• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Bảo Ninh với "Khắc dấu mạn thuyền" và "Mây trắng còn bay"

1. Tác giả

1.1. Hoàn cảnh xuất thân


- Bảo Ninh ( 18/10/1952), tên thật là Hoàng Ấu Phương

- Quê hương: Ông sinh ra ở Diễn Châu - Nghệ An nhưng sinh sống tại Quảng Ninh - Quảng Bình.

- Gia đình: Cha ông là Giáo sư Hoàng Tuệ ( 1922-1999) nguyên Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học.

1.2. Con người

+ Ông có thời gian từng đi bộ đội từ năm 1969 đến năm 1975.

+ Là người kiệm lời, ít bộc lộ tình cảm nhưng ông là người có trái tim nhạy cảm và ấm nồng.

1.3. Đặc điểm sáng tác

- Đề tài, chủ đề, tư tưởng: Chiến tranh và hậu chiến tranh là đề tài bao trùm trong sáng tác của ông. Ông khai thác đề tài này từ hoài niệm, suy ngẫm của người trong cuộc khi bước ra khỏi cuộc chiến để cho thấy những khó khăn, phức tạp của đời sống cùng những tổn thất, mất mát mà nó để lại

- Nghệ thuật

+ kết cấu giản dị

+ Tình huống đa dạng (có truyện thì tình huống nhỏ bé tưởng chừng vô nghĩa nhưng làm thay đổi cuộc đời cả một con người VD “Mối ngờ”, “Thách đấu”/hoặc tình huống ly kì, éo le, định mệnh VD “Thời tiết của ký ức”)

+ Ngôn ngữ: Giàu chất triết lý, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại sử dụng linh hoạt.

+ Giọng điệu: man mác buồn, đầy ắp chất triết lý, suy tư, những trăn trở về cuộc sống và con người.

+ Điểm nhìn trần thuật thường gắn liền với người kể chuyện ( thường kể theo ngôi thứ nhất, người kể chuyện xưng “tôi”)

2. Tác phẩm “Khắc dấu mạn thuyền”

2.1. Tóm tắt tác phẩm


Truyện kể về nhân vật tôi , anh đã đi đây đi đó rất nhiều, nhưng lại rất hiếm dịp thấy Hà Nội. Có một chuyến đi khiến anh nhớ mãi kí ức về Hà Nội . Ngày ấy, từ mặt trận Quảng Trị, anh đưa cán bộ ra thủ đô công tác, tiện anh vào thành phố chuyển mấy bức thư đồng đội anh gửi về cho tay gia đình. Tuy không biết đường đi, lang thang dưới mưa chiều, anh chuyển xong được lá thư chót, trời đã tối sầm. Cái lạnh buốt của mùa đông với cơn mưa phùn bất chợt khiến cơn sốt của anh trở lại, anh ngất đi. Anh tỉnh dậy thì biết mình đang trong một nhà cô gái. Cô gái chăm sóc anh chu đáo và ân cần. Lát sau có tiếng còi báo động B52 B52. Hai người dắt tay nhau chạy ra hầm trú ẩn. Chính giây phút ấy, giữa hai con người xa lạ đã này nở sự vấn vương, mơ màng. Trở về sau chiến tranh, có dịp nào qua Hà Nội anh lính chỉ một lối mòn xe điện ấy để đi. Nhưng anh mãi không thể tìm được lối cũ. Hà Nội đổi thay, còn lòng anh thì vẫn vậy, như cái hồi tuổi 20.

2.2. Đề tài

Chiến tranh chống Mỹ, tình yêu, người lính, con người Hà Nội.

2.3. Nhan đề

Tác giả mượn điển tích “đánh dấu thuyền tìm gươm” để đặt cho nhan đề tác phẩm “Khắc dấu mạn thuyền”. Nhan đề này nói về sự tìm kiếm vô vọng của con người đối với cố nhân để truyển tải một câu chuyện khá lãng mạn trong khoảng khắc vô cùng ác liệt của chiến tranh.

2.4. Nội dung tác phẩm

2.4.1. Bức tranh Hà Nội

- Thời gian: Một chiều đông.

- Không gian: Trời Hà Nội mưa phùn, đường xá vắng lặng

+ “Thành phố, dưới mưa chiều. Mưa phùn mùa đông buồn bã. Mái nhà, lòng đường, vòm cây một mầu thẫm ướt. Xe cộ phóng rất nhanh, người đi bộ gấp bước.”

+ “Hà Nội im ắng, vắng lặng đến vậy, dường như cả Hà Nội đã khóa trái cửa, bỏ nhà đấy mà đi.”

=> Khung cảnh gợi sự buồn, cơ đơn, con người vội vã, gấp gáp.

2.4.2. Cô gái Hà Nội

- Cô gái trẻ có ngoại xinh xắn, hiền dịu và trong sáng:

+ “Xinh đẹp và hiền dịu, gương mặt, cặp mắt, đôi môi…”

+ Nhỏ nhắn, đôi vai gầy và bộ tóc dài buông xuống .

=> vẻ đẹp ấy gây ấn tượng mạnh mẽ đối với anh lính Quảng Trị.

- Cô gái ân cần, chu đáo, biết yêu thương quan tâm người khác nhưng lại yếu đuối, mong manh:

+ Hành động chăm sóc anh lính

  • Đưa người lính xa lạ về nhà để chăm sóc.
  • Nấu cháo, thay quân phục để hong khô: “quần áo của anh phải hong bếp lúc nữa, chứ chưa mặc được đâu, còn ẩm lắm”
  • Giữ chân không cho anh lính đi vì sức khỏe của anh chưa hồi phục: “ Ô kìa anh, anh đi đâu thế nào được. Ra ngoài rét bị lại còn nguy hơn.”
+ Lời nói của cô gái thể hiện sự mong manh, yếu đuối cần được chở che:

“ Tạnh mưa rồi anh ạ” - Cô gái nói với vẻ buồn rầu, khi trời tạnh cũng là lúc anh lính sắp phải rời đi.

“ Chúng mình ra hầm công cộng đi anh, - Cô gái nói trong hơi thở gấp - Những cái hố tròn này em chẳng bao giờ dám xuống. Dưới đó đầy nước. Rợn chân lắm” , cv “Cô gái lăn sát vào tôi. Tìm sự che chở. Cô nép sát tấm thân lạnh cóng vào người tôi, thở sát vào khuôn mặt tê dại nhưng đẫm mồ hôi của tôi, tóc cô tung xõa ra.”

=> Cô gái Hà Nội xinh đẹp, mến khách, biết yêu thương, chăm sóc. Nhưng phía sau vẻ ngoài ấy là một tâm hồn mong manh, yếu đuối.

2.4.3. Hình ảnh người lính

- Hoàn cảnh:

+ Là người lính ở mặt trận Quảng Trị, nhận nhiệm vụ lái xe đưa chỉ huy sư đoàn ra họp Bộ tư lệnh đang đóng ở rìa thủ đô.

+ Tuy đi đây đi đó nhiều, nhưng anh lính rất hiếm khi tới Hà Nội.

+ Nhận nhiệm vụ đi đưa thư, trên đường đi thì trời mưa phùn, đêm lạnh buốt => Anh lính bị ốm và rồi thiếp đi trên hè phố.

- Cuộc gặp gỡ với cô gái Hà Nội:

+ Anh lính tình cờ được cô gái đưa về nhà chăm sóc chu đáo, cẩn thận.

+ Sợ làm phiền cô gái nên anh lính định rời đi nhưng cô gái giữ lại vì sức khỏe anh chưa tốt.

=> Anh cảm nhận được sự chu đáo, ân cần, dịu dàng và vẻ đẹp trong sáng, tinh khôi của cô gái.

- Anh là người lính nhiệt tình, biết hy sinh lợi ích cá nhân vì đồng đội

+ Có cơ hội về Hà Nội nhưng anh không về thăm quê, chỉ xin được “rảo vào phố để rải non chục lá thư của anh em đồng đội người Hà Nội đã gửi gắm”.

+ Anh muốn trao tận tay thư cho gia đình đồng đội của mình “ Tôi muốn trao thư tận tay các gia đình để có thể nhận được ngay thư hồi âm mang ngược vào đơn vị cho linh ta sướng”.

+ Dù không biết đường đi Hà Nội, cầm trên tay chín lá thư, nhưng nhờ sự nhiệt tình, anh không lo nghĩ nhiều, ung dung, vui vẻ bước đi.

+ Anh đội mưa, chịu cái rét lạnh buốt của mùa đông để đưa thư. Cuối cùng anh bị sốt, ngất ngay trên đường đi.

- Anh là người dứt khoát, can trường và dũng cảm:

+ Khi được cô gái Hà Nội giúp đỡ, dù chưa thực sự khỏe nhưng anh định rời đi để tránh gây phiền, khó dễ cho cô gái.

+ Trước bom đạn, anh trấn tĩnh cô gái, bảo vệ, chở che cho cô gái.

+ Anh vội vàng tạm biệt người con gái Hà Nội lần cuối , hộc tốc chạy về phía đám đông để cứu người dân bị sập hầm do Mỹ thả bom.

- Cuộc gặp gỡ vô tình, trớ trêu của anh lính đã khiến anh nảy nở những xúc cảm đầy vấn vương, mơ màng:

+ Anh cảm nhận được sự quan tâm, chăm sóc chu đáo từ cô gái trẻ. Giữa cái lạnh buốt giá của mùa đông, dường như trái tim anh được sưởi ấm bởi một người con gái xa lạ, đẹp và ân cần.

+ Anh thấy được sự yếu đuối, mong manh cần được chở che của cô gái: “ Cô gái lăn sát vào tôi. Tìm sự che chở, cô nép sát vào tấm thân lạnh cóng vào người tôi, thở sát khuôn mặt tê dại nhưng đẫm mồ hôi của tôi”, “chúng tôi vẫn nằm, ôm riết lấy nhau”

=> Bom đạn, nguy hiểm và sự cận kề cái chết trở nên vô nghĩa, khi mà hai con người trẻ tuổi dường như quên đi tất cả, như ở trạng thái vô thức.

+ Tuy có tình cảm với cô gái, anh lính vẫn phải rời đi để cứu những người bị sập hầm. Anh có chút tiếc nuối vì đó là lần gặp gỡ cuối cùng với cô “lẽ ra thì đấy không thể là lần cuối cùng,bởi lẽ ra thì tôi đã trở về được ngôi nhà ấy, vào lại được căn phòng hồi đêm ấy và gặp lại được người con gái ấy của tôi”.

+ Đến 20 năm sau, trở về sau chiến tranh, mỗi lần ra Hà Nội, anh lính vẫn luôn tìm về chốn xưa cũ: “ Khi họa hoằn có dịp vào qua Hà Nội thì tôi vẫn chỉ một lối mòn xe điện ấy để đi. Cứ đi thế thôi, chẳng phải để tìm thấy một cái gì, cũng chẳng phải là để đi đến đâu”.

=> Trong khoảnh khắc ở bên nhau hoàn toàn trong sáng sẽ trở thành một kỉ niệm đẹp theo suốt cuộc đời người lính trẻ.

2.5. Nghệ thuật

- Nhan đề mượn điển tích trong văn học xưa để gửi gắm thông điệp đầy nhân văn.

- Điểm nhìn trần thuật mang tính chân thực, gần gũi.

- Đặt nhân vật vào tình huống truyện éo le bộc lộ rõ cá tính và phẩm chất của nhân vậy đồng thời thể hiện sự khéo léo của tác giả.

- Lối quan sát tinh tế, nhạy cảm về bức tranh, con người Hà Nội.

- Truyện giàu chất thơ.
 
3. Tác phẩm “ Mây trắng còn bay”

3.1. Tóm tắt tác phẩm


Hôm đó máy bay cất cánh trong điều kiện thời tiết xấu, nhân vật “tôi” hối hận vì đã lên chuyến bay. Trong khi nhân vật “tôi” và một gã mặc complet đang sợ hãi vì máy bay bay trong mưa có thể gặp sự cố nào đó thì bà cụ ngồi cùng một khoang lại trầm trồ, ngạc nhiên về những đám mây ngoài cửa xổ. Bà cụ có vẻ lần đầu đi máy bay nên bà không biết đồ ăn tiếp viên hàng không mang đến đã được thanh toán với tiền vé rồi, bà cụ hỏi về sông Bến Hải và ngỏ ý muốn được mở cửa xổ máy bay khi đi qua vĩ tuyến 17. Khi đi quan vĩ tuyến 17 thì bà lập một cái ban thờ nhỏ trên máy bay khiến tay vận complet khó chịu, còn nhân vật “tôi” và cô tiếp viên hàng không thì lặng người đi khi nhìn thấy bức ảnh trên ban thờ nhỏ đó.

3.2. Nhan đề

- “ Mây trắng còn bay” cái tên lãng mạn như một bài thơ nhưng cái kết lại vỡ òa bi tráng.

- Mây trắng thì lúc nào chẳng ở trên bầu trời nhưng chữ “còn” lại mang cho con người ta một suy nghĩ khác. Có thể:

+ Mây trắng giống như tấm màng che giấu những kí ức đau buồn của bầu trời những năm chiến tranh.

+ Mây trắng trong tác phẩm như hình ảnh con trai của bà cụ.

3.3. Nội dung tác phẩm

3.3.1.Đề tài- chủ đề


- Đề tài: Cuộc sống của con người thời hậu chiến.

- Chủ đề: Nhận thức lại về chiến tranh: những ảnh hưởng của chiến tranh đến số phận, cuộc sống con người thời hậu chiến.

3.3.2. Nhân vật

3.3.2.1. Nhân vật bà cụ

* Là một bà lão “ quê mùa” được khắc họa

- Gián tiếp

+ Vẻ ngạc nhiên, của bà cụ khi lần đầu đi máy bay đối lập với tâm trạng của những hành khách khác

Bà cụ
Những hành khách khác
Khi chuyến bay gặp thời tiết xấu-Bình thản, ngạc nhiên ngắm nhìn mây









=> Do bà cụ chưa đi máy bay bao giờ nên cụ không biết thời tiết xấu ảnh hưởng đến sự an toàn của chuyển bay để mà lo sợ
-Lo sợ:
+ Nhân vật “tôi”: Tôi tiếc là đã không nghe lời vợ. Đáng lý nên trả vé, đừng theo chuyến này. Ngày xấu, giờ xấu, thời tiết xấu.; bấu chặt các ngón tay vào thành ghế. Con người tôi bé tí hin treo trên vực sâu đang càng lúc càng sâu thẳm.
+ Tay vận complet: mặt nhợt đi, mắt nhắm nghiền, cặp môi run run
=>Do những người này đã có kinh nghiệm đi máy bay nên mới lo sợ một sự cố có thể xảy ra trên máy bay gặp thời tiết xấu
Khi nhìn thấy những đám mây+ Lời nói
“thốt kêu lên” một cách ngạc nhiên “Mây ngay ngoài, các bác kìa!”
“Vậy mà sao nhiều người họ kháo là tàu bay trỗi cao được hơn mây bác nhỉ?”
“Chả biết đâu trời đâu đất thế này biết lối nào mà về bến, thưa các bác?”
+
Cách so sánh giản dị, thân thuộc với những người dân quê
“Mây cận quá, bác nhỉ, với tay ra là với được - Y thể cây lá ngoài vườn.”


+Tay vận complet: tỏ vẻ khó chịu: nhấc mi mắt lên. Môi y mím chặt, vẻ căng thẳng đổi thành quàu quạu.
Làm lơ bà cụ: Tay nọ làm thinh.








=>Vì họ coi đấy là một điều rất bình thường/ họ bất lực trước những thắc mắc “ ngây ngô” của bà cụ


+ Qua cái nhìn của nhân vật “tôi”: bà cụ lạc lõng giữa cuộc sống hiện đại: “Bà ngồi im, ôm chặt trong lòng một chiếc làn mây. Hình vóc bé nhỏ, teo tóp của bà như chìm lấp vào thân ghế”.

- Trực tiếp: qua cuộc đối thoại với tiếp viên hàng không:

+ Khi cô tiếp viên đẩy xe đưa bữa điểm tâm đến. bà không muốn nhận khay đồ ăn. Bà bảo cơm nước lạ kiểu chẳng đũa bát gì chẳng quen, mấy lại đã ăn no bụng hồi sớm, mấy lại cũng thực tình là già chẳng có lắm tiền.

+ Đề nghị cô tiếp viên mở cửa sổ máy bay: Lát qua đấy con bật dùm già cái cửa tròn này con nhé, cho thoáng

*
Bà cụ- người mang trong mình vết thương chiến tranh

- Cuộc đối thoại với cô tiếp viên hàng không. Bà hỏi bao giờ đến sông Bến Hải

+ Sông Bến Hải: là ranh giới chia cắt hai miền Nam Bắc hồi đất nước chưa được thống nhất. Nơi mà máy bay không đi qua chúng ta bay trên biển nên không ngang qua sông

+ Vĩ tuyến 17: Gắn với sự kiện vào năm 1954, Hiệp định Genève được ký kết, lấy vĩ tuyến 17 (vĩ tuyến 17° bắc), dọc sông Bến Hải, thuộc tỉnh Quảng Trị, mà dòng Bến Hải chạy dọc vĩ tuyến 17 thành nơi chia cắt đất nước Việt Nam thành hai miền Nam Bắc. Đây là khu phi quân sự thời bấy giờ. Đây là nơi chuyến bay của bà cụ có thể bay ngang qua chỉ ngang qua vùng trời vĩ tuyến 17.



Hai địa danh ( một trên vùng đất, một trên vùng trời) là nơi mà cbiết bao thế hệ con người Việt Nam đổ máu xuống để xóa ranh giới đó đi, nối liền hai miền Nam Bắc.

Việc bà cụ hỏi cô tiếp viên Đã sắp đến sông Bến Hải chưa con? Hé lộ mục đích đi máy bay của cụ: đến thăm con.

- Hành động của bà cụ:

+ Lập một cái bàn thờ nhỏ trên máy bay.

+Dáng người cụ: Bà cụ ngồi, lặng phắt, lưng còng xuống, hai bàn tay chắp lại, gầy guộc.

+ Khi bị những hành khách phàn nàn, bà cụ: Van bác... - Bà cụ sợ sệt - Bác ơi, van bác... Chẳng là, bác ạ, bữa nay giỗ thằng cả nhà tôi. Non ba chục năm rồi, bác ơi, tôi mới lên được đến miền cháu khuất.

Sự đau đớn của người mẹ mất con

chiến tranh qua đi để lại cho con người quá nhiều vết thương mà dù cho thời gian qua đi cũng không thể nào chữa lành được.

- Hình ảnh biểu tượng: “Tấm ảnh được cắt ra từ một tờ báo, đã cũ xưa, nhưng người phi công trong ảnh còn rất trẻ.”

- “ Tấm ảnh được cắt ra từ một tờ báo”: Con trai cụ- những phi công hy sinh vì tổ quốc được mọi người ngợi ca, ghi tạc công lao.

- “Người phi công còn rất trẻ”: biểu tượng cho một thế hệ trẻ, họ hiến dâng tuổi thanh xuân- phần đời đẹp nhất của mình cho Tổ quốc. Họ là những người hùng, những con người vĩ đại của một thời chiến tranh.

- Tờ báo“ đã xưa cũ”: sự hy sinh ấy liệu bây giờ có ai còn nhớ.

Bức ảnh là hình ảnh duy nhất của người con mà bà mẹ có được. Đó là biểu tượng của tình mẫu tử cao đẹp và cũng là sự hy sinh của những bà mẹ Việt Nam anh hùng- hy sinh con mình vì Tổ quốc

Hiện thực nghiệt ngã: chiến tranh qua đi, hòa bình trở lại nhưng những vết thương mà nó để lại vẫn sẽ mãi ám ảnh con người

Hiện thực: con người sống trong thời bình, chủ nghĩa cá nhân lên ngôi, họ quên đi những mất mát, hy sinh, quên đi chiến tranh gian khổ mà chỉ nghĩ cho cái lợi của bản thân

3.3.2.2. Những người trên khoang máy bay

Gồm: nhân vật “tôi”, gã mặc complet, cô tiếp viên hàng không



Gã mặc completCô tiếp viên hàng khôngNhân vật “tôi”
Lúc đầu: Trước phản ứng của bà lão quê mùa về những đám mây- Tỏ ra khó chịu bị làm phiền- kiên nhẫn giải thích cho cụ là: không được mở cửa máy bay/ bữa ăn không mất thêm tiền/ máy bay không thể qua sông Bến Hải nghĩa vụ của mình là một nhân viên phục vụ- quan sát một cách thờ ơ với một thái độ không chấp nhặt người già
Khi đi qua vĩ tuyến 17: bà cụ lập bàn thờ thắp hương ngay trên máy bay-Phàn nàn về một bà cụ “dở hơi” thắp hương trên máy bay
Bộ mặt hồng hào bừng bừng giận dữ và khinh miệt.
“Cô đứng sững” lại “Không hề kêu lên, không thốt một lời, cô lặng nhìn.”
=>Lặng im, nghiêng mình trước vong linh của người anh hùng; xót xa trước nỗi đau của người mẹ
Sàn khoang dốc lên. Cái bàn thờ nhỏ bé bỏng của bà cụ già hơi nghiêng đi. Tôi xoài người sang giữ lấy cái khung ảnh
=>Trân trọng, biết ơn/ cảm phục trước sự hy sinh cảu bà mẹ
Ý nghĩa-Con người vì lợi ích của bản thân mà bỏ lơ nỗi đau của người khác.- Dường như đã thấu hiểu nỗi lòng bà cụ, một người mẹ mất con mang trong mình những nỗi đau, vết thương chiến tranh không thể xoa dịu


Đặc điểm nghệ thuật

Điểm nhìn trần thuật
: kể theo ngôi thứ nhất- nhân vật xưng tôi, trình bày suy ngẫm của mình về những điều trông thấy làm cho câu chuyện:

+ vừa khách quan: xây dựng một câu chuyện khách quan từ điểm nhìn xa lạ của người ngoài cuộc.

+ vừa chủ quan: đồng cảm với nhân vật, thấy được suy tư, trăn trở của người kể chuyện

Nhà văn mong muốn xã hội thấu hiểu, đồng cảm đối với những người mang trong mình vết thương chiến tranh

Tình huống truyện: cùng đặt ra một tình huống nhưng phản ứng của mỗi nhân vật (gã mặc complet, cô tiếp viên hàng không, nhân vật “tôi” lại khác nhau, góp phần bộc lộ tính cách của nhân vật.

Giọng điệu: ẩn chứa một chất thơ đích thực, gạn lọc từ những số phận người, chan hòa trong một không gian nhuồm buồn.
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top