FRIENDLYBOY
New member
- Xu
- 0
Bụi hữu ích với chúng ta như thế nào ?
Theo cách nghĩ thông thường , bụi rất có hại đối với chúng ta. Nhưng đó chỉ là một mặt của vấn đề. Bụi cũng rất hữu ích đối với chúng ta. Trước khi thảo luận về các hữu ích của bụi, ta nên tìm hiểu bụi là gì và nó được hình thành như thế nào ?
Mỗi chất rắn đều gồm có các phần tử rất nhỏ. Khi các phần tử nhỏ này bị phân tán, chúng trở thành các phần tử bụi. Chẳng hạn, khi ta đập một cục gạch hoặc một cục đá thành những mảnh vụn, nó sẽ trở thành những phần tử bụi. Bụi được hình thành trong nhiều cách khác nhau. Khi những chất rắn bị vỡ ra, bụi được hình thành. Khói tỏa ra từ việc đốt than, gỗ, xăng dầu... cũng tạo nên bụi. Các phần tử bụi cũng do từ cây cối bị chết, phân súc vật, muối biển, cát ở sa mạc, tro bụi núi lửa... các phần tử này hoà với không khí và được gọi là các phân tử bụi. Không khí mang các phân tử bụi từ nơi này tới nơi khác. Các phân tử ở bề mặt trái đất cũng bay trong không khí dưới dạng bụi.
Điều hữu dụng lớn nhất của các phân tử bụi là chúng giúp cho việc tạo ra mưa. Hơi nước ở trong mây đọng lại trên các phân tử bụi tạo ra những giọt mưa rơi xuống mặt đất. Nếu thiếu các phân tử bụi, thì việc tạo mưa có thể bị đình chỉ lại. Tương tư, sương ban mai, sương mù v.v... cũng được hình thành như vậy vì có hiện diện của các phân tử bụi trong không khí rải rác đủ mọi hướng dưới ánh sáng mặt trời.
Do sự rải rác này nên trời mờ mờ tối khoảng từ một đến hai tiếng đồng hồ sau khi mặt trời lặn. Trời ánh hồng vào lúc bình minh và hoàng hôn là do bởi các phân tử bụi và hơi nước. Ánh tà dương đẹp lộng lẫy mà ta thấy cũng do những phân tử bụi này tạo nên. Do đó, ta thấy rằng những phân tử bụi mà người ta cho là hoàn toàn có hại, thì rất hữu ích trong thực tế.
Theo cách nghĩ thông thường , bụi rất có hại đối với chúng ta. Nhưng đó chỉ là một mặt của vấn đề. Bụi cũng rất hữu ích đối với chúng ta. Trước khi thảo luận về các hữu ích của bụi, ta nên tìm hiểu bụi là gì và nó được hình thành như thế nào ?
Mỗi chất rắn đều gồm có các phần tử rất nhỏ. Khi các phần tử nhỏ này bị phân tán, chúng trở thành các phần tử bụi. Chẳng hạn, khi ta đập một cục gạch hoặc một cục đá thành những mảnh vụn, nó sẽ trở thành những phần tử bụi. Bụi được hình thành trong nhiều cách khác nhau. Khi những chất rắn bị vỡ ra, bụi được hình thành. Khói tỏa ra từ việc đốt than, gỗ, xăng dầu... cũng tạo nên bụi. Các phần tử bụi cũng do từ cây cối bị chết, phân súc vật, muối biển, cát ở sa mạc, tro bụi núi lửa... các phần tử này hoà với không khí và được gọi là các phân tử bụi. Không khí mang các phân tử bụi từ nơi này tới nơi khác. Các phân tử ở bề mặt trái đất cũng bay trong không khí dưới dạng bụi.
Điều hữu dụng lớn nhất của các phân tử bụi là chúng giúp cho việc tạo ra mưa. Hơi nước ở trong mây đọng lại trên các phân tử bụi tạo ra những giọt mưa rơi xuống mặt đất. Nếu thiếu các phân tử bụi, thì việc tạo mưa có thể bị đình chỉ lại. Tương tư, sương ban mai, sương mù v.v... cũng được hình thành như vậy vì có hiện diện của các phân tử bụi trong không khí rải rác đủ mọi hướng dưới ánh sáng mặt trời.
Do sự rải rác này nên trời mờ mờ tối khoảng từ một đến hai tiếng đồng hồ sau khi mặt trời lặn. Trời ánh hồng vào lúc bình minh và hoàng hôn là do bởi các phân tử bụi và hơi nước. Ánh tà dương đẹp lộng lẫy mà ta thấy cũng do những phân tử bụi này tạo nên. Do đó, ta thấy rằng những phân tử bụi mà người ta cho là hoàn toàn có hại, thì rất hữu ích trong thực tế.