Hàng thế kỷ nay, sự thật về những con tàu ma vẫn luôn là nỗi ám ảnh của những người đi biển. Số phận và nguyên biến mất đầy bí hiểm của những thủy thủ đoàn như thế nào?... có lẽ vẫn sẽ là một ẩn số không có lời giải.
Con tàu ma Urang Medana.
“Tôi là người duy nhất còn sống sót….”
Vào khoảng những năm 40 của thế kỷ trước, sự biến mất đầy bí hiểm của toàn bộ thuỷ thủ đoàn trên con tàu Urang Medana của Hà Lan được cho là một bí ẩn lớn nhất trong lịch sử ngành hàng hải thế giới.
Ở thời điểm đó, một vài trạm rada của Anh đặt tại Singapore và Sumatra (Indonexia) thông báo có nhận được tín hiệu cấp cứu từ tàu Urang Medana của Hà Lan với nội dung: “SOS… SOS tất cả đã chết… tôi là người duy nhất còn sống sót…”, tiếp sau đó là hàng loạt các ký tự lộn xộn và các dấu chấm. Một lát sau tín hiệu được nối lại, nhưng chỉ có một câu duy nhất là “Tôi đang chết dần”, rồi kết thúc bằng một sự im lặng đến ghê rợn.
Các cuộc tìm kiếm cứu hộ nhanh chóng được thiết lập và đã cho kết quả. Con tàu được tìm thấy tại vịnh Malacca, cách nơi phát tín hiệu trước đó khoảng 80 km. Khi bước chân lên Urang Medana, ngay lập tức các nhân viên cứu hộ phải sởn gai ốc trước cảnh tượng kinh hoàng trước những cái chết một cách bất thường của toàn bộ thủy thủ đoàn.
Vị thuyền trưởng nằm ngay tại tại vị trí điều khiển, còn các sĩ quan và thuỷ thủ thì nằm rải rác khắp nơi trên tàu. Một nhân viên điện đài có lẽ là người đã phát ra tín hiệu cấp cứu, đã chết trong trạng thái làm việc. Ngay đến con chó trên tàu phải nhận một cái chết hết sức bất thường khi mõm của nó vẫn còn đang nhe nanh như đe dọa ai.
Điểm chung duy nhất là trên khuôn mặt của tất cả mọi người đều hiện rõ một nỗi sợ hãi khủng khiếp. Càng kỳ lạ hơn, không hề có bất kỳ một dấu hiệu tổn thương nào trên tất cả các tử thi. Giả thuyết về một vụ tấn công của cướp biển ngay lập tức được bị loại bỏ bởi toàn bộ những thứ có giá trị trên tầu đều còn nguyên vẹn.
Tuy nhiên, trong suốt chiều dài của thế kỷ 20, đây vẫn chưa phải là thảm hoạ duy nhất.
Vào năm 1955, trên biển Thái Bình Dương người ta còn tìm thấy một chiếc thuyền buồm của Mỹ mang tên MB Elip cũng có những hiện tượng tương tự. Trên tàu, nước ngọt và đồ ăn dự trữ vẫn còn nguyên vẹn, các phương tiện cứu hộ vẫn chưa hề được sử dụng, vậy mà không có lấy một bóng người.
Khoảng 5 năm sau, trên biển Đại Tây Dương cũng xuất hiện hai chiếc thuyền buồm của Anh trôi dạt. Năm 1970, tất cả thuỷ thủ đoàn cùng với con tàu trở hàng của Anh mang tên Minton đột ngột mất tích một cách lạ lùng mà cho đến nay vẫn còn là một ẩn số. Rồi đến năm 1973, một tai nạn đã xảy ra và làm đắm chiếc tàu đánh cá Anna của Na Uy. Những thủy thủ trên những con tàu khác gần đó vô tình chứng kiến vụ tai nạn lấy làm lạ khi sự việc diễn ra, họ không thấy có bất kỳ ai trên boong tàu.
Giọng nói từ biển khơi
Một trong những bức tranh đầu tiên mô tả về việc những thủy thủ Anh trên tàu Jea Grasia phát hiện con tàu ma Maria Chelesta
Trong lịch sử ngành hàng hải, sự mất tích kỳ lạ của toàn bộ thuỷ thủ đoàn trên con tàu nổi tiếng Maria Chelesta luôn được nhắc đến như một bí ẩn vĩ đại nhất của đại dương. Vào tháng 12/1872, thuỷ thủ trên tàu Jea Grasia của Anh bất ngờ gặp một chiếc thuyền buồm di chuyển một cách không bình thường. Đến khi tiến lại gần, họ rất đỗi ngạc nhiên khi trên boong thuyền Chelesta không có bóng dáng của con người mà vô lăng lái lại không không được cố định.
Một hoa tiêu và hai thuỷ thủ người Anh quyết định thâm nhập vào con thuyền này để tìm hiểu tình hình. Không hề có bất kỳ dấu hiệu nào của con người. Vậtgiá trị nhất mà họ tìm được chính là cuốn nhật ký đi biển, trong đó ngày cuối cùng được đặt bút có đền ngày 24/11/1872 (con thuyền được tìm thấy vào ngày 02/12).
Con thuyền này được đưa về eo biển Gibraltar của Anh để các chuyên gia giàukinh nghiệm để điều tra bí ẩn đã xảy ra với nó, tuy nhiên mọi nỗ lực đều trở nên vô vọng.
Năm 1937, nhà vật lý của Liên Xô là Vladimir Suleykin đã đưa ra một giả thuyết được cho là tương đối thuyết phục. Trong một cuộc hành trình trên biển Kaspi trên tàu thuỷ văn Taimưr, một nhà khoa học đi cùng Vladimir Suleykin đã thực hiện thí nghiệm với một quả cầu thám không chứa đầy khí hydro: khi quả cầu này được đưa đến gần ai thì người đó bỗng xuất hiện một cảm giác đau buốt trong màng nhĩ, còn khi đưa ra xa cảm giác đau đớn đó dần tan biến.
Vladimir Suleykin liền để ý tới hiện tượng lạ lùng này để rồi không lâu sau đó đưa ra nhận định của mình trên báo chí rằng, gió thổi qua các cơn sóng trong những ngày biển động đã tạo ra trong không khí các dao động sóng hạ âm mà tai con người không nghe thấy. Sóng hạ âm này rất có hại đối với con người. Trong dải tần thấp hơn 15 héc, sóng hạ âm không chỉ gây tổn thương cho màng, mà còn gây rối loạn hệ thần kinh trung ương và ảnh hưởng đến thị giác. Ở dải tần dưới 7 héc, sóng hạ âm đôi khi gây tử vong đối với con người. Như vậy, nơi nào xuất hiện bão thì ở đó xuất hiện sóng hạ âm. Hiệu ứng này được V. Suleikyn gọi là “âm thanh của biển cả”.
Nguồn: violet*
BÍ ẨN NHỮNG CON TÀU MA (PHẦN 1)
Con tàu ma Urang Medana.
“Tôi là người duy nhất còn sống sót….”
Vào khoảng những năm 40 của thế kỷ trước, sự biến mất đầy bí hiểm của toàn bộ thuỷ thủ đoàn trên con tàu Urang Medana của Hà Lan được cho là một bí ẩn lớn nhất trong lịch sử ngành hàng hải thế giới.
Ở thời điểm đó, một vài trạm rada của Anh đặt tại Singapore và Sumatra (Indonexia) thông báo có nhận được tín hiệu cấp cứu từ tàu Urang Medana của Hà Lan với nội dung: “SOS… SOS tất cả đã chết… tôi là người duy nhất còn sống sót…”, tiếp sau đó là hàng loạt các ký tự lộn xộn và các dấu chấm. Một lát sau tín hiệu được nối lại, nhưng chỉ có một câu duy nhất là “Tôi đang chết dần”, rồi kết thúc bằng một sự im lặng đến ghê rợn.
Các cuộc tìm kiếm cứu hộ nhanh chóng được thiết lập và đã cho kết quả. Con tàu được tìm thấy tại vịnh Malacca, cách nơi phát tín hiệu trước đó khoảng 80 km. Khi bước chân lên Urang Medana, ngay lập tức các nhân viên cứu hộ phải sởn gai ốc trước cảnh tượng kinh hoàng trước những cái chết một cách bất thường của toàn bộ thủy thủ đoàn.
Vị thuyền trưởng nằm ngay tại tại vị trí điều khiển, còn các sĩ quan và thuỷ thủ thì nằm rải rác khắp nơi trên tàu. Một nhân viên điện đài có lẽ là người đã phát ra tín hiệu cấp cứu, đã chết trong trạng thái làm việc. Ngay đến con chó trên tàu phải nhận một cái chết hết sức bất thường khi mõm của nó vẫn còn đang nhe nanh như đe dọa ai.
Điểm chung duy nhất là trên khuôn mặt của tất cả mọi người đều hiện rõ một nỗi sợ hãi khủng khiếp. Càng kỳ lạ hơn, không hề có bất kỳ một dấu hiệu tổn thương nào trên tất cả các tử thi. Giả thuyết về một vụ tấn công của cướp biển ngay lập tức được bị loại bỏ bởi toàn bộ những thứ có giá trị trên tầu đều còn nguyên vẹn.
Tuy nhiên, trong suốt chiều dài của thế kỷ 20, đây vẫn chưa phải là thảm hoạ duy nhất.
Vào năm 1955, trên biển Thái Bình Dương người ta còn tìm thấy một chiếc thuyền buồm của Mỹ mang tên MB Elip cũng có những hiện tượng tương tự. Trên tàu, nước ngọt và đồ ăn dự trữ vẫn còn nguyên vẹn, các phương tiện cứu hộ vẫn chưa hề được sử dụng, vậy mà không có lấy một bóng người.
Khoảng 5 năm sau, trên biển Đại Tây Dương cũng xuất hiện hai chiếc thuyền buồm của Anh trôi dạt. Năm 1970, tất cả thuỷ thủ đoàn cùng với con tàu trở hàng của Anh mang tên Minton đột ngột mất tích một cách lạ lùng mà cho đến nay vẫn còn là một ẩn số. Rồi đến năm 1973, một tai nạn đã xảy ra và làm đắm chiếc tàu đánh cá Anna của Na Uy. Những thủy thủ trên những con tàu khác gần đó vô tình chứng kiến vụ tai nạn lấy làm lạ khi sự việc diễn ra, họ không thấy có bất kỳ ai trên boong tàu.
Giọng nói từ biển khơi
Một trong những bức tranh đầu tiên mô tả về việc những thủy thủ Anh trên tàu Jea Grasia phát hiện con tàu ma Maria Chelesta
Trong lịch sử ngành hàng hải, sự mất tích kỳ lạ của toàn bộ thuỷ thủ đoàn trên con tàu nổi tiếng Maria Chelesta luôn được nhắc đến như một bí ẩn vĩ đại nhất của đại dương. Vào tháng 12/1872, thuỷ thủ trên tàu Jea Grasia của Anh bất ngờ gặp một chiếc thuyền buồm di chuyển một cách không bình thường. Đến khi tiến lại gần, họ rất đỗi ngạc nhiên khi trên boong thuyền Chelesta không có bóng dáng của con người mà vô lăng lái lại không không được cố định.
Một hoa tiêu và hai thuỷ thủ người Anh quyết định thâm nhập vào con thuyền này để tìm hiểu tình hình. Không hề có bất kỳ dấu hiệu nào của con người. Vậtgiá trị nhất mà họ tìm được chính là cuốn nhật ký đi biển, trong đó ngày cuối cùng được đặt bút có đền ngày 24/11/1872 (con thuyền được tìm thấy vào ngày 02/12).
Con thuyền này được đưa về eo biển Gibraltar của Anh để các chuyên gia giàukinh nghiệm để điều tra bí ẩn đã xảy ra với nó, tuy nhiên mọi nỗ lực đều trở nên vô vọng.
Năm 1937, nhà vật lý của Liên Xô là Vladimir Suleykin đã đưa ra một giả thuyết được cho là tương đối thuyết phục. Trong một cuộc hành trình trên biển Kaspi trên tàu thuỷ văn Taimưr, một nhà khoa học đi cùng Vladimir Suleykin đã thực hiện thí nghiệm với một quả cầu thám không chứa đầy khí hydro: khi quả cầu này được đưa đến gần ai thì người đó bỗng xuất hiện một cảm giác đau buốt trong màng nhĩ, còn khi đưa ra xa cảm giác đau đớn đó dần tan biến.
Vladimir Suleykin liền để ý tới hiện tượng lạ lùng này để rồi không lâu sau đó đưa ra nhận định của mình trên báo chí rằng, gió thổi qua các cơn sóng trong những ngày biển động đã tạo ra trong không khí các dao động sóng hạ âm mà tai con người không nghe thấy. Sóng hạ âm này rất có hại đối với con người. Trong dải tần thấp hơn 15 héc, sóng hạ âm không chỉ gây tổn thương cho màng, mà còn gây rối loạn hệ thần kinh trung ương và ảnh hưởng đến thị giác. Ở dải tần dưới 7 héc, sóng hạ âm đôi khi gây tử vong đối với con người. Như vậy, nơi nào xuất hiện bão thì ở đó xuất hiện sóng hạ âm. Hiệu ứng này được V. Suleikyn gọi là “âm thanh của biển cả”.
Nguồn: violet*
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: