Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVI, thu nhập thế giới hàng năm chỉ hơi nhích lên, nhưng từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX đã tăng khoảng 50%. Sau đó, trong một thế kỷ (1850 - 1950) nó đã tăng gấp 3 lần. Và chỉ trong nửa cuối thế kỷ 20 (1950 - 2000) lại tăng gấp 3 lần nữa (2).
Thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX, mọi hoạt động thương mại, tài chính, tiền tệ, đầu tư đều tăng nhanh. Từ 1990 đến 1997, tăng trưởng khối lượng xuất khẩu thế giới hàng năm đạt 7% đạt trong khi tăng trưởng GDP thế giới chỉ đạt 3%. Lượng tiền trao đổi qua các giao dịch tài chính quốc tế hàng ngày trên thế giới năm 1986 mới ở mức 200 tỉ USD thì đến năm 1996 đã lên tới 1.500 tỉ USD (nay lên tới 3.500 tỷ USD). Từ năm 1991 đến 1997, đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng tăng 10%. Năm 1990 tổng số các công ty xuyên quốc gia là 35.000 với 150.000 chi nhánh thì đến 1997 đã lên tới 53.000 công ty với 450.000 chi nhánh hoạt động trên khắp thế giới (3).
Đấy là những nhân tố thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới, tạo điều kiện ít nhiều thuận lợi cho các nước tham gia vào tiến trình toàn cầu hóa do sự phân công chuyên sâu trong hợp tác quốc tế.
Nhưng vì toàn cầu hóa mang tính chất tư bản chủ nghĩa rõ rệt "khi mà các nước tư bản chủ nghĩa giàu có nhất, các công ty tư bản xuyên quốc gia đang nắm trong tay những nguồn lực vật chất và phương tiện hùng mạnh nhất để tác động lên toàn thế giới như vốn, kỹ thuật, công nghệ, các tổ chức và thể chế kinh tế, tài chính, tiền tệ, thương mại quốc tế. Họ nắm cả những phương tiện hùng mạnh nhất trong lĩnh vực sản xuất tinh thần và tác động tinh thần, cả những nguồn lực quan trọng nhất về chất xám ...."(4), thì rõ ràng quá trình toàn cầu hóa có nhiều bất lợi cho các nước nghèo và đang phát triển.
Nếu như trước đây, sự tăng trưởng của nền kinh tế thế giới còn dựa trên nguồn nguyên nhiên liệu, các nước nghèo và đang phát triển còn nhiều lợi thế đấu tranh, thì ngày nay nhân tố tri thức, cùng phương tiện truyền thông ngày càng đóng vai trò quan trọng lại nằm trong tay các nước phát triển giàu có.
Và toàn cầu hóa không những không tạo ra mức sống đồng đều cho mọi người, mọi quốc gia, mọi khu vực mà ngược lại nó làm cho hố ngăn cách giàu nghèo ngày càng sâu rộng, bất bình đẳng ngày càng lớn. Theo chương trình Liên hợp quốc về phát triển (PNUD) thì cuối những năm 90, 85% thu nhập thế giới rơi vào túi 1/5 số người giàu nhất (trong khi vào những năm 60 họ mới chiếm 70%), 1/5 số người nghèo nhất chỉ chiếm 1,4% (những năm 60 còn chiếm 2,3%) (5).
Khóa họp đặc biệt của Đại hội đồng Liên hợp quốc diễn ra ở Giơnevơ mới đây đã kết luận "nghèo đói, sự không đồng đều và tình trạng mất an ninh đã tăng lên trên thế giới kể từ khi toàn cầu hóa được khởi động". Cách đây 5 năm, số người nghèo là 1 tỷ nay đã lên tới 1,2 tỷ. Các nước công nghiệp hóa giàu hơn các nước nghèo nhất tới 74 lần. Trong 30 nước nghèo nhất, thu nhập bình quân thực tế đầu người đã giảm đi trong 35 năm qua. Tài sản của 3 nước giàu nhất thế giới lớn hơn tổng sản phẩm quốc dân nội địa của các nước kém phát triển nhất cộng lại với số dân lên tới 600 triệu người (6). Còn theo báo cáo của Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (CNUCED), thì trong số 644 tỷ USD đầu tư quốc tế, 2/3 vào Mỹ và Liên minh châu Âu, tất cả các nước đang phát triển chỉ thu hút được 1/3, trong đó cả lục địa châu Phi chỉ nhận được 8,3 tỷ USD tức chỉ chiếm 1,3% (7).
Thực chất "các nhà đầu tư quốc tế chủ yếu đến từ các nước phát triển và động cơ của họ là lợi nhuận kinh tế chứ không phải là giúp các nước đang phát triển tăng trưởng bền vững" (8).
Những năm 90, toàn cầu hóa có giúp cho tuổi thọ trung bình tăng lên và nạn mù chữ giảm đi phần nào. Nhưng những người mắc bệnh Aids lại tăng gấp đôi chỉ trong thời gian từ 1990 - 1997. Đến năm 1997 vẫn còn 850 triệu người lớn tuổi không biết đọc, biết viết; 1/3 tỷ người vẫn không được sử dụng nước sạch; 1/7 trẻ em ở độ tuổi đi học vẫn không được đến trường; 160 triệu trẻ em bị suy dinh dưỡng và số trẻ em phải làm việc nặng nhọc (9) còn nhiều hơn thế.
Gánh nặng nợ nần chồng chất cũng làm cho các nước nghèo và kém phát triển khó tranh thủ được những thuận lợi của toàn cầu hóa.
Sự mở cửa biên giới do hội nhập vào tiến trình toàn cầu hóa còn có nguy cơ làm gia tăng tình trạng buôn lậu vũ khí, ma tuý và làm trôi nổi số nhân công có tay nghề cao. Chẳng hạn, năm 1998 hơn 250.000 lao động châu Phi tay nghề cao sang làm việc tại châu Âu và Hoa Kỳ (10), và nếu tính toàn bộ các nước đang phát triển thì con số đó phải lên tới hàng triệu. Nạn chảy máu chất xám này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hội nhập và phát triển của các nước nghèo và đang phát triển.
Toàn cầu hóa cũng tác động mạnh đến việc hoạch định chính sách quốc gia của từng nước vì các Nhà nước sẽ khó khăn hơn trong việc thiết kế chính sách kinh tế xã hội của mình dưới con mắt xoi mói của các thị trường kinh tế và tài chính đã được toàn cầu hóa. Các nước chịu sức ép lớn buộc phải đặt các thoả thuận đa phương lên trên chính sách quốc gia.
Chính vì thế mà toàn cầu hóa diễn ra với "bao nhiêu mâu thuẫn đủ loại, cực kỳ phức tạp, đan xen. Đó là mâu thuẫn giữa một bên là quyền lực và lợi ích chi phối, thao túng của những thế lực tư bản quốc tế, các nước tư bản chủ nghĩa với một bên là chủ quyền và lợi ích quốc gia, dân tộc. Đó là mâu thuẫn ngay trong lòng các nước tư bản chủ nghĩa, giữa các tập đoàn tư bản với nhau. Đó là mâu thuẫn giữa tăng trưởng của cải với phân phối không công bằng dẫn tới phân cực giàu nghèo ngày càng tăng giữa các quốc gia và trong mỗi nước, giữa trung tâm với ngoại vi, giữa Bắc với Nam. Đó là mâu thuẫn giữa kinh tế tăng trưởng với văn hóa, đạo đức xã hội suy đồi do tác động từ mặt trái của kinh tế thị trường toàn cầu hóa. Đó là mâu thuẫn giữa hợp tác và đấu tranh. Là mâu thuẫn giữa xã hội với thiên nhiên biểu hiện ở hiểm hoạ ngày càng tăng và mâu thuẫn cho đời sống con người do tàn phá môi trường sinh thái (10).
Tóm lại, toàn cầu hóa là một quá trình tất yếu và những lợi ích mà nó mang lại là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, toàn cầu hóa cũng đặt ra muôn vàn khó khăn, thách thức và mâu thuẫn cho các quốc gia đặc biệt là các nước nghèo và các nước đang phát triển.
Nhìn chung các nước giàu ca ngợi toàn cầu hóa và chỉ nhấn vào mặt thuận lợi của nó. Họ cho rằng đây là cơ hội để các nước nghèo và các nước đang phát triển tranh thủ vươn lên thóat khỏi đói nghèo và trở nên giàu có như những con rồng, con hổ châu A'... Còn các nước nghèo và các nước đang phát triển thì lo lắng, trăn trở trước những khó khăn, thách thức và mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình hội nhập vào tiến trình toàn cầu hóa.
Cũng có một điểm chung là hầu hết các nước đều cảnh giác trước sự bá quyền của Mỹ trong tiến trình toàn cầu hóa. Tổng thống Pháp Jacques Chirac kêu gọi một thế giới đa cực trong đó Liên minh châu Âu phải trở thành một trong những cực mạnh nhất và kêu gọi giữ gìn bản sắc văn hóa Pháp cũng như văn hóa châu Âu trước sự thâm nhập và bành trướng mạnh mẽ của văn hóa Mỹ. Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Vedrine cho rằng Mỹ hiện nay đã trở thành "siêu siêu cường" (Hyperpuissance) vì Mỹ đã vượt trội các nước khác cả về kinh tế, tiền tệ, công nghệ, quân sự, lối sống, ngôn ngữ và các sản phẩm văn hóa đại chúng. Mỹ đã và đang tung các thế mạnh đó ra thế giới nhằm nhào nặn mọi người theo cách suy nghĩ, cách sống, cách hành động kiểu Mỹ. Suy nghĩ này được nhiều nước chia sẻ. Bộ Trưởng Giáo dục Singapo Teo Chee Hean từng phát biểu tại cuộc hội thảo tại Pháp nhân kỷ niệm 20 năm thành lập Viện Quan hệ quốc tế Pháp (IFRI) rằng: "Điều bất hạnh là toàn cầu hóa thực tế là một sự Mỹ hóa".
Vì vậy, các nước nghèo và đang phát triển một mặt thừa nhận toàn cầu hóa sẽ tiếp tục là xu thế áp đảo trong thế kỷ thứ XXI, nhưng đòi hỏi toàn cầu hóa phải đem đến những cơ may đồng đều cho tất cả các nước, trước hết phải xóa nợ cho các nước nghèo, phải tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nước nghèo và đang phát triển có khả năng hội nhập vào tiến trình toàn cầu hóa. Muốn vậy, các nước phát triển không được sử dụng các tổ chức và thể chế quốc tế để áp đặt các luật chơi có lợi cho họ và tất nhiên bất lợi cho các nước nghèo và đang phát triển, chẳng hạn các nước phát triển đòi hỏi mở cửa thị trường cho các lĩnh vực mũi nhọn mà họ chiếm ưu thế trong khi khép lại hoặc bảo hộ các thị trường của họ đối với các mặt hàng truyền thống hoặc còn chút ít ưu thế của các nước nghèo và đang phát triển. Họ bảo hộ nền nông nghiệp của họ, hạn chế sự thâm nhập các sản phẩm nông nghiệp của các nước nghèo và đang phát triển, buộc các nước này phải cơ cấu lại nền kinh tế trong khi không chịu cơ cấu lại nền kinh tế của họ.
Các nước phát triển chủ yếu đầu tư lẫn nhau, còn số vốn đầu tư vào các nước đang phát triển rất ít, trong đó các nước nghèo lại càng nhận được phần ít hơn. Họ chuyển giao cho các nước này những công nghệ cũ kỹ, nhà máy xí nghiệp gây ô nhiễm để đi vào những ngành mũi nhọn, từ đó luôn giữ chìa khóa phát triển trong tay họ. Còn các nước nghèo và đang phát triển lắm khi buộc phải vét cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên của mình, hy sinh môi trường sinh thái hòng đổi lấy sự phát triển có hạn. Họ đòi hỏi các nước đi vào nền kinh tế thị trường, hội nhập vào tiến trình toàn cầu hóa, đẩy nhanh tư nhân hóa, dân chủ hóa theo kiểu phương Tây nhằm tạo những tiền đề để chuyển hóa các chế độ chính trị mà họ không ưa. Họ rêu rao về mối quan hệ giữa kinh tế thị trường và dân chủ hóa, về sự "biện chứng hỗn hợp giữa phát triển với hiện đại hóa và dân chủ hóa". Những nước nào chống lại thì họ bao vây cấm vận. Điều họ muốn chính là làm thế nào nhào nặn tất cả các quốc gia dân tộc trên thế giới này theo hình mẫu tư bản chủ nghĩa phương Tây của họ.
Y' thức được những bất lợi, thách thức, mâu thuẫn trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới toàn cầu hóa đó, các nước nghèo và đang phát triển đòi hỏi " toàn cầu hóa phải được thuần hóa, nhân văn hóa" và để trong những thập kỷ tới tổ chức hệ thống quốc tế như thế nào đó cho phép con cháu mình được sống trong một thế giới hoà bình, thịnh vượng chung. Trước mắt, tất cả các nước nhất là các nước phát triển giàu có phải cùng quan tâm giải quyết các vấn đề bức xúc đặt ra, đó là xóa đói giảm nghèo, an ninh lương thực, nguồn nước, bảo vệ môi trường, chuẩn mực xã hội và sự đa dạng văn hóa....
Toàn cầu hóa là một tiến trình lịch sử chứ không phải là một sự phổ cập tức thì, là một bối cảnh chứ không phải là một giải pháp, do đó mỗi nước tuỳ hoàn cảnh cụ t