Bí quyết đạt điểm cao môn Vật lí

  • Thread starter Thread starter dailuong
  • Ngày gửi Ngày gửi

dailuong

New member
Xu
0
Trước đây môn Vật lý thi tự luận còn tập trung vào kiến thức trọng tâm, các thầy còn đoán tủ được. Với thi trắc nghiệm, nguyên tắc của đề thi bao quát toàn bộ chương trình lớp 12. Vì vậy chúng ta phải ôn toàn bộ chương trình, không bỏ trống phần nào.



Thầy giáo Đỗ Lệnh Điện - Giáo viên Vật lý trường THPT Hà Nội - Amsterdam cho biết, thi trắc nghiệm cần có thủ thuật riêng. Nếu các em không nắm chắc được toàn diện chương trình thì các em phải lưu ý các điểm sau:

Thứ nhất: Khi làm bài các em phải đọc lướt qua toàn bộ câu hỏi, để nhận biết câu khó và câu dễ. Các câu dễ thì làm ngay, để đỡ mất thời giờ vòng lại, còn thời gian tập trung thời gian cho các câu hỏi khó.

Thứ hai: Các em nên hiểu 1 vài chi tiết quan trọng trong từng phần một để các em đỡ mất thời gian trong việc phán đoán.

Chẳng hạn trong bài toán Dao động điều hoà, con lắc ở toạ độ xác định thì bao giờ vận tốc của nó cũng có hai giá trị chạy theo chiều dương hoặc chạy theo chiều âm. Vậy trong 4 đáp án đề đưa ra thì đáp án nào có 1 dấu đáp án dương hoặc âm là đáp án sai thì các em không cần tập trung vào đó. Vì ở một vị trí xác định, con lắc có thể chạy sang trái hoặc sang phải, vận tốc của nó là 2 giá trị cộng trừ. Vậy các em chỉ cần xem đáp án nào có 2 giá trị cộng và trừ thì một trong 2 đáp án này là đáp án đúng.

Thứ ba: Có một số đề ra thử sự phán đoán của các em tức là có những đáp án đề đưa ra con số lạc hẳn đi. Ví dụ: Khi nghiên cứu về Quang điện thì ánh sáng dùng cho hiện tượng Quang điện chỉ ở vùng ánh sáng tử ngoại hoặc ánh sáng nhìn thấy thì bức sóng của nó chỉ trên dưới 0,1 - 0,5 µm (Mi cờ rô mét). Vậy đề cho đáp án 1,4 µm thì là đáp án sai. Các em cần chú ý để đỡ mất thời gian.

Bên cạnh đó, có một số đề bài các em cần chú ý là đề cho 2 giá trị khác nhau trong một đáp án. Ví dụ: Tìm giải bức sóng không dao động bắt được trong khi thu sóng điện từ thì có giá trị đầu, giá trị cuối. Nhìn tinh thì các em sẽ thấy điện dung biến thiên từ giá trị thấp nhất đến giá trị cao nhất, chênh nhau bao nhiêu lần. Bước sóng thu được sẽ tỷ lệ căn với điện dung C đó.

Chẳng hạn, tụ C giá trị nhỏ nhất so với giá trị lớn nhất của nó chênh 25 lần thì căn của nó là 25 lần, giá trị đầu của bước sóng với giá trị cuối bước sóng ấy chênh nhau 5 lần là đáp án đúng. Còn đáp án nào không đúng với 5 lần đó chắc chắn là sai, không cần thử.

Thí sinh có 2 cách để tìm đáp án đúng:

Cách thứ nhất: Giải bài toán đầu bài đưa ra tìm đáp số xem có đúng với đáp án thì đáp án đó dùng được.

Cách thứ hai: Ta dùng đáp án đó đưa vào công thức mà các em biết thì đáp án nào đưa vào công thức có kết quả hợp lý là đáp án đúng.

Khi loại trừ được 2 kết quả. Các kết quả còn lại các em đưa vào công thức thì việc tìm kết quả đúng sẽ nhanh hơn.

Với kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy và chấm thi, theo thầy nhược điểm lớn nhất của học sinh khi làm bài là gì?

Nhược điểm lớn nhất của các học sinh khi làm bài Vật lý là các em thường hiểu sai hiện tượng, nên kết quả phán đoán sai.

Vật lý khác với Toán học và chỉ có mối liên hệ với toán học bằng các phương thức của phương trình nhưng có những đề thuộc bản chất của Vật lý không nằm trong phương trình toán học. Đôi khi các thí sinh không để ý.

Ví dụ: Năm trước có đề mà dư luận đã tranh cãi như trong đại lượng, bước sóng, vận tốc truyền sóng, chu kỳ, tần số... những đại lượng nào phụ thuộc vào nhau? Thực ra cách hỏi sai lầm ở chỗ là dùng từ phụ thuộc vào nhau, thực ra nó chỉ liên quan tới nhau về công thức toán học.

Bước sóng, tần số và chu kỳ có liên quan tới nhau trong công thức toán học nhưng vận tốc truyền sóng thực ra bản chất Vật lý nó là hằng số phụ thuộc vào môi trường chứ không phụ thuộc vào đại lượng kia.

Trong công thức liên quan tới nhau nhưng trong thực tế vận tốc truyền sóng lại đại lượng cố định phụ thuộc vào cấu trúc của môi trường. Khi học sinh không hiểu vấn đề nên thấy công thức nó giống nhau lại đi tuyên bố đại lượng này phụ thuộc vào đại lượng kia là không đúng.

Khắc phục được điều này các em phải chịu khó nghe giảng vận dụng kiến thức hiểu bản chất của vấn đề thì các em làm được.

Thầy có lời khuyên gì cho học sinh trước kỳ thi tốt nghiệp sắp tới?

Để làm bài thi trắc nghiệm không có gì khó vì câu hỏi của thi trắc nghiệm ngắn, không đi vào tình huống phức tạp, các tình huống trong thi trắc nghiệm rất rõ ràng nên trong thi tốt nghiệp đề hỏi cũng không lắt léo.

Thi trắc nghiệm không có học tủ mà phải có kiến thức đầy đủ, sâu rộng. Các em không phải làm bài quá khó, quá dài mà chỉ cần nắm được kiến thức cơ bản là các em làm được bài.
Kiến thức là sự hiểu biết của con người. Các em học phải quan tâm tới việc hiểu kiến thức chứ không thể nắm bắt cho qua. Khi các em học không những kỳ thi trước mắt mà cả sau này trong làm việc và trong cuộc sống.

Theo Dantri.com.vn
 
Hướng dẫn học và trả lời trắc nghiệm môn vật lý

Hướng dẫn học và trả lời trắc nghiệm môn vật lý


Câu trắc nghiệm vật lý có nhiều loại khác nhau: câu trắc nghiệm đúng sai, câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn, câu trắc nghiệm đối chiếu cặp đôi, câu trắc nghiệm điền khuyết… Trong các kỳ thi tốt nghiệp và thi tuyển sinh hiện nay đều dùng loại câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn, trong đó có cả câu trắc nghiệm lý thuyết và câu trắc nghiệm bài tập.
Câu trắc nghiệm lý thuyết là loại câu không yêu cầu thí sinh tính toán mà chỉ cần nắm chắc lý thuyết, và biết vận dụng nó vào trường hợp cụ thể để chọn phương án trả lời.

Ví dụ: Trong một đoạn mạch không phân nhánh, nếu dòng điện trễ pha đối với hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch thì trong đoạn mạch đó:

A. không có cuộn cảm

B. không có tụ điện

C. có điện trở thuần và cuộn cảm nối tiếp.

D. cảm kháng lớn hơn dung kháng.

Học sinh nắm vững tính chất của đoạn mạch RTC nối tiếp sẽ tìm thấy phương án A không thỏa mãn vì trong đoạn mạch này dòng điện cùng pha hoặc sớm pha đối với hiệu điện thế. Trong các đoạn mạch nêu ở phương án B và C, dòng điện có thể trễ pha đối với hiệu điện thế nhưng chúng chỉ là các trường hợp riêng, không thể khẳng định chắc chắn trường hợp riêng này sẽ xảy ra. Phương án cần chọn là D.

Câu trắc nghiệm bài tập là loại yêu cầu thí sinh phải vận dụng công thức hoặc lập phương trình để tính toán chọn đáp số cần tìm. Khác với toán trong câu tự luận, bài toán trong câu trắc nghiệm thường không dẫn đến hệ phương trình phức tạp, mà chỉ một hoặc vài ba phép tính là có thể tìm được đáp số hoặc khẳng định được đáp số là sai hay đúng.

Ví dụ: Một vật sáng nhỏ đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính mỏng, cho ảnh ảo bằng 3 lần vật và cách vật 20 cm. Tiêu cự thấu kính là:

A. -15cm. B. 10cm. C. 15cm. D. 30cm.

Học sinh có thể nhận xét ảnh lớn hơn vật nên thấu kính phải là thấu kính hội tụ, tiêu cự có giá trị dương, do đó loại được phương án A, nhưng ba phương án còn lại đều là đáp số dương nên phải áp dụng công thức thấu kính để chọn đáp số đúng. Để tìm tiêu cự thấu kính ta cần tính d và d từ các phương trình: k = -d/d = 3; -d – d = 20cm. Sau đó tính được d = 10cm; d = -30cm, thay vào phương trình: 1/f = 1/d + 1/d sẽ tìm được f = 15cm. Ta chọn phương án C.

Trong các đề thi tốt nghiệp và tuyển sinh, số câu trắc nghiệm bài tập thường nhiều hơn số câu trắc nghiệm lý thuyết.

Mỗi loại câu trắc nghiệm đều có thể có mức độ khó dễ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Với các câu hỏi ở mức nhận biết, học sinh chỉ cần nhận ra một công thức, một định nghĩa, một định luật hoặc chỉ thay số liệu đơn giản là đã tìm được phương án trả lời. Tuy nhiên vẫn có một số học sinh không được điểm khi làm loại câu này do không nắm vững lý thuyết hoặc chủ quan không đọc kỹ câu hỏi. Các câu hỏi trắc nghiệm thường rải ra nhiều phần khác nhau của chương trình, không có trọng tâm, trọng điểm. Do vậy nếu học tủ và không rèn luyện để có một trí nhớ tốt, học sinh sẽ bị mất điểm ngay ở một số câu dễ.

Đối với câu trắc nghiệm ở mức độ thông hiểu, học sinh muốn chọn phương án đúng phải nắm được ý nghĩa của khái niệm hoặc sự kiện hiện tượng để suy luận, hoặc chuyển dịch nó từ mức độ trừu tượng này sang mức độ trừu tượng khác. Để làm được câu này, học sinh không chỉ nhớ và thuộc lòng máy móc mà cần có thói quen nhận xét sự vật, hiện tượng ở các trường hợp khác nhau.

Ví dụ: khi học công thức thấu kính: 1/f = 1/d + 1/d cần tự biến đổi để làm quen với công thức đó ở các dạng khác nhau như: d = df/ d-f; d = df/ d-f; f = dd/ d+d và các trường hợp đặc biệt: khi d = ∞ thì d = f; khi d = f thì d = ∞; khi d = 0 thì d = 0. Như vậy học sinh sẽ không ngỡ ngàng mà nhận ra ngay công thức này dù nó không được viết tường minh như ở sách giáo khoa.

Đối với câu trắc nghiệm ở mức độ vận dụng, học sinh muốn trả lời đúng phải nắm được bản chất sự vật hiện tượng và thường xuyên có thói quen áp dụng nó vào các trường hợp cụ thể, qua đó nắm được phương pháp vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học được. Vấn đề đặt ra trong câu trắc nghiệm ở mức vận dụng có thể là tình huống mới hoặc nhiệm vụ mới. Học sinh cần bình tĩnh, đọc kỹ câu hỏi để khai thác giả thiết cho ở phần dẫn của câu trắc nghiệm để suy ra các kết quả, rồi từ đó phát hiện mối liên hệ giữa giả thiết và kết luận.

Vật lý là môn khoa học thực nghiệm nên nhiều câu trắc nghiệm vật lý liên quan đến vấn đề nảy sinh trong thực nghiệm hoặc trong thực tế. Sẽ rất có lợi nếu hằng ngày học sinh có thói quen vận dụng kiến thức đã học vào đời sống. Ví dụ khi học về gương cầu, hãy quan sát ảnh qua gương lắp ở xe máy, xem ảnh ở gương này khác nhau thế nào khi vật ở xa, khi vật ở gần, từ đó nhận xét về tính chất ảnh và điều kiện tương điểm đối với gương cầu.

Khi học về thấu kính, hãy thử tìm cách ước lượng xem tiêu cự của kính đeo mắt mà em có hoặc người thân của em có là bao nhiêu. Những thói quen đó giúp học sinh dần dần nâng cao khả năng vận dụng kiến thức, giúp đạt điểm cao khi làm loại câu ở mức vận dụng.
Nguồn TLF
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top