Gần đây, ở chân phải ông Luận (giáo viên 55 tuổi, Hải Phòng) xuất hiện một số vết loét nhỏ, còn chân kia mạch máu nổi lên như dây thừng, da sưng đỏ. Bác sĩ nói ông bị bệnh giãn tĩnh mạch, và chỉ định nghỉ ngơi tuyệt đối. Căn bệnh này là hệ quả của hơn 30 năm ông đứng lớp.
Từ 10 năm nay, ông Luận dạy trung bình mỗi ngày đến 10-12 tiết. Ngoài giờ ở trường còn phải bồi dưỡng cho lớp học sinh giỏi và dạy bổ túc buổi tối. “Nhiều hôm dạy xong chân nặng như chì vì phải đứng lâu quá. Bác sĩ nói phải nghỉ ngơi, nhưng dạy học nó là cái nghiệp mà tôi gắn bó từ lâu, bỏ một ngày cứ bồn chồn, ăn ngủ không yên”, ông tâm sự.
Bệnh suy giảm tĩnh mạch thường thấy ở những giáo viên dạy học với cường độ cao, và mức độ phổ biến chỉ sau bệnh rối loạn giọng nói. Theo một nghiên cứu của Đại học Y khoa (Đại học Thái Nguyên) trên 275 giáo viên đại học, số người mắc chứng suy giảm tĩnh mạch tỷ lệ thuận với thời gian công tác và cường độ giảng dạy. Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là 57,7%, ghi nhận ở nhóm giáo viên có thời gian công tác 20-30 năm với cường độ cao (khoảng 5-8 giờ/ngày), và thấp nhất là 20,8%, ở nhóm có thời gian công tác 10-19 năm với cường độ trung bình (đủ giờ, khoảng 3-5 giờ/ngày).
Một nghiên cứu khác của tác giả Đỗ Hàm và cộng sự tiến hành năm 2002 cho thấy, tỷ lệ giáo viên tiểu học, trung học có thời gian công tác trên 20 năm mắc bệnh giãn tĩnh mạch là khoảng 12%. Các nhà nghiên cứu không phát hiện sự khác biệt giữa nam và nữ.
Theo giáo sư Phạm Khuê, nguyên Viện trưởng Viện Lão khoa Việt Nam, giãn tĩnh mạch (hay còn gọi là suy giảm tĩnh mạch ngoại biên chi dưới) là tình trạng tĩnh mạch nông ở chân bị giãn, chạy quanh co và có dòng máu chảy theo chiều trái ngược nhau (không chỉ chạy về tim như bình thường). Bệnh xuất hiện khi thành tĩnh mạch bị suy yếu và các van một chiều bên trong lòng mạch bị tổn thương.
Các biến chứng thường thấy là vỡ hoặc viêm tắc chỗ giãn tĩnh mạch, loét dinh dưỡng da, và nguy hiểm nhất là thuyên tắc lòng tĩnh mạch (cục máu đông hình thành và di chuyển trong mạch. Nó có thể đi về tim và gây thuyên tắc động mạch phổi, dẫn đến tử vong trong vài phút nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời).
Để phòng bệnh, không nên đứng hay ngồi một chỗ quá lâu, không để trọng lượng cơ thể tăng, để chân cao hơn ngực và gác chân cao khi đi ngủ, ăn nhiều rau, củ, quả và uống nhiều nước chống táo bón. Nên tăng cường hoạt động thể dục thể thao (tốt nhất là đi bộ mỗi ngày 15 phút và đi nhanh gấp 3 lần bình thường), cũng có thể xoa bóp và ngâm chân trong nước ấm trước khi đi ngủ.
Với trường hợp bệnh nặng, phương pháp phổ biến hiện nay là phẫu thuật cắt bỏ tĩnh mạch bị giãn. Gần đây, các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra một phương pháp khác có tên VNUS, dùng nhiệt để làm co mạch máu. Tuy nhiên, phương pháp chưa được áp dụng tại Việt Nam.
Từ 10 năm nay, ông Luận dạy trung bình mỗi ngày đến 10-12 tiết. Ngoài giờ ở trường còn phải bồi dưỡng cho lớp học sinh giỏi và dạy bổ túc buổi tối. “Nhiều hôm dạy xong chân nặng như chì vì phải đứng lâu quá. Bác sĩ nói phải nghỉ ngơi, nhưng dạy học nó là cái nghiệp mà tôi gắn bó từ lâu, bỏ một ngày cứ bồn chồn, ăn ngủ không yên”, ông tâm sự.
Bệnh suy giảm tĩnh mạch thường thấy ở những giáo viên dạy học với cường độ cao, và mức độ phổ biến chỉ sau bệnh rối loạn giọng nói. Theo một nghiên cứu của Đại học Y khoa (Đại học Thái Nguyên) trên 275 giáo viên đại học, số người mắc chứng suy giảm tĩnh mạch tỷ lệ thuận với thời gian công tác và cường độ giảng dạy. Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là 57,7%, ghi nhận ở nhóm giáo viên có thời gian công tác 20-30 năm với cường độ cao (khoảng 5-8 giờ/ngày), và thấp nhất là 20,8%, ở nhóm có thời gian công tác 10-19 năm với cường độ trung bình (đủ giờ, khoảng 3-5 giờ/ngày).
Một nghiên cứu khác của tác giả Đỗ Hàm và cộng sự tiến hành năm 2002 cho thấy, tỷ lệ giáo viên tiểu học, trung học có thời gian công tác trên 20 năm mắc bệnh giãn tĩnh mạch là khoảng 12%. Các nhà nghiên cứu không phát hiện sự khác biệt giữa nam và nữ.
Theo giáo sư Phạm Khuê, nguyên Viện trưởng Viện Lão khoa Việt Nam, giãn tĩnh mạch (hay còn gọi là suy giảm tĩnh mạch ngoại biên chi dưới) là tình trạng tĩnh mạch nông ở chân bị giãn, chạy quanh co và có dòng máu chảy theo chiều trái ngược nhau (không chỉ chạy về tim như bình thường). Bệnh xuất hiện khi thành tĩnh mạch bị suy yếu và các van một chiều bên trong lòng mạch bị tổn thương.
Các biến chứng thường thấy là vỡ hoặc viêm tắc chỗ giãn tĩnh mạch, loét dinh dưỡng da, và nguy hiểm nhất là thuyên tắc lòng tĩnh mạch (cục máu đông hình thành và di chuyển trong mạch. Nó có thể đi về tim và gây thuyên tắc động mạch phổi, dẫn đến tử vong trong vài phút nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời).
Để phòng bệnh, không nên đứng hay ngồi một chỗ quá lâu, không để trọng lượng cơ thể tăng, để chân cao hơn ngực và gác chân cao khi đi ngủ, ăn nhiều rau, củ, quả và uống nhiều nước chống táo bón. Nên tăng cường hoạt động thể dục thể thao (tốt nhất là đi bộ mỗi ngày 15 phút và đi nhanh gấp 3 lần bình thường), cũng có thể xoa bóp và ngâm chân trong nước ấm trước khi đi ngủ.
Với trường hợp bệnh nặng, phương pháp phổ biến hiện nay là phẫu thuật cắt bỏ tĩnh mạch bị giãn. Gần đây, các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra một phương pháp khác có tên VNUS, dùng nhiệt để làm co mạch máu. Tuy nhiên, phương pháp chưa được áp dụng tại Việt Nam. Thiên Đức
Nguon: ykhoanet.com https://www.ykhoanet.com/yhocphothong/benhthuonggap/01_0072.htm
https://www.youtube.com/user/xuanlocdinh
Từ 10 năm nay, ông Luận dạy trung bình mỗi ngày đến 10-12 tiết. Ngoài giờ ở trường còn phải bồi dưỡng cho lớp học sinh giỏi và dạy bổ túc buổi tối. “Nhiều hôm dạy xong chân nặng như chì vì phải đứng lâu quá. Bác sĩ nói phải nghỉ ngơi, nhưng dạy học nó là cái nghiệp mà tôi gắn bó từ lâu, bỏ một ngày cứ bồn chồn, ăn ngủ không yên”, ông tâm sự.
Bệnh suy giảm tĩnh mạch thường thấy ở những giáo viên dạy học với cường độ cao, và mức độ phổ biến chỉ sau bệnh rối loạn giọng nói. Theo một nghiên cứu của Đại học Y khoa (Đại học Thái Nguyên) trên 275 giáo viên đại học, số người mắc chứng suy giảm tĩnh mạch tỷ lệ thuận với thời gian công tác và cường độ giảng dạy. Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là 57,7%, ghi nhận ở nhóm giáo viên có thời gian công tác 20-30 năm với cường độ cao (khoảng 5-8 giờ/ngày), và thấp nhất là 20,8%, ở nhóm có thời gian công tác 10-19 năm với cường độ trung bình (đủ giờ, khoảng 3-5 giờ/ngày).
Một nghiên cứu khác của tác giả Đỗ Hàm và cộng sự tiến hành năm 2002 cho thấy, tỷ lệ giáo viên tiểu học, trung học có thời gian công tác trên 20 năm mắc bệnh giãn tĩnh mạch là khoảng 12%. Các nhà nghiên cứu không phát hiện sự khác biệt giữa nam và nữ.
Theo giáo sư Phạm Khuê, nguyên Viện trưởng Viện Lão khoa Việt Nam, giãn tĩnh mạch (hay còn gọi là suy giảm tĩnh mạch ngoại biên chi dưới) là tình trạng tĩnh mạch nông ở chân bị giãn, chạy quanh co và có dòng máu chảy theo chiều trái ngược nhau (không chỉ chạy về tim như bình thường). Bệnh xuất hiện khi thành tĩnh mạch bị suy yếu và các van một chiều bên trong lòng mạch bị tổn thương.
Các biến chứng thường thấy là vỡ hoặc viêm tắc chỗ giãn tĩnh mạch, loét dinh dưỡng da, và nguy hiểm nhất là thuyên tắc lòng tĩnh mạch (cục máu đông hình thành và di chuyển trong mạch. Nó có thể đi về tim và gây thuyên tắc động mạch phổi, dẫn đến tử vong trong vài phút nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời).
Để phòng bệnh, không nên đứng hay ngồi một chỗ quá lâu, không để trọng lượng cơ thể tăng, để chân cao hơn ngực và gác chân cao khi đi ngủ, ăn nhiều rau, củ, quả và uống nhiều nước chống táo bón. Nên tăng cường hoạt động thể dục thể thao (tốt nhất là đi bộ mỗi ngày 15 phút và đi nhanh gấp 3 lần bình thường), cũng có thể xoa bóp và ngâm chân trong nước ấm trước khi đi ngủ.
Với trường hợp bệnh nặng, phương pháp phổ biến hiện nay là phẫu thuật cắt bỏ tĩnh mạch bị giãn. Gần đây, các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra một phương pháp khác có tên VNUS, dùng nhiệt để làm co mạch máu. Tuy nhiên, phương pháp chưa được áp dụng tại Việt Nam.
Thiên Đức
Gần đây, ở chân phải ông Luận (giáo viên 55 tuổi, Hải Phòng) xuất hiện một số vết loét nhỏ, còn chân kia mạch máu nổi lên như dây thừng, da sưng đỏ. Bác sĩ nói ông bị bệnh giãn tĩnh mạch, và chỉ định nghỉ ngơi tuyệt đối. Căn bệnh này là hệ quả của hơn 30 năm ông đứng lớp. Từ 10 năm nay, ông Luận dạy trung bình mỗi ngày đến 10-12 tiết. Ngoài giờ ở trường còn phải bồi dưỡng cho lớp học sinh giỏi và dạy bổ túc buổi tối. “Nhiều hôm dạy xong chân nặng như chì vì phải đứng lâu quá. Bác sĩ nói phải nghỉ ngơi, nhưng dạy học nó là cái nghiệp mà tôi gắn bó từ lâu, bỏ một ngày cứ bồn chồn, ăn ngủ không yên”, ông tâm sự.
Bệnh suy giảm tĩnh mạch thường thấy ở những giáo viên dạy học với cường độ cao, và mức độ phổ biến chỉ sau bệnh rối loạn giọng nói. Theo một nghiên cứu của Đại học Y khoa (Đại học Thái Nguyên) trên 275 giáo viên đại học, số người mắc chứng suy giảm tĩnh mạch tỷ lệ thuận với thời gian công tác và cường độ giảng dạy. Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là 57,7%, ghi nhận ở nhóm giáo viên có thời gian công tác 20-30 năm với cường độ cao (khoảng 5-8 giờ/ngày), và thấp nhất là 20,8%, ở nhóm có thời gian công tác 10-19 năm với cường độ trung bình (đủ giờ, khoảng 3-5 giờ/ngày).
Một nghiên cứu khác của tác giả Đỗ Hàm và cộng sự tiến hành năm 2002 cho thấy, tỷ lệ giáo viên tiểu học, trung học có thời gian công tác trên 20 năm mắc bệnh giãn tĩnh mạch là khoảng 12%. Các nhà nghiên cứu không phát hiện sự khác biệt giữa nam và nữ.
Theo giáo sư Phạm Khuê, nguyên Viện trưởng Viện Lão khoa Việt Nam, giãn tĩnh mạch (hay còn gọi là suy giảm tĩnh mạch ngoại biên chi dưới) là tình trạng tĩnh mạch nông ở chân bị giãn, chạy quanh co và có dòng máu chảy theo chiều trái ngược nhau (không chỉ chạy về tim như bình thường). Bệnh xuất hiện khi thành tĩnh mạch bị suy yếu và các van một chiều bên trong lòng mạch bị tổn thương.
Các biến chứng thường thấy là vỡ hoặc viêm tắc chỗ giãn tĩnh mạch, loét dinh dưỡng da, và nguy hiểm nhất là thuyên tắc lòng tĩnh mạch (cục máu đông hình thành và di chuyển trong mạch. Nó có thể đi về tim và gây thuyên tắc động mạch phổi, dẫn đến tử vong trong vài phút nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời).
Để phòng bệnh, không nên đứng hay ngồi một chỗ quá lâu, không để trọng lượng cơ thể tăng, để chân cao hơn ngực và gác chân cao khi đi ngủ, ăn nhiều rau, củ, quả và uống nhiều nước chống táo bón. Nên tăng cường hoạt động thể dục thể thao (tốt nhất là đi bộ mỗi ngày 15 phút và đi nhanh gấp 3 lần bình thường), cũng có thể xoa bóp và ngâm chân trong nước ấm trước khi đi ngủ.
Với trường hợp bệnh nặng, phương pháp phổ biến hiện nay là phẫu thuật cắt bỏ tĩnh mạch bị giãn. Gần đây, các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra một phương pháp khác có tên VNUS, dùng nhiệt để làm co mạch máu. Tuy nhiên, phương pháp chưa được áp dụng tại Việt Nam. Thiên Đức
Nguon: ykhoanet.com https://www.ykhoanet.com/yhocphothong/benhthuonggap/01_0072.htm
https://www.youtube.com/user/xuanlocdinh