Khi thuyết trình, giọng nói có thể chạm tới trái tim của người khác. Để tạo dựng một buổi thuyết trình gây ấn tượng thì giọng nói cũng là một trong yếu tố quan trọng. Trong thuyết trình, để truyền tải thông điệp thật hiệu quả, chúng ta cần sử dụng giọng nói sao cho hợp lý. Cách phát âm có thể mang lại sức hấp dẫn cho ngôn từ, giúp bài thuyết trình trở nên sống động hơn - hoặc ngược lại, làm giảm đi sự thu hút của nó.
Dưới đây, xin giới thiệu tới bạn đọc bí kíp giúp bạn có giọng nói hay khi thuyết trình.
1. Luyện tập làm ấm giọng
Giống như bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, giọng nói chỉ hoạt động tối ưu khi đã được chuẩn bị kỹ càng cho nhiệm vụ của nó. Thí dụ như ngâm nga thang âm và uống một chút nước trước khi trò chuyện sẽ giúp chất giọng trở nên dễ nghe hơn. Bạn có thể tìm hiểu và chọn ra một bài tập phù hợp nhất với bản thân. Dù sử dụng kỹ thuật làm ấm giọng nào, hãy chắc chắn rằng cổ họng của mình đã sẵn sàng cho bài nói.
2. Thổi vào giọng nói sự tự tin
Để bài thuyết trình đạt hiệu quả cao, hãy nói đủ to và rõ ràng sao cho khán thính giả nghe được, hiểu được những gì bạn đang truyền đạt. Đến mức kể cả người ngồi ở góc xa nhất cũng nghe rõ từng chữ mà không cần phải căng tai ra. Một chất giọng mạnh mẽ biểu thị cho sự tự tin. Nói quá nhẹ quá khẽ, lầm bầm hoặc yếu dần ở cuối câu sẽ cho thấy bạn đang thiếu chắc chắn, e dè, đồng nghĩa với làm giảm sức thuyết phục của bài. Nếu có từ ngữ, đoạn văn nào khiến bản thân lăn tăn, tránh đừng nói. Chỉ trình bày khi bạn đã thực sự hiểu ý nghĩa của ngôn từ. Càng giúp người nghe tiếp cận thông điệp một cách dễ dàng thì khả năng tác động càng lớn. Gặp trở ngại trong việc thu nạp thông tin có thể khiến họ bị phân tâm. Như vậy phần thuyết trình của bạn dễ bị hiểu sai bản chất. Nếu sử dụng micro, lưu ý rằng tuy micro làm tăng âm lượng, lan tỏa thanh âm nhưng không thể tăng sức mạnh cho giọng nói, giúp bạn thể hiện cá tính.
3. Điều chỉnh nhịp độ
Trong đọc hiểu, nếu muốn nắm được ý nghĩa của một câu hay đoạn văn, người đọc có thể đảo mắt nhìn lại, rất dễ dàng. Nhưng là khán thính giả của một bài thuyết trình, người nghe không được chủ động như thế. Vì vậy người nói cần chịu trách nhiệm duy trì tốc độ để người nghe theo kịp, đủ thời gian để hiểu nội dung. Tốc độ vừa phải cũng giúp người nó có thì giờ suy nghĩ về những gì mình đang truyền đạt.
4. Thêm thắt màu sắc đa dạng cho thanh âm
Suốt quá trình diễn thuyết, tông giọng, nhịp độ và âm lượng đều phải linh hoạt chuyển đổi. Đặt bản thân vào vị trí một người nghe, lắng nghe ai đó nói bằng chất giọng đều đều thực sự khiến chúng ta thấy nhàm chán và dần thoát li khỏi bài nói của họ. Sự thay đổi về âm điệu, nhịp độ và âm lượng diễn ra tự nhiên chứng minh người nói đang hoàn toàn thoải mái, từ đó cho thấy sức hấp dẫn nội tại ở họ. Chúng minh họa mối liên kết giữa người thuyết trình với nội dung họ thuyết trình, vô hình trung lôi cuốn thính giả vào mối liên kết này.
5. Sức mạnh của sự im lặng
Bạn có thể im lặng ở giữa những phần chuyển đoạn hoặc sau một cụm từ quan trọng, lúc này sự im lặng giúp lôi kéo khán giả tập trung vào bài, là một công cụ cực kỳ hữu ích. Im lặng cho thấy người nói luôn tự tin, họ không nhất thiết phải dùng âm thanh để lấp đầy không gian hay ra sức chứng minh bản thân đang đứng ở vị trí trung tâm khán phòng. Cứ nói dồn dập mà không có khoảng nghỉ là tình trạng chung của nhiều người, nhưng điều này dẫn đến sự xuất hiện của các âm "ừm... à..." ngắc ngứ. Vậy nên đừng quá liến thoắng, ngắc ngứ sẽ khiến bạn đánh mất dáng vẻ tự tin trước khán thính giả.Khi không biết mình muốn nói gì tiếp theo, đơn giản là ngưng lại một chút để suy nghĩ. Vài giây ngẫm nghĩ đối với người nói có thể dài ba thu nhưng với người nghe thì chỉ trong cái chớp mắt mà thôi.
6. Kiểm soát nhịp thở
Hít thở sâu, thoải mái là nền tảng cho một phong thái thuyết trình mạnh mẽ, linh hoạt. Đừng ngại hít thở đều đặn, ai cũng phải thở (không thì sao sống). Khi có đủ không khí, bạn nắm bắt được điểm hít thở tiếp theo, góp phần tránh tình trạng thở hổn hển giữa câu hoặc hụt hơi cuối câu. Tập trung lấy hơi từ cơ hoành, với phần bụng căng giãn liên hồi theo mỗi lần hít vào thở ra. Khu vực này chính là trung tâm kiểm soát nhịp thở của bạn.
Sưu tầm
Hi vọng với những bí kíp trên sẽ giúp bạn có giọng nói "vạn người mê" trong quá trình thuyết trình. Sinh viên sẽ phải thuyết trình rất nhiều nên đây có thể là mẹo mà bạn gây ấn tượng tới người khác. Chúc bạn thành công !
Dưới đây, xin giới thiệu tới bạn đọc bí kíp giúp bạn có giọng nói hay khi thuyết trình.
1. Luyện tập làm ấm giọng
Giống như bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, giọng nói chỉ hoạt động tối ưu khi đã được chuẩn bị kỹ càng cho nhiệm vụ của nó. Thí dụ như ngâm nga thang âm và uống một chút nước trước khi trò chuyện sẽ giúp chất giọng trở nên dễ nghe hơn. Bạn có thể tìm hiểu và chọn ra một bài tập phù hợp nhất với bản thân. Dù sử dụng kỹ thuật làm ấm giọng nào, hãy chắc chắn rằng cổ họng của mình đã sẵn sàng cho bài nói.
2. Thổi vào giọng nói sự tự tin
Để bài thuyết trình đạt hiệu quả cao, hãy nói đủ to và rõ ràng sao cho khán thính giả nghe được, hiểu được những gì bạn đang truyền đạt. Đến mức kể cả người ngồi ở góc xa nhất cũng nghe rõ từng chữ mà không cần phải căng tai ra. Một chất giọng mạnh mẽ biểu thị cho sự tự tin. Nói quá nhẹ quá khẽ, lầm bầm hoặc yếu dần ở cuối câu sẽ cho thấy bạn đang thiếu chắc chắn, e dè, đồng nghĩa với làm giảm sức thuyết phục của bài. Nếu có từ ngữ, đoạn văn nào khiến bản thân lăn tăn, tránh đừng nói. Chỉ trình bày khi bạn đã thực sự hiểu ý nghĩa của ngôn từ. Càng giúp người nghe tiếp cận thông điệp một cách dễ dàng thì khả năng tác động càng lớn. Gặp trở ngại trong việc thu nạp thông tin có thể khiến họ bị phân tâm. Như vậy phần thuyết trình của bạn dễ bị hiểu sai bản chất. Nếu sử dụng micro, lưu ý rằng tuy micro làm tăng âm lượng, lan tỏa thanh âm nhưng không thể tăng sức mạnh cho giọng nói, giúp bạn thể hiện cá tính.
3. Điều chỉnh nhịp độ
Trong đọc hiểu, nếu muốn nắm được ý nghĩa của một câu hay đoạn văn, người đọc có thể đảo mắt nhìn lại, rất dễ dàng. Nhưng là khán thính giả của một bài thuyết trình, người nghe không được chủ động như thế. Vì vậy người nói cần chịu trách nhiệm duy trì tốc độ để người nghe theo kịp, đủ thời gian để hiểu nội dung. Tốc độ vừa phải cũng giúp người nó có thì giờ suy nghĩ về những gì mình đang truyền đạt.
4. Thêm thắt màu sắc đa dạng cho thanh âm
Suốt quá trình diễn thuyết, tông giọng, nhịp độ và âm lượng đều phải linh hoạt chuyển đổi. Đặt bản thân vào vị trí một người nghe, lắng nghe ai đó nói bằng chất giọng đều đều thực sự khiến chúng ta thấy nhàm chán và dần thoát li khỏi bài nói của họ. Sự thay đổi về âm điệu, nhịp độ và âm lượng diễn ra tự nhiên chứng minh người nói đang hoàn toàn thoải mái, từ đó cho thấy sức hấp dẫn nội tại ở họ. Chúng minh họa mối liên kết giữa người thuyết trình với nội dung họ thuyết trình, vô hình trung lôi cuốn thính giả vào mối liên kết này.
5. Sức mạnh của sự im lặng
Bạn có thể im lặng ở giữa những phần chuyển đoạn hoặc sau một cụm từ quan trọng, lúc này sự im lặng giúp lôi kéo khán giả tập trung vào bài, là một công cụ cực kỳ hữu ích. Im lặng cho thấy người nói luôn tự tin, họ không nhất thiết phải dùng âm thanh để lấp đầy không gian hay ra sức chứng minh bản thân đang đứng ở vị trí trung tâm khán phòng. Cứ nói dồn dập mà không có khoảng nghỉ là tình trạng chung của nhiều người, nhưng điều này dẫn đến sự xuất hiện của các âm "ừm... à..." ngắc ngứ. Vậy nên đừng quá liến thoắng, ngắc ngứ sẽ khiến bạn đánh mất dáng vẻ tự tin trước khán thính giả.Khi không biết mình muốn nói gì tiếp theo, đơn giản là ngưng lại một chút để suy nghĩ. Vài giây ngẫm nghĩ đối với người nói có thể dài ba thu nhưng với người nghe thì chỉ trong cái chớp mắt mà thôi.
6. Kiểm soát nhịp thở
Hít thở sâu, thoải mái là nền tảng cho một phong thái thuyết trình mạnh mẽ, linh hoạt. Đừng ngại hít thở đều đặn, ai cũng phải thở (không thì sao sống). Khi có đủ không khí, bạn nắm bắt được điểm hít thở tiếp theo, góp phần tránh tình trạng thở hổn hển giữa câu hoặc hụt hơi cuối câu. Tập trung lấy hơi từ cơ hoành, với phần bụng căng giãn liên hồi theo mỗi lần hít vào thở ra. Khu vực này chính là trung tâm kiểm soát nhịp thở của bạn.
Sưu tầm
Hi vọng với những bí kíp trên sẽ giúp bạn có giọng nói "vạn người mê" trong quá trình thuyết trình. Sinh viên sẽ phải thuyết trình rất nhiều nên đây có thể là mẹo mà bạn gây ấn tượng tới người khác. Chúc bạn thành công !