• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Bí quyết học giỏi toán lớp 12

balotuixach.com

New member
Xu
0


Năm lớp 12 là năm học quan trọng nhất, các em phải đối mặt với 2 kỳ thi lớn là tốt nghiệp và Đại học. Một trong những môn gây khó khăn cho các em học sinh lớp 12 là môn Toán. Với mong muốn giúp các em học sinh lớp 12 học tốt môn Toán để có thể chuẩn bị kiến thức vững vàng để bước vào các kỳ thi và đạt điểm cao, Trung tâm Gia Sư Nhân Trí xin chia sẻ một số bí quyết học giỏi toán 12.

1. Thả lỏng bản thân:

Đừng cố gắng tìm hiểu tất cả mọi thứ về toán học trong một ngày. Tìm một chủ đề bạn thích và dành thời gian để tìm hiểu các định lý, công thức và thực hành các bài tập mẫu, ví dụ như đo lường hoặc đồ thị hay hình học không gian.

2. Nghiên cứu toán học bằng cách đọc sách hoặc từ một nguồn đáng tin cậy:

Tìm một cuốn sách toán học tốt hay trang web toán học phù hợp với bạn. Cùng đưa ra các chủ đề hay bài tập khó, tìm kiếm kiến thức liên quan và chia sẻ chúng với mọi người để nhận được những ý kiến đóng góp giúp cho bạn hiểu về nó cặn kẽ hơn. Bạn có thể làm điều này bằng cách học nhóm, đưa ra câu hỏi cho thầy cô ở trên lớp hoặc tham gia vào diễn đàn toán học. Tôi đưa ra cho bạn một lời khuyên: đừng tìm hiểu toán học một mình, hãy chia sẻ nó và bạn sẽ nhận được nhiều điều thú vị.

3. Đọc kỹ các bài học trong sách giáo khoa.

Để ý những điều quan trọng được in đậm, các công thức và bài tập mẫu. Các thành phần quan trọng của bài học nên được ghi chú, đánh dấu bằng ký hiệu của bạn hoặc tô màu.

4. Kết hợp lý thuyết và bài tập

Sau khi bạn nghĩ rằng bạn đã hiểu bài học, đừng chỉ nhìn vào các bài tập trong sách giáo khoa mà hãy cầm viết lên và hoàn thành chúng trước khi bạn thử các bài tập khác. Điều này giúp bạn hiểu rõ về phần lý thuyết mà bạn đã học. Đôi khi, bạn sẽ nhận ra rằng có rất nhiều vấn đề bạn vẫn chưa thực sự hiểu rõ. Nhưng bạn chỉ có thể biết được chúng sau khi bạn làm bài tập mà thôi.

5. Giải bằng nhiều cách

Thực hành các bài tập trong sách giáo khoa với những cách giải khác nhau để tìm ra cách nhanh nhất và cách tư duy hợp lý nhất.Nếu bạn thấy cần thiết, hãy ghi chú lại các bước mà bạn đã thực hiện để giải bài toán đó. Như vậy, bạn đã có thể hiểu rõ vấn đề của bài học.

6. Học toán bằng tư duy tích cực.

Điều này có nghĩa rằng bạn phải tự tìm hiểu về bài học trước khi đến lớp, ghi chú những điều chưa hiểu. Sau khi bạn nghĩ rằng mình đã hiểu bài học, hãy hoàn thành tất cả bài tập trong sách giáo khoa, nếu có thời gian thì làm thêm các dạng bài tập trong sách tham khảo hay trên mạng. Tích cực ghi chú và tìm tòi tài liệu khi gặp phải vấn đề hóc búa. Tích cực tìm lời giải đáp bằng cách sử dụng nhiều nguồn khác nhau.

7. Ghi chú và tổng hợp kiến thức theo từng chương, phần, chủ đề.

Điều quan trọng sau khi học xong bài học là cần phải ghi nhớ các định lý, công thức, cách giải dạng bài tập. Tuy vậy, đôi khi bạn bị chi phối bởi quá nhiều môn học khiến bạn quên đi chúng. Cách hay nhất là ghi chú chúng lại vào sổ tay.

Nhưng điều này vẫn chưa đủ, để có thể hiểu và vận dụng các kiến thức đã học một
cách thuần thục không chỉ trong toán học mà còn vật lý, hóa học… Bạn cần biết cách tổng hợp lại kiến thức theo chủ đề, ví dụ như lượng giác, hình học, đại số… và theo từng chương.
 
- Học kỹ từng bài: Thí sinh cần bám sát nội dung sách giáo khoa, nghĩa là phải chú trọng các phần lý thuyết cơ bản, đọc kỹ lý thuyết rồi làm bài tập đầy đủ từ dễ đến khó. Cần nắm chắc phần cơ bản, nếu chưa nắm chắc thì không nên dồn thời gian cho phần nâng cao; các bài tập không tự giải được thì sau khi nghe thầy giảng (hoặc tìm đọc tài liệu tham khảo) phải tự mình thực hiện lại lời giải một cách độc lập cho đến khi thành thạo và chủ động.

Ôn bài từng đoạn: Sau khi làm bài tập áp dụng cho từng bài, cuối mỗi chương cần làm bài tập ôn để nhìn lại các bài toán có tính chất tổng hợp và đó cũng là dịp tập huy động kiến thức liên quan để giải một bài toán. Việc làm này rất cần thiết vì các bài toán tổng hợp thường sẽ rất gần giống với đề thi.

- Chú ý các kiến thức lớp 10 và 11: Đây là phần kiến thức nền tảng về Hình học không gian, Lượng giác và Đại số (phương trình, bất phương trình và hệ phương trình) thường có trong các đề tuyển sinh ĐH mà lớp 12 thì không dạy trực tiếp. Thực tế cho thấy rất đông thí sinh làm bài kém ở phần các câu hỏi ở nội dung này, nếu không nắm vững chương trình lớp 10 và 11 thì cần phải có kế hoạch tự ôn tập một cách đều đặn, bền bỉ từng tuần, từng tháng; không thể ôn cấp tập trong một thời gian ngắn.

- Kế hoạch học tập hợp lý: Để tiết kiệm thời gian và sức lực, đồng thời có kết quả cao nhất thì cần có một kế hoạch học tập hợp lý. Cần thu xếp học bài trong thời gian sớm nhất sau khi nghe giảng. Học ở đây có nghĩa là đọc và tìm hiểu kỹ sách giáo khoa, sau đó làm bài tập áp dụng rồi đến bài tập nâng cao. Càng để cách lâu thì càng tốn nhiều thời gian và sức lực hơn để đạt cùng một kết quả. Khi nghe giảng, có những điều chưa hiểu kỹ, nếu học sớm sẽ được khôi phục rất nhanh; để lâu sẽ mờ dần, phần không hiểu sẽ tốn rất nhiều thời gian mà chưa chắc đã nắm được bài. Điều này rất dễ thấy nhưng học sinh thường hay có thói quen đợi đến khi nào gần thi mới học, thật không hợp lý. Vì vậy cần học thật sớm, tốt nhất là ngay sau khi nghe giảng xong và học thành nhiều lần. Có thể lần đầu học qua, chỉ làm các bài tập áp dụng, lần 2 mới làm các bài tập nâng cao để soi rọi các kiến thức cơ bản mà mình chưa nắm vững, tích lũy thêm một số xảo thuật. Đối với môn toán thì không nên cố mà nhớ những điều không hiểu, vì như thế chỉ làm tốn công vô ích, mất công sức không đâu mà còn dễ thất bại vì nhớ lan man; chỉ có hiểu thật rõ thì tự động sẽ nhớ dễ dàng.

- Tránh học quá khuya: Không nên học khi đã quá mệt vì học lúc mệt sẽ không mang lại kết quả tốt mà còn rất có hại cho sức khỏe. Khi học nên tập trung cao độ để rút ngắn thời gian mà vẫn có kết quả cao, nhờ đó giữ gìn tốt sức khỏe. Cần phân chia thời gian học tập sao cho việc học thật đều đặn, bền bỉ và vừa sức. Gần đến ngày thi, các em nên giảm cường độ, chủ yếu là đọc lại để sắp xếp các kiến thức đã học, chú ý các lỗi thường vấp, xem kỹ các công thức mà mình hay quên.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top