"Bệnh trì hoãn" và cách phòng chống

Bạn có có thói quen trì hoãn không ?

  • Tôi không có thói quen trì hoãn.

    Bình chọn: 1 8.3%
  • Chỉ thi thoảng tôi trì hoãn việc gì đó

    Bình chọn: 3 25.0%
  • Tôi không rõ nữa

    Bình chọn: 1 8.3%
  • Tôi thường xuyên.

    Bình chọn: 7 58.3%

  • Số thành viên bình chọn
    12

Hide Nguyễn

Du mục số
Bệnh trì hoãn là một dạng bệnh của Tâm lý người. Bệnh này biểu hiện qua các thói quen không có lợi. Sau đây là một số điểm cần chú ý của loại bênh này.

Trì trệ là thói quen luôn trì hoãn công việc, nhiệm vụ của mình đến phút chót (nước đến chân mới nhảy để rồi 99% là quay cuồng chìm nghỉm). Nó có thể cản trở bạn trong rất nhiều thứ, như bỏ lỡ nhiều cơ hội trong công việc, nó khiến cho bạn luôn cảm thấy căng thẳng, thất bại rồi oán giận hay tội lỗi, rồi lại đổ lỗi cho người khác cũng như mình, lại thêm căng thẳng, tâm trạng...

Đầu tiên, nguyên nhân chính của thói quen trì trệ là việc lúc nào bạn cũng nghĩ rằng mình phải bắt buộc làm một việc gì đó.

Khi bạn nhắc nhở mình điều này cũng có nghĩa là ngầm định rằng bạn bị ép buộc phải làm việc đó. Kết quả là tự nhiên trong bạn sẽ nảy sinh cảm giác oán trách và muốn nổi loạn. Khi đó thói quen trì trệ sẽ xuất hiện như là một cơ chế để bảo vệ bạn khỏi những cảm giác tiêu cực (nỗi đau) đó. Nếu việc đó có thời hạn (deadline) mà bạn không bắt đầu làm việc luôn thì càng gần đến ngày đó, cảm giác tiêu cực, đau đớn trong bạn sẽ càng lớn đến mức không thể chịu nổi.

Giải pháp cho nguyên nhân này là bạn nên biết và chấp nhận quan điểm là mình không phải làm bất cứ việc gì mà bản thân mình không muốn. Mặc dù có thể có những hậu quả nghiêm trọng (nếu bạn không làm việc đó) nhưng bạn luôn có quyền được lựa chọn. Không ai ép buộc phải làm công việc theo cái cách mà bạn đang làm cả. Bạn được như bây giờ cũng chính là kết quả cũng tất cả những lựa chọn, quyết định của riêng bạn, phải không? Nếu không thích công việc, cuộc sống bây giờ thì bạn luôn được quyền đưa ra quyết định khác, và nó sẽ dẫn tới những kết quả khác.

Lưu ý là có một số lĩnh vực, khía cạnh khác của cuộc sống mà bạn không trì trệ chút nào, điều này xảy ra đối với cả những người bệnh nặng nhất. Ví dụ như bạn có thể chưa bao giờ bỏ qua buổi phát sóng nào của một chương trình truyền hình yêu thích ("Sex and the city” chẳng hạn), hoặc là bạn vẫn đều đặn hàng ngày đọc tin và tham gia thảo luận ở một diễn đàn nào đó trên mạng. Trong tất cả những trường hợp trên, bạn luôn là người có quyền tự do lựa chọn. Do vậy, nếu bạn chọn trì hoãn làm một việc nào đó mà bạn phải làm thì hãy nhớ rằng đó là... vì bạn muốn thế, là mong muốn của chính bản thân bạn. Bạn sẽ thấy bớt cảm giác trì trệ nếu bạn thực sự chủ động, cởi mở và tự do lựa chọn công việc cho mình.

Nguyên nhân thứ hai là bạn luôn nghĩ rằng mình phải hoàn thành một nhiệm vụ rất to lớn, và như vậy thì gần như chắc chắn là bạn sẽ lại trì hoãn nó.

Khi bạn phải tập trung nghĩ về ý tưởng hoàn thành một nhiệm vụ mà bạn không hiểu rõ tất cả công đoạn của nó thì sẽ làm nảy sinh cảm giác ngập lụt (overwhelm). Từ đó bạn luôn gắn cảm giác tiêu cực này với công việc và trì hoãn nó càng lâu càng tốt. Ví dụ như nếu bạn tự nói với mình “Tôi phải phát hành một trò chơi mới cho năm nay” hoặc là “Tôi phải sửa cái lỗi này” thì chắc là bạn sẽ lại overwhelm rồi lại trì hoãn nó.

Giải pháp cho vấn đề này là bạn hãy nghĩ về việc bắt đầu làm một phần nhỏ của công việc thay cho việc lúc nào cũng nghĩ rằng bạn phải hoàn thành toàn bộ việc đó. Hãy thay câu hỏi “Làm thế nào để tôi hoàn thành nó đây?” bằng “Công đoạn nhỏ đầu tiên mà tôi có thể bắt đầu ngay bây giờ là gì?”

Bạn có thể bắt đầu chỉ bằng việc nặn ra vài ý tưởng, lập một danh sách những mục đích nho nhỏ mà bạn muốn đạt được. Đừng bận tâm về việc phải hoàn thành bất cứ cái gì. Chỉ tập trung vào những gì bạn có thể bắt đầu làm, ngay từ bây giờ. Nếu bạn cứ lặp đi lặp lại như vậy, cuối cùng sẽ đến lúc bạn bắt đầu làm phần việc cuối cùng và kết thúc nó cũng là hoàn thành xong cả nhiệm vụ lớn lao kia.

Nguyên nhân thứ ba là do bạn quá cầu toàn.

Ý nghĩ rằng bạn sẽ phải phát hành một phần mềm hoặc làm một website hoàn hảo sẽ khiến cho bạn thậm chí là không thể bắt đầu làm việc được. Tin rằng mình sẽ phải làm một cái gì đó hoàn hảo, lý tưởng sẽ khiến có bạn trở nên căng thẳng, và gắn cảm giác đó với nhiệm vụ mà bạn đang muốn lẩn tránh đó. Như thế thì bạn sẽ trì hoãn công việc cho đến khi nào có thể, để trong thời gian đó bạn có thể tìm ra giải pháp nào đó. Lúc này bạn không có thời gian để hoàn thành việc một cách hoàn hảo nữa, thì bạn tự giải thoát bằng cách tự nói với mình rằng giá mà bạn có đủ thời gian... Nếu bạn không có một cái thời hạn cụ thể nào thì chắc là bạn sẽ trì hoãn nó vô thời hạn. Nếu bạn vẫn chưa bắt đầu viết chương trình mà bạn cho rằng mình cần phải viết, có phải đó là do bạn quá cầu toàn?

Bạn hãy nghĩ rằng mình chỉ là một con người mà thôi. Liệu bạn có tìm ra được phần mềm nào hoàn hảo về mọi mặt? Tôi chắc là không! Hãy nhận ra rằng một việc chưa hoàn hảo bạn làm được trong ngày hôm nay thì luôn tốt hơn là một thứ hoàn hảo đang bị trì hoãn vô thời hạn. Nguyên nhân cầu toàn cũng có nhiều liên quan nguyên nhân thứ hai đã nói ở trên. Hãy thay hình ảnh về một nhiệm vụ to lớn, hoàn hảo trong đầu bạn bằng chỉ một công đoạn nhỏ đầu tiên và không hoàn hảo. Bản thảo đầu tiên có thể rất là sơ lược, nhưng bạn luôn có thể hiệu chỉnh nó về sau.

Nguyên nhân thứ tư là ý nghĩ rằng làm việc sẽ lấy đi của bạn nhiều thứ, chẳng hạn như những thú vui trong cuộc sống.

Bạn sẽ nghĩ là, để hoàn thành dự án này, liệu bạn có phải dẹp bỏ tất cả những quan tâm, thú vui khác của mình sang một bên? Bạn có nói với mình rằng bạn sẽ phải sống tách biệt, phải làm việc nhiều giờ hàng ngày, bạn không bao giờ được gặp gia đình và không có chút thời gian nào để giải trí cả? Đó hiển nhiên không phải là một động cơ tốt để làm việc, tuy nhiên nhiều người lại mắc phải nó, đặc biệt là những lập trình viên. Và khi đó, căn bệnh trì trệ rất dễ nảy sinh.

Cách giải quyết tốt nhất chỉ đơn giản là làm ngược lại. Trước hết, hãy giữ những thú vui cuộc sống và xây dựng công việc của bạn xung quanh chúng. Điều này có vẻ sẽ khiến công việc của bạn không được năng suất lắm, nhưng liệu pháp tâm lý ngược này thực ra rất có hiệu quả. Hãy phân bổ thời gian trong một tuần của bạn cho gia đình, cho các thú vui giải trí, cho tập thể dục, những hoạt động xã hội và sở thích cá nhân trước. Hãy đảm bảo rằng bạn luôn có đủ thời gian cho những gì mình yêu thích nhất. Sau đó thì bạn mới sắp xếp thời gian còn lại cho công việc. Những con người thành đạt trong bất cứ lĩnh vực nào đều là những người có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn và làm việc ít hơn so với những người khác.

Nếu coi thời gian làm việc là nguồn tài nguyên quý hiếm thay vì coi là một con quái vật lần chiếm hết mọi khía cạnh khác của cuộc sống, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy cân bằng hơn và sẽ làm việc hiệu quả hơn rất nhiều. Người ta đã chỉ ra rằng, thời gian làm việc tối ưu cho một tuần đối với hầu hết các lập trình viên là 40-45 giờ. Làm việc nhiều hơn thực ra lại phản tác dụng về cả năng suất lẫn động cơ làm việc. Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn chỉ cho mình làm vài giờ trong một tuần? Nếu tôi nói với bạn rằng: “Bạn chỉ được phép làm 10 giờ trong tuần này”. Khi đó cảm giác bị tước bỏ sẽ xoay chiều, thay vì nghĩ rằng công việc tước bỏ đi thời gian giải trí, bạn có thể đang nghĩ rằng mình bị tước bỏ đi công việc. Bạn sẽ thay câu nói “Tôi muốn chơi” bằng “Tôi muốn làm việc”, khi đó bạn sẽ trở thành một người hăng hái với công việc hơn bao giờ hết, bệnh trì trệ cũng tự nhiên biến mất.

Blog Đặng Quang Hiếu
 
Căn bệnh trì trệ hiện nay khá phổ biến trong cuộc sống - đặc biệt là với người trẻ. Trì trệ không chỉ lãng phí thời gian mà còn ảnh hưởng đến nhiều mặt trong cuộc sống. Để đẩy lùi căn bệnh này, cách duy nhất là chính mình phải tự vận động và chiến thắng bản thân.

Tự tạo cảm hứng cho mình - Một trong những nguyên nhân khiến bạn có thói quen trì hoãn công việc cần làm là vì bạn thiếu cảm hứng. Vì vậy hãy học lối suy nghĩ tích cực, tự liệt kê ra những việc bạn cần làm và nghĩ đến kết quả - bạn sẽ có thêm động lực để hoàn thành công việc đó.

Ý kiến - Trong mỗi người, hầu hết là người Việt Nam chúng ta ai cũng có căn bệnh đó, và hiển nhiên không ai muốn mình mắc phải căn bệnh đó. Làm thế nào để khắc phục? Chỉ có cách duy nhất là tự bản thân mình khắc phục và chấn chỉnh lại mà thôi.

Chia sẻ - Mình nghĩ là nếu bạn có một kế hoạch rõ ràng cho công việc của mình thì sẽ không bị chồng chéo, từ bảng kế hoạch đó ta biết việc gì ta chưa làm, việc gì đã làm và đang làm. Như thế sẽ rất dễ dàng không chỉ trong công việc mà còn trong cuộc sống hàng ngày của bạn.

Trì trệ - Đôi khi mình nghĩ nhiệm vụ của mình quá đơn giản và có thể nhanh chóng hoàn thành nó, chứ không cần đến ngày deadline. Vì vậy mà mình nghĩ là "Mình còn nhiều thời gian mà, lo gì chứ, cứ chơi đi đã rồi sẽ làm nhanh thôi".

Thế rồi khi thực sự bắt tay vào công việc thì nhận ra nó không đơn giản như mình nghĩ. " Sao lại phức tạp thế này nhỉ?! Mình nghĩ nó cũng đơn giản thôi mà sao lại liên quan đến tùm lum thứ vậy. Chết rồi, không kịp rồi, trễ mất thôi". Thế là tạo áp lực cho bản thân, làm mình căng thẳng nên có thể tốt lắm là công việc hoàn thành được, nhưng kết quả không phải là tốt nhất. Kiểu như làm cho xong việc.

Vậy là không có hiệu quả. Tệ thật nhỉ! Lại tạo stress cho bản thân, rồi một loạt chuyện cứ xảy ra... Tất cả là do tính trì trệ đó. Cách tốt nhất là hãy bỏ nó đi thì bạn mới có thể thành công được!!!

Đó là những ý kiến chia sẻ về thói quen hay trì hoãn. Vậy còn bạn, bạn có hay trì hoãn trong công việc không ? Bạn đã làm thế nào để thoát khỏi căn bệnh này ?

Các bạn ơi, hãy chia sẻ nhé !
 
Lúc nào cũng "chạy" thực sự ko phải cũng tốt.Vẫn bik thời gian là quy'...nhưng đôi khi dừng lại để nhìn mọi thứ theo cách khác ko phải là điều xấu.Nếu bạn có thể đảm bảo mình tự kiểm soát mình...thì trì hoãn 1 ti' cũng co' sao :D
Mình là người hay trì hoãn...trong nhìu thứ(dĩ nhiên vẫn chưa tự kiểm soát:)).Cách của mình là vặn đồng hồ sớm 10 phút.Mình dậy sớm = cách ngủ dưới đất(cách này thực sự ko hay lắm),hơi khó ngủ nhưng mở mắt là tỉnh lun:d.Làm mọi thứ khác 1 chút(Vd:Mua bàn chải đẹp thì mình sẽ thik đánh răng hơn:)))
MÌnh nghĩ chủ yêu' là nhận thức về vấn đề,khả năng kêirm soát bản thân mỗi người.Mình thực sự mun' "chữa" bệnh này,bạn nào có cách hay thì share nha.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top