• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Bí quyết giúp học sinh tự học từ mới

Bạch Việt

New member
Xu
69
Bí quyết giúp học sinh tự học từ mới

PHẦN 1

Việc dạy từ mới trên lớp là hết sức cần thiết vì giáo viên không thể chỉ trông chờ vào việc học sinh tự học ở nhà. Tuy nhiên khi học tiếng Anh tại Việt Nam, học viên buộc phải độc lập, có ý thức tự học và nỗ lực cao để học từ vựng ngoài giờ lên lớp đơn giản là vì thời gian tiếp xúc của họ với ngoại ngữ này trên lớp còn hết sức hạn chế. Bên cạnh đó, việc tự học từ mới lại không hề dễ dàng bởi sự phức tạp về mặt ngôn ngữ, ý nghĩa và sắc thái biểu cảm. Vậy giáo viên có thể làm gì để giúp việc tự học từ mới của học sinh trở nên dễ dàng và hiệu quả?

Trước tiên, giáo viên cần đa dạng hoá cách trình bày từ vựng trong bài giảng. Thêm vào đó, để tăng tính hiệu quả trong việc học từ vựng (cụ thể là ghi nhớ và sử dụng thành thạo những từ đã học) cần khuyến khích học sinh tận dụng những phương pháp học họ đã biết và dạy họ những phương pháp học mới. Theo nghiên cứu của Pacivic (1999), phương pháp học có thể chia làm bốn nhóm cơ bản:

I. Học độc lập:

Nhóm này bao gồm những chương trình học tập được lên kế hoạch rõ ràng, do người học chủ động đề ra do tự họ cảm thấy cần phải tiếp xúc nhiều hơn với tiếng Anh ngoài giờ lên lớp.

+ Lập ra các nhóm từ vựng theo chủ đề
+ Ghi lại các từ tiếng Anh đọc được hay nghe được khi xem chương trình ti vi
+ Làm những tấm card từ mới/ Lướt qua từ điển
+ Mỗi ngày một từ mới
+ Ghi âm lại bản tin tiếng Anh và tập nghe
+ Ôn tập từ mới thường xuyên
v.v….

Ở nhóm phương pháp này, việc tư duy vận dụng các đơn vị từ vựng được kết hợp với cách thức xử sự trong giao tiếp. Việc này giúp người học có thể sử dụng được các đơn vị ngôn ngữ một cách hiệu quả trong giao tiếp.

8db89629-570d-4ea3-a60f-7ed7f76551c9_C.jpg


II. Luyện tập máy móc:
Nhóm này giúp người học luyện tập từ vựng một cách hệ thống. Mục đích của những hoạt động trong nhóm này là học sinh có thể nhắc lại một cách chính xác những đơn vị từ vựng đã học.

+ Đọc to từ mới
+ Sử dụng từ điển song ngữ
+ Tự kiểm tra bản thân
+ Ghi chép lại những từ mới đã học trên lớp
v.v…

III. Luyện tập sử dụng trong những tình huống cụ thể:

Nhóm phương pháp này hoạt động dựa trên ngữ cảnh của từ vựng trong bài. Chúng giúp học sinh có cơ hội tiếp xúc với tiếng Anh một cách tự nhiên thông qua những tình huống giao tiếp thực tế trong cuộc sống.

+ Ghi nhớ từ tiếng Anh khi đọc sách hay xem ti vi
+ Sử dụng những từ đã học trong nhiều ngữ cảnh khác nhau
+ Tìm định nghĩa
+ Nghe bài hát tiếng Anh và tìm ra ý nghĩa của lời bài hát
+ Sử dụng những từ đã học trong các cuộc hội thoại
+ Luyện tập sử dụng những từ đã học cùng bạn bè
v.v….

IV. Ghi nhớ:

Nhóm này bao gồm một loạt phương pháp ghi nhớ dựa trên sự liên hệ về mặt hình ảnh và ngôn ngữ giữa từ tiếng Anh với từ tương ứng trong tiếng Việt hoặc với những từ tiếng Anh khác.

+ Sử dụng tranh, hình ảnh minh hoạ
+ Sự liên hệ với tiếng mẹ đẻ
+ Tìm kiếm sự tương đồng giữa những từ đang học
+ Minh hoạ bằng các phương tiện nghe nhìn khác
v.v…

Tuy nhiên, không có phương pháp nào là tốt nhất trong số những phương pháp đã nêu vì mỗi phương pháp lại giúp học sinh học từ vựng theo một cách khác nhau. Khi học từ vựng, học sinh thường phải sử dụng rất nhiều phương pháp khác nhau mà có khi chính họ cũng không nhận thấy. Hiệu quả của việc tự học từ vựng phụ thuộc rất nhiều vào việc học sinh kết hợp những phương pháp học đơn lẻ như thế nào. Nhiệm vụ của giáo viên trong trường hợp này là tạo ra những hoạt động và nhiệm vụ học tập (trên lớp và về nhà) để giúp học sinh làm giàu vốn từ vựng và nắm vững những phương pháp tự học từ vựng. Nhờ đó học sinh sẽ có cơ hội trải nghiệm, đánh giá hiệu quả và sau đó quyết định chọn lựa phương pháp tự học hiệu quả nhất đối với họ. Vậy đâu là những ứng dụng của các nhóm phương pháp này? Phần 2 của bài viết này sẽ đưa ra những ứng dụng bổ ích.

Sưu tầm


 
PHẦN 2

Ứng dụng các nhóm phương pháp dạy từ mới của Pacivic, sau đây chúng tôi xin giới thiệu một số hoạt động học tập hữu ích giúp định hướng học sinh sử dụng những phương pháp tự học từ mới.

+ Bảng chữ cái hữu ích (Học độc lập):
Mỗi học sinh sẽ chọn một chữ cái và tìm 5, 10 hoặc 15 từ liên quan đến chữ cái ấy. Sau đó họ trình bày những từ đã tìm được trước lớp bằng cách xáo trộn các nhóm học tập với nhau, sử dụng những tấm card học từ mới (một mặt viết chữ cái đã chọn còn mặt kia viết những thông tin về từ mà chúng tìm được như cách viết, phiên âm, định nghĩa, v.v.)

+ Túi từ mới (Luyện tập máy móc)
Hoạt động này nhằm mục đích để học sinh viết ra những từ mới chúng học được trên lớp. Vào đầu học kỳ/ khoá học chia học sinh thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm khoảng 5 em và cho mỗi nhóm một con số. Vào đầu mỗi tiết học đưa cho mỗi nhóm 10 tấm card rồi yêu cầu học sinh viết con số của nhóm và những từ mới mà họ nghe thấy trên lớp. Cuối tiết học họ sẽ bỏ những tấm card này vào trong một chiếc túi và cứ 2 tuần một lần bạn kiểm tra xem liệu chúng còn nhớ những từ này không và nhóm nào có nhiều tấm card nhất. Cuối khoá học bạn sẽ có hai nhóm thắng cuộc: nhóm nào có nhiều tấm card nhất và nhóm biết thêm được nhiều từ nhất.

5bbd77fd-d4c4-4111-9401-3e7d011b709d_C.jpg


+ Dành riêng cho bạn (Luyện tập sử dụng trong những tình huống cụ thể)

Giáo viên chuẩn bị một danh sách từ mới. Mỗi học sinh lấy một từ được chuẩn bị riêng cho chúng. Điều đặc biệt là từ dành riêng cho mỗi học sinh có chữ cái bắt đầu giống như chữ cái đầu tiên trong tên của học sinh đó. Ví dụ: Liên sẽ lấy từ “listless” (= bơ phờ). Mỗi học sinh sẽ phải tra nghĩa từ đó trong từ điển và trình bày với cả lớp sau vài phút. Ví dụ: My name is Lien and I’m listless. That means I am….(definition)…(Tôi tên là Liên và tôi đang bơ phờ. Điều này có nghĩa là tôi …). Bài tập về nhà có thể yêu cầu học sinh làm việc tương tự với họ của chúng.

+ Chuyến du lịch với từ mới (Ghi nhớ)

Hướng dẫn học sinh của bạn: Hãy nghĩ về một thành phố hay thị trấn mà em biết rõ. Tưởng tượng rằng em đang tổ chức một chuyến đi tham quan vòng quanh nơi đó. Nghĩ về 5 địa điểm mà em có thể đến thăm trong chuyến tham quan và viết chúng theo thứ tự mà du khách sẽ đi đến. Học thuộc lòng hành trình của chuyến đi để em có thể dễ dàng tưởng tượng chúng trong đầu mà không cần viết ra giấy. Bất cứ khi nào mà em học được 5 từ mới tiếng Anh, hãy tưởng tượng đó là những du khách trong chuyến tham quan và hình dung ra vị trí của những từ ấy ở những điểm dừng chân trong chuyến đi.

Ví dụ: Hành trình: quảng trường Trafagar, cung điện Buckingham, toà nhà quốc hội, tu viện Westminter, phố Downing. Từ cần học: apron (= tạp dề), dustpan (= xẻng hót rác), vaccum cleaner (= máy hút bụi), feather duster (= chổi đập bụi thảm), broom (= cái chổi). Hãy tưởng tượng Nelson đang dựa vào cột trụ ở quảng trường Trafagar mặc một chiếc tạp dề, nữ hoàng đang dùng chổi xẻng quét cung điện Buckingham .v.v…

Sưu tầm


 
Mình rất tán thành với cách dạy từ vựng như bạn Bạch Việt đã nêu. Tuy nhiên mình muốn bổ sung một chút.
Khi dạy từ vựng cho học sinh dù dùng phương pháp nào cũng nên gắn với ngữ cảnh thật cụ thể. Quá trình thụ đắc ngôn ngữ của trẻ nhỏ diễn ra khá mau chóng do lúc đó LTM (long term memory) vẫn còn khá ít, khoảng trống ngôn ngữ còn khá nhiều. Giáo viên nên tận dụng điều này để giúp học sinh tiếp nhận các hình thức mới của ngôn ngữ một cách hiệu quả và tốn ít thời gian. Việc gắn ngữ cảnh với việc dạy từ vựng theo mình là rất cần thiết. Nó khác hẳn với quy trình dạy từ vựng của những thâp niên 60 trở về trưốc với trình tự máy móc: Giáo viên cho từ mới nghĩa, đọc mẫu vài lựot rồi hs đọc theo. Tiếp theo bắt hs nhớ các từ này đến buổi sau kiểm tra.
Hiện nay các giáo viên thường preset context trước khi dạy từ vựng. Đó là một bước phát triển và thay đổi khá căn bản. Kho cho trẻ tiếp xúc với ngữ cảnh sử dụng ngôn ngữ trẻ sẽ sử dụng nó một cách linh hoạt hơn.
Điểm thứ hai: đó là collocation và co-text. Hs nên được biết các từ đi cùng với loại từ mà các em đang học. Các từ đi chung với nó trong những hoàn cảnh cụ thể. Điều này giáo viên nên dựa vào khả năng nhận thức và độ phức tạp của chương trình để dạy cho hs. Việc sử dụng từ điển cũng nên có những quan niệm mới. Thực ra tất cả các từ điển giải thích nghĩa của từ vựng đều không hề mang lại nghĩa của từ. Chúng chỉ mang lại nghĩa trong từng ngữ cảnh và cung cấp cho ng sủ dụng những lựa chọn mà thôi. Hiểu đơn giản thì giống như khi chúng ta nghĩ một từ mang nghĩa này thì nó sẽ có nghĩa này còn khi chúng ta nghĩ nó có nghĩa khác thì nó lại mang nghĩa khác đi.
Ví dụ như từ :"White" chẳng hạn. Có thể chỉ màu sắc khi mang nghĩa hẹp nhưng có thể chỉ cả cộng đồng ng có cùng màu da trắng. Nó là chủng tộc.
Và từ "blue" cũng vậy. Nhiều học sinh biết đó là màu xanh da trời nhưng không phải em nào cũng biết nó còn chỉ nỗi buồn.
Như vậy ở đây chúng ta thấy trong cách dạy từ vựng today's format dường như dựa vào các quy luật tiếp nhận, thụ đắc ngôn ngữ thứ 2 gần giống với quá trình diễn ra ở ngôn ngữ thứ nhất. Tức là tiếng mẹ đẻ. Giáo viên dạy từ vựng cho học sinh mà không phải là dạy cho học sinh biết về từ vựng đó. Tất nhiên, để đạt được điều này trong việc dạy ngoại ngữ là cả một vấn đề lớn nhưng ở một phương diện nào đó, chúng ta có thể dựa vào đó xây dựng nên những phương pháp hiệu quả.
Trên đây là ý kiến của mình. Chắc chắn còn nhiều sai sót. Rất mong nhận được đóng góp của tất cả các bạn.
Thân!
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top