Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
Các em học sinh hãy vận dụng dữ liệu của bài báo này cho bài Địa lý ngành nông nghiệp .
Việt Nam là một nước nông nghiệp, có nhiều lợi thế và tiềm năng về đất đai, lao động và điều kiện sinh thái cho phép phát triển nhiều loại nông sản có giá trị. Trên quy mô cả nước có những vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá nông sản xuất khẩu trên quy mô lớn như: Lúa gạo vùng ĐBSCL; cà phê vùng Tây nguyên; cao su vùng Đông Nam bộ; chè vùng miền núi, trung du phía Bắc; cây có dầu vùng duyên hải miền Trung và một số cây ăn quả đặc sản. Nhưng nông sản Việt vẫn kém cạnh tranh, vì sao?
Việt Nam có công nghệ chế biến lạc hậu, chưa đảm bảo chất lượng sản phẩm theo yêu cầu tiêu dùng của các thị trường khó tính. Mặt khác, kết cấu hạ tầng phục vụ cho việc vận chuyển, bảo quản dự trữ, bốc xếp hàng hóa nông sản, nhất là hàng tươi sống rất yếu kém nên giá thành sản phẩm và phí gián tiếp khác tăng nhanh.
Năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, chế biến và xuất khẩu nông sản chưa đáp ứng được yêu cầu trong điều kiện tự do hóa thương mại, đặc biệt là khâu marketing, dự tính dự báo thị trường; thông tin thị trường tiêu thụ nông sản còn hạn chế…
Có một nghịch lý là nông dân nước ta thì chật vật tìm nơi tiêu thụ hết sản phẩm làm ra nhưng nông sản ngoại thì lại tràn ngập thị trường. Là một quốc gia nông nghiệp, với nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu đứng hàng đầu thế giới nhưng mỗi năm, nước ta lại phải bỏ ra một lượng ngoại tệ lớn để nhập khẩu đủ loại nông sản, từ rau củ, trái cây, đến thức ăn chăn nuôi, muối, sữa. Nghịch lý này đã tồn tại nhiều năm nay, rất cần được bàn thảo tìm hướng giải quyết.
Năm 2009, nông dân và ngành nông nghiệp nước nhà vui mừng vì trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả nước vẫn đạt 15,4 tỷ USD, vượt dự kiến hồi đầu năm 12 tỷ USD. Nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam dẫn đầu thế giới về sản lượng như gạo, cà phê, tiêu, điều… Thế nhưng, năm qua, nước ta cũng tốn khoảng 150 triệu USD nhập khẩu rau quả từ Trung Quốc, 45 triệu USD nhập nông sản từ Thái Lan. Nông dân trồng ngô, hoa màu với diện tích lớn, ngư dân đánh bắt cá với sản lượng hàng ngàn tấn/năm nhưng hằng năm vẫn phải nhập khẩu hầu hết nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi như ngô, sắn, cỏ khô, bột cá... từ 25 nước trên thế giới.
Thực trạng đáng buồn này được bắt nguồn chủ yếu từ sự yếu kém của nền sản xuất, kinh doanh nông sản nước ta, chứ không hẳn do quá trình hội nhập. Đơn cử như việc nhập khẩu muối vừa qua của Bộ Công thương, Bộ thì nói các doanh nghiệp cần muối sạch, chất lượng cao để sản xuất, trong khi muối Việt Nam chất lượng kém, hạt không đều, giá lại cao hơn nhập…
Vậy là, nông dân thì sống dở chết dở với mấy ruộng muối đến lúc không tiêu thụ được, giá rẻ mạt, họ bỏ nghề, lang thang lên thành phố… Bao hệ luỵ kéo theo. Nhưng chúng ta cũng khó mà đổ lỗi cho doanh nghiệp, cho cơ quan quản lý Nhà nước bởi quy luật cạnh tranh là thế. Vấn đề đặt ra là, trình độ sản xuất của nông dân còn thấp trong rất nhiều nghề, kể cả nghề làm lúa nước lâu đời. Thứ hai, sự sát sao, hợp tác giữa nhà khoa học và nông dân còn quá lỏng lẻo. Nhà khoa học nghiên cứu ra giống mới nhưng không phổ biến đại trà cho nông dân học theo. Kết quả là, rất nhiều nông dân hàng chục năm vẫn sản xuất giống cũ, kém chất lượng, khả năng cạnh tranh với nông sản ngoại rất thấp. Thứ ba, hệ thống sản xuất, thu mua, chế biến nông sản giống như một cái chợ lộn xộn, không có kế hoạch, phân vùng cụ thể, mạnh đâu làm đó, vừa manh mún, vừa ồ ạt, rất khó kiểm soát…
Đến bao giờ nông sản Việt mới cất cánh đúng như khả năng và tiềm năng vốn có của nó phụ thuộc rất nhiều nhà nông- nhà khoa học- nhà nước và nhà kinh doanh.
Hoàn Oanh
Tài liệu tham khảo:
· (1),(2),(3): (Văn kiện Đảng về phát triển nông nghiệp, NXB Chính trị Quốc gia 2009).
· Hương Lan, Nghịch lý nông sản Việt, VOV news 27/1/2010
· Về xuất khẩu nông sản của Việt Nam 10 năm qua, tạp chí Hoạt động khoa học số 12/2001
Nguồn : hoinongdan.org.vn
Việt Nam là một nước nông nghiệp, có nhiều lợi thế và tiềm năng về đất đai, lao động và điều kiện sinh thái cho phép phát triển nhiều loại nông sản có giá trị. Trên quy mô cả nước có những vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá nông sản xuất khẩu trên quy mô lớn như: Lúa gạo vùng ĐBSCL; cà phê vùng Tây nguyên; cao su vùng Đông Nam bộ; chè vùng miền núi, trung du phía Bắc; cây có dầu vùng duyên hải miền Trung và một số cây ăn quả đặc sản. Nhưng nông sản Việt vẫn kém cạnh tranh, vì sao?
Việt Nam có công nghệ chế biến lạc hậu, chưa đảm bảo chất lượng sản phẩm theo yêu cầu tiêu dùng của các thị trường khó tính. Mặt khác, kết cấu hạ tầng phục vụ cho việc vận chuyển, bảo quản dự trữ, bốc xếp hàng hóa nông sản, nhất là hàng tươi sống rất yếu kém nên giá thành sản phẩm và phí gián tiếp khác tăng nhanh.
Năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, chế biến và xuất khẩu nông sản chưa đáp ứng được yêu cầu trong điều kiện tự do hóa thương mại, đặc biệt là khâu marketing, dự tính dự báo thị trường; thông tin thị trường tiêu thụ nông sản còn hạn chế…
Có một nghịch lý là nông dân nước ta thì chật vật tìm nơi tiêu thụ hết sản phẩm làm ra nhưng nông sản ngoại thì lại tràn ngập thị trường. Là một quốc gia nông nghiệp, với nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu đứng hàng đầu thế giới nhưng mỗi năm, nước ta lại phải bỏ ra một lượng ngoại tệ lớn để nhập khẩu đủ loại nông sản, từ rau củ, trái cây, đến thức ăn chăn nuôi, muối, sữa. Nghịch lý này đã tồn tại nhiều năm nay, rất cần được bàn thảo tìm hướng giải quyết.
Năm 2009, nông dân và ngành nông nghiệp nước nhà vui mừng vì trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả nước vẫn đạt 15,4 tỷ USD, vượt dự kiến hồi đầu năm 12 tỷ USD. Nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam dẫn đầu thế giới về sản lượng như gạo, cà phê, tiêu, điều… Thế nhưng, năm qua, nước ta cũng tốn khoảng 150 triệu USD nhập khẩu rau quả từ Trung Quốc, 45 triệu USD nhập nông sản từ Thái Lan. Nông dân trồng ngô, hoa màu với diện tích lớn, ngư dân đánh bắt cá với sản lượng hàng ngàn tấn/năm nhưng hằng năm vẫn phải nhập khẩu hầu hết nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi như ngô, sắn, cỏ khô, bột cá... từ 25 nước trên thế giới.
Thực trạng đáng buồn này được bắt nguồn chủ yếu từ sự yếu kém của nền sản xuất, kinh doanh nông sản nước ta, chứ không hẳn do quá trình hội nhập. Đơn cử như việc nhập khẩu muối vừa qua của Bộ Công thương, Bộ thì nói các doanh nghiệp cần muối sạch, chất lượng cao để sản xuất, trong khi muối Việt Nam chất lượng kém, hạt không đều, giá lại cao hơn nhập…
Vậy là, nông dân thì sống dở chết dở với mấy ruộng muối đến lúc không tiêu thụ được, giá rẻ mạt, họ bỏ nghề, lang thang lên thành phố… Bao hệ luỵ kéo theo. Nhưng chúng ta cũng khó mà đổ lỗi cho doanh nghiệp, cho cơ quan quản lý Nhà nước bởi quy luật cạnh tranh là thế. Vấn đề đặt ra là, trình độ sản xuất của nông dân còn thấp trong rất nhiều nghề, kể cả nghề làm lúa nước lâu đời. Thứ hai, sự sát sao, hợp tác giữa nhà khoa học và nông dân còn quá lỏng lẻo. Nhà khoa học nghiên cứu ra giống mới nhưng không phổ biến đại trà cho nông dân học theo. Kết quả là, rất nhiều nông dân hàng chục năm vẫn sản xuất giống cũ, kém chất lượng, khả năng cạnh tranh với nông sản ngoại rất thấp. Thứ ba, hệ thống sản xuất, thu mua, chế biến nông sản giống như một cái chợ lộn xộn, không có kế hoạch, phân vùng cụ thể, mạnh đâu làm đó, vừa manh mún, vừa ồ ạt, rất khó kiểm soát…
Đến bao giờ nông sản Việt mới cất cánh đúng như khả năng và tiềm năng vốn có của nó phụ thuộc rất nhiều nhà nông- nhà khoa học- nhà nước và nhà kinh doanh.
Hoàn Oanh
Tài liệu tham khảo:
· (1),(2),(3): (Văn kiện Đảng về phát triển nông nghiệp, NXB Chính trị Quốc gia 2009).
· Hương Lan, Nghịch lý nông sản Việt, VOV news 27/1/2010
· Về xuất khẩu nông sản của Việt Nam 10 năm qua, tạp chí Hoạt động khoa học số 12/2001
Nguồn : hoinongdan.org.vn