.
Thực tế còn phản ánh, hiện nay tính “bầy đàn” ở giới trẻ không chỉ xảy ra với những sự việc cụ thể ngoài đời mà ngay trong cách suy nghĩ cũng thể hiện xu hướng này. Chỉ cần “lướt” qua các diễn đàn của các cư dân mạng tuổi teen cũng đã ghi nhận thực trạng này, đơn cử một diễn đàn của một “hot girl” trong tuần cuối tháng 9 đang trở nên “nóng” vì những lời “comment” của những cư dân mạng theo khuynh hướng “a dua” xung quanh chủ đề hình ảnh của 3 cô bé tuổi teen “giả nai” thay thế cho những hình ảnh “hở hang, sexy” đã trở nên quá nhàm mắt.
Nhìn nhận sự việc này ở góc độ một nhà giáo, cô Nguyển Hoàng Anh – giáo viên trường PTTH Hùng Vương (TPHCM) cho biết: “Tôi đã theo dõi diễn đàn này vì có con cũng đang trong độ tuổi “teen” như các em, tôi nhận ra một điều, không ít các ý kiến đăng trong diễn đàn mang hình thái “a dua”, chê bai hội đồng, cùng nhau ghét bỏ và hùa nhau tẩy chay mặc dù có thể chẳng biết gì về nhân vật và không thật sự hiểu rõ ngọn ngành sự kiện này” – cô Hoàng Anh đưa ra quan điểm.
Lý giải thêm cho xu hướng “bầy đàn” trong những hoạt động trên mạng của giới trẻ hiện nay là phần nào do việc lập một hội trên các trang mạng xã hội, rồi tìm những người cùng sở thích với mình rất đơn giản. Ở góc độ nào đó, có thể xem đây là “mặt trái” của công nghệ thông tin bởi khi tham gia vào các diễn đàn trên mạng, rất nhiều người không còn giữ được chính kiến cá nhân mà đã bị phụ thuộc, trở thành kẻ dựa dẫm vào những số đông những người trong diễn đàn. Và vô hình trung, họ đã trở thành kẻ “a dua”.
Trên thực tế, chưa có một nghiên cứu nào nói lên sự liên quan giữa những hành vi phạm tội của vị thành niên đang gia tăng chóng mặt trong mấy năm qua với tâm lý học đòi, a dua, nhưng với những vụ án giết người, cướp của mà thủ phạm là một “tập thể”, những clíp đánh bạn tập thể, những vụ án làm tình tập thể, tự tử tập thể... thì việc chúng ta lo lắng và báo động “tâm ý bầy đàn” là điều không hề thừa, trong nỗ lực giáo dục lại một lớp trẻ đang có nguy cơ ngày càng bị tha hóa, a dua theo những luồng văn hóa xấu.
Trên mạng internet đã từng có kiểu “a dua fan”, hâm mộ thần tượng kiểu “mùa vụ”. Thấy ai hâm mộ, khen ngợi “sao” nào thì lao vào hâm mộ “sao” ấy. Câu chuyện không chỉ dừng lại ở mức thần tượng. Nhiều bạn trẻ ngày nay hùa nhau “đánh hội đồng”, lập nhóm trộm cướp, lập “đội” chơi game... và hậu quả dẫn đến những hành vi phạm tội nghiêm trọng.
Vài năm trở lại đây khi game online bùng nổ ở hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới thì nhân loại đã phải đối mặt với một loại “giặc” mới, tiêm nhiễm vào đầu trẻ vị thành niên những mầm mống tội ác. Ở Pháp, báo chí đưa tin về trường hợp một cậu bé phạm tội giết người vì lí do nhân vật ảo của cậu ta lại bị một nhân vật ảo do một game thủ khác giết chết, cậu ta giết bạn chơi để trả thù cho nhân vật của mình.
Ở VN, giữa thủ đô cũng có vụ án tương tự được Công an Hà Nội xếp vào loại trọng án, hung thủ giết người là Nguyễn Ngọc Tuấn (SN 1991) khi mới 16 tuổi, giết bạn chơi game một cách hết sức dã man, chỉ vì những mâu thuẫn xảy ra trong thế giới ảo, và Tuấn được bạn là Nguyễn Nhật Anh (SN 1990) bao che, không tố giác với cơ quan điều tra.
Theo Thảo Nhi - Trịnh Tình - Toàn Thắng
Lao Động
Những cuộc đua xe đêm với sự tham gia của hàng trăm quái xế, những vụ cướp giật, đánh nhau, thậm chí giết người, có tổ chức mà “sát thủ” hay những “yêu râu xanh” trẻ măng... ngày càng có chiều hướng gia tăng như một xu hướng tiêu cực vô cùng nguy hại.
Năng lượng dồi dào của tuổi trẻ ngày nay dường như không được đặt đúng lúc đúng chỗ, khi mà sức mạnh tập thể không được sử dụng cho những hữu ích xây dựng cuộc đời. Trách nhiệm của gia đình, xã hội và cả truyền thông là điều không thể phủ nhận!
Tội phạm vị thành niên ngày càng gia tăng
Những vụ án tuổi teen
Theo thống kê của Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội (Bộ Công an), thời gian gần đây, số vụ án mạng do trẻ vị thành niên thực hiện đang có chiều hướng gia tăng với hàng chục nghìn vụ mỗi năm. Tội phạm thường ở độ tuổi từ 16 đến 18. Còn tại Hà Nội, theo thống kê của Công an TP, trong năm 2010, lực lượng công an đã điều tra, khám phá 222 vụ án gồm 348 đối tượng phạm tội trong lứa tuổi vị thành niên. Điều đáng nói là trẻ phạm tội thường là cả một nhóm hoặc bị kẻ xấu xúi giục, hoặc học theo những hành động của game bạo lực và internet.
Ngày 22/9, nguồn tin từ đội CSĐT tội phạm về TTXH, công an quận 9, TP.HCM xác nhận, cơ quan này đang điều tra làm rõ về một vụ thiếu nữ 15 tuổi bị một nhóm sinh viên hãm hiếp tập thể. Liên quan đến vụ án, hiện công an quận 9 đã ra quyết định bắt giữ khẩn cấp 3 đối tượng đều là sinh viên của một số trường tại làng đại học Thủ Đức. Nạn nhân là em H.T.V (SN 1996).
Ngày 15/9, tin từ Công an huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận) cho biết sau một tuần bắt khẩn cấp 12 nghi can hiếp dâm tập thể bạn gái, cơ quan điều tra đã phát hiện thêm hai vụ hiếp dâm khác cũng do nhóm này thực hiện.
Theo đó, đêm 6/9, Trần Văn Tấn (17 tuổi, ngụ xã Ngũ Phụng, Phú Quý) rủ chị VT (19 tuổi) đi uống cà phê rồi chở chị T. đến đồi dương Long Hải để tâm sự. Tại đây nhóm Tấn gồm 11 thanh niên (độ tuổi 17-23) đã khống chế chị T. hiếp dâm tập thể. Theo điều tra mở rộng, trước đó, đêm 31/8, Tấn và Hoàng Văn Nghiếm cũng đã rủ M. và P. đi uống cà phê rồi đưa cả hai vào đồi dương Long Hải tâm sự. Tại đây với “kịch bản” đã được dựng sẵn, bất ngờ xuất hiện bảy thanh niên lao vào đánh Tấn và Nghiếm. Tấn và Nghiếm giả vờ ngất xỉu để đồng bọn thay nhau giở trò đồi bại.
Tháng 7/2011, lãnh đạo phường Hoa Lư thành phố Pleiku đã xác nhận vụ việc một cháu bé 16 tuổi đã bị 6 đối tượng hiếp dâm tập thể. Sự việc đau lòng ấy do 6 đối tượng gây ra vào rạng sáng ngày 26/7, gồm: Trương Minh Khương (22 tuổi), Phan Văn Hội (18 tuổi), Trương Trường Thịnh (18 tuổi), Đạt (biệt dang là Muối), và Thành, Quang tất cả đều trú ở phường Hoa Lư thành phố Pleiku.
Tháng 6/2011, Công an quận Thủ Đức (TPHCM) bắt giam Lê Hoàng Nhân, Thạch Nguyễn Hoàng Đạt (cùng 18 tuổi), Trần Minh Nam, Trần Tấn Quy, Trần Mỹ Duyên (cùng 17 tuổi) để điều tra về hành vi “cướp tài sản”. Nhóm này thường xuyên sử dụng hung khí để khống chế nạn nhân, gây ra nhiều vụ cướp.
Chỉ trong một đêm 25/9, công an TPHCM và các quận huyện đã bắt giữ gần 300 “xế độ” trong chiến dịch truy quét, dẹp nạn tụ tập gây rối đua xe trái phép...
“Bầy đàn” đang là “mốt”
Có một điều dễ nhận thấy là trẻ ở độ tuổi vị thành niên thường không phạm tội một mình. Cho dù với những trẻ chỉ có hành vi càn quấy, hay phạm tội giết người, thì phần lớn chúng đều hành động trong sự hưởng ứng hoặc hỗ trợ đắc lực của bạn bè.
Việc nữ sinh đánh bạn tập thể khiến nhiều người bất bình.
Thực tế còn phản ánh, hiện nay tính “bầy đàn” ở giới trẻ không chỉ xảy ra với những sự việc cụ thể ngoài đời mà ngay trong cách suy nghĩ cũng thể hiện xu hướng này. Chỉ cần “lướt” qua các diễn đàn của các cư dân mạng tuổi teen cũng đã ghi nhận thực trạng này, đơn cử một diễn đàn của một “hot girl” trong tuần cuối tháng 9 đang trở nên “nóng” vì những lời “comment” của những cư dân mạng theo khuynh hướng “a dua” xung quanh chủ đề hình ảnh của 3 cô bé tuổi teen “giả nai” thay thế cho những hình ảnh “hở hang, sexy” đã trở nên quá nhàm mắt.
Nhìn nhận sự việc này ở góc độ một nhà giáo, cô Nguyển Hoàng Anh – giáo viên trường PTTH Hùng Vương (TPHCM) cho biết: “Tôi đã theo dõi diễn đàn này vì có con cũng đang trong độ tuổi “teen” như các em, tôi nhận ra một điều, không ít các ý kiến đăng trong diễn đàn mang hình thái “a dua”, chê bai hội đồng, cùng nhau ghét bỏ và hùa nhau tẩy chay mặc dù có thể chẳng biết gì về nhân vật và không thật sự hiểu rõ ngọn ngành sự kiện này” – cô Hoàng Anh đưa ra quan điểm.
Lý giải thêm cho xu hướng “bầy đàn” trong những hoạt động trên mạng của giới trẻ hiện nay là phần nào do việc lập một hội trên các trang mạng xã hội, rồi tìm những người cùng sở thích với mình rất đơn giản. Ở góc độ nào đó, có thể xem đây là “mặt trái” của công nghệ thông tin bởi khi tham gia vào các diễn đàn trên mạng, rất nhiều người không còn giữ được chính kiến cá nhân mà đã bị phụ thuộc, trở thành kẻ dựa dẫm vào những số đông những người trong diễn đàn. Và vô hình trung, họ đã trở thành kẻ “a dua”.
Trên thực tế, chưa có một nghiên cứu nào nói lên sự liên quan giữa những hành vi phạm tội của vị thành niên đang gia tăng chóng mặt trong mấy năm qua với tâm lý học đòi, a dua, nhưng với những vụ án giết người, cướp của mà thủ phạm là một “tập thể”, những clíp đánh bạn tập thể, những vụ án làm tình tập thể, tự tử tập thể... thì việc chúng ta lo lắng và báo động “tâm ý bầy đàn” là điều không hề thừa, trong nỗ lực giáo dục lại một lớp trẻ đang có nguy cơ ngày càng bị tha hóa, a dua theo những luồng văn hóa xấu.
Trên mạng internet đã từng có kiểu “a dua fan”, hâm mộ thần tượng kiểu “mùa vụ”. Thấy ai hâm mộ, khen ngợi “sao” nào thì lao vào hâm mộ “sao” ấy. Câu chuyện không chỉ dừng lại ở mức thần tượng. Nhiều bạn trẻ ngày nay hùa nhau “đánh hội đồng”, lập nhóm trộm cướp, lập “đội” chơi game... và hậu quả dẫn đến những hành vi phạm tội nghiêm trọng.
Vài năm trở lại đây khi game online bùng nổ ở hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới thì nhân loại đã phải đối mặt với một loại “giặc” mới, tiêm nhiễm vào đầu trẻ vị thành niên những mầm mống tội ác. Ở Pháp, báo chí đưa tin về trường hợp một cậu bé phạm tội giết người vì lí do nhân vật ảo của cậu ta lại bị một nhân vật ảo do một game thủ khác giết chết, cậu ta giết bạn chơi để trả thù cho nhân vật của mình.
Ở VN, giữa thủ đô cũng có vụ án tương tự được Công an Hà Nội xếp vào loại trọng án, hung thủ giết người là Nguyễn Ngọc Tuấn (SN 1991) khi mới 16 tuổi, giết bạn chơi game một cách hết sức dã man, chỉ vì những mâu thuẫn xảy ra trong thế giới ảo, và Tuấn được bạn là Nguyễn Nhật Anh (SN 1990) bao che, không tố giác với cơ quan điều tra.
Theo Thảo Nhi - Trịnh Tình - Toàn Thắng
Lao Động