Là một nhà dân tộc học, một người làm công tác bảo tàng, tưởng rằng ông sẽ thích nói về truyền thống và “dị ứng” với những thay đổi. Nhưng ngược lại, những điều mà PGS. TS Nguyễn Văn Huy, nguyên giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam trao đổi xung quanh cái Tết cổ truyền đáng cho nhiều người phải suy nghĩ.
Bản chất của ngày Tết là sự bày tỏ đạo hiếu
Thời gian gần đây, cứ nói đến Tết là người ta nhắc đến Tết xưa, hoài niệm về những cái đã qua.
Đúng là trên các phương tiện truyền thông người ta hay khai thác Tết xưa như những đề tài của ngày Tết. Đấy là cái nhìn có phần phiến diện, không phải toàn cảnh của xã hội. Còn trong cuộc sống người ta lại rất thực tế, bao giờ người ta cũng xử lý chuyện đó một cách hài hòa. Con người Việt Nam rất biện chứng, rất linh hoạt, rất uyển chuyển, dễ dàng chấp nhận sự thay đổi để phù hợp với cuộc sống đương đại. Từ lâu nay chúng ta đã phải xử lý uyển chuyển giữa cái cũ và cái mới, giữa cái gì mà ta gọi truyền thống và cái gì là đương đại với những cái sẽ đến trong tương lai.
Vậy ý nghĩa của Tết cũng thay đổi?
Đã nói đến Tết bao giờ cũng phải nói đến cái tâm linh của người Việt, dù già hay trẻ người ta cũng đều nhớ đến bố mẹ, ông bà, tổ tiên, quê hương, bản quán. Điều đó có lẽ đã đi vào tâm thức, cho nên gần Tết người ta phải đi chạp mộ, đấy là bước đầu tiên khởi động cho câu chuyện Tết. Điều chắc chắn thứ hai là việc cũng giỗ tổ tiên, mời ông bà, tổ tiên về ăn Tết... Đó là những cái đã tồn tại và sẽ phải tồn tại và sẽ phải tồn tại, nó đã lặp lại và trở thành nếp sống, là cái đạo hiếu.
Là một nhà dân tộc học, ông nghĩ thế nào khi gần đây người ta có xu hướng thay đổi cách đón Tết cổ truyền, tức là không đón Tết ở nhà mà đi du lịch?
Điều kiện kinh tế xã hội thay đổi nhiều, đời sống khá lên. Trước đây việc đi ra nước ngoài cực kỳ khó, giờ đây người ta có thể dễ dàng đi du lịch châu Á, châu Âu, châu Mỹ... Từ đó, nó tạo nên những thay đổi và tất nhiên cách đón Tết cũng thay đổi theo. Người ta không chỉ dùng 3 ngày Tết để đi chúc Tết nhau như trước nữa mà có khi đi chúc Tết bố mẹ ông bà sớm rồi những ngày Tết người ta đi du lịch 3 ngày, 5 ngày, 1 tuần... Như vậy là bản chất ngày Tết là một sự bày tỏ đạo hiếu với bố mẹ vẫn được giữ. Tất nhiên, sự thay đổi đó không phải thích ứng ngay với toàn xã hội mà là sự thích ứng dần dần, bắt đầu từ các doanh nhân, những người khá giả, tuổi trẻ. Tuy nhiên, đi du ngoạn vẫn còn là ước mơ của đa số nhân dân.
Có nghĩa là ông ủng hộ sự thay đổi đó?
Tất cả những chuyện đấy là bình thường nên mình phải thích nghi để thích ứng. Thực sự đó là nhu cầu, đừng nghĩ đấy là nhu cầu người ta muốn rũ bỏ truyền thống, mà đó là nhu cầu mới, người ta cần đi để được nghỉ ngơi, để được mở mang trí tuệ, để sau đó trở về với tâm trạng vui vẻ, thoải mái hơn. Hơn nữa, đây cũng là dịp cả gia đình có thời gian cùng nghỉ ngơi, cùng hoạt động, cùng chia sẻ, gắn bó vì những ngày đi làm, vợ chồng, con cái đều hối hả với công việc, học tập của mình. Việc củng cố mối quan hệ xã hội qua ngày tết đã thay đổi, xưa là đi chúc Tết nhau, nay là cùng nhau đi du lịch. Tuy nhiên, cũng do điều kiện ấy, người ta có thể rũ bỏ được những tập quán xưa: vất vả chui vào bếp lo một bữa cơm cho cả nhà. Nếu có điều kiện chỉ ăn một bữa cơm tất niên, không cần quá rôm rả và quá mất thì giờ mà vẫn vui vẻ. Bây giờ người ta có nhiều cách để có một bữa cơm tất niên vui vẻ, nhưng vẫn trang trọng và rất tết cho mỗi gia đình.
Nhưng nhiều người già cảm thấy trẻ con thiệt thòi vì không được đón cái tết cổ truyền như xưa.
Tôi không nghĩ là nhiều người già nghĩ thế, người ta mừng vì con cháu được mở mang, được đi đây đi đó. Đi một ngày đàng học một sàng khôn mà. Trẻ con sớm được xuất ngoại, đó là những điều mà trước đây các ông bố, bà mẹ không dám ước mơ. Trước chỉ dám ước mơ cho con bộ quần áo mới, đôi giày mới, một món quà nho nhỏ trong ngày Tết. Bây giờ những cái mà trước kia không dám mơ nay đã trở thành điều bình thường của một tầng lớp xã hội và nó trở thành ước mơ gần của rất nhiều người.
Có mất mát, nhưng mất cái này sẽ được cái khác
Chúng ta vẫn nói, bánh chưng là linh hồn của ngày Tết, nhưng giờ đây bánh chưng có quanh năm, đối với trẻ con cũng không có gì thích thú nữa.
Bánh chưng về mặt tâm linh vẫn là linh hồn của ngày Tết, không thể không có trên bàn thờ tổ tiên. Giờ nhiều gia đình không tự gói bánh chưng mà vẫn có bánh chưng qua các dịch vụ... Đó là sự tiến bộ của xã hội chứ không phải sự thụt lùi, làm giảm nhự lao động phổ thông cho con người. Cũng có người tiếc nuối là không được ngồi cùng nhau gói bánh chưng, đây là dịp mọi người tụ họp với nhau, trao đổi, thắt mối dây liên hệ trong gia đình. Trẻ con không được cùng bố mẹ, ông bà gói bánh, để kế thừa những cái di sản đó, không được cái vui sướng của ngày Tết là được ngồi bên bếp lửa nấu bánh chưng và chờ bánh chín... Tất cả những cái đó là những hoài niệm chả bao giờ trở lại.
Vậy ông có thương cho trẻ con vì không được hưởng những cái đó không?
Việc gì phải thương. Có khi chúng nó thương mình thì có. Thấy tội nghiệp bố mẹ, vất vả vì những trò vớ vẩn, ai cần những cái đó (cười). Đó là cả vấn đề đấy. Cần phải hiểu rằng, có những cái mất mát, nhưng mất cái này thì nó lại được cái khác. Mất cái ngồi bên bếp lửa thì nó lại được mở rộng tầm mắt, mất chuyện ngồi gói bánh chưng cùng ông bà thì nó lại được ra ngoài thế giới để tận hưởng một nét mới của Tết. Đấy là những mối lợi của một thế hệ mới, của một tầng lớp mới. Đấy là điều phải mừng vì sự thay dổi, mừng vì sự tiến bộ.
Có nghĩa là ta chấp nhận mất đi, kể cả những cái tốt đẹp?
Tôi nghĩ, trẻ con sẽ không mất đi những kỹ năng cũng như những phong tục đấy nếu như xã hội biết tôn trọng, biết dạy dỗ những cái đó. Thí dụ, tôi làm về bảo tàng, trong những ngày Tết mình có thể tổ chức dạy cho trẻ em cách gói bánh chưng, nói về truyền thống, các câu chuyện về bánh chưng... có nhiều cách để trẻ học và trải nghiệm từ những câu chuyện ấy.
Thế ông có nghĩ là đến một lúc nào đó ông sẽ phải bảo tồn cả cái Tết cổ truyền không?
Không phải lúc nào đó mà điều đó Bảo tàng Dân tộc học đã làm rất nhiều, đã từng giới thiệu, trưng bày Tết ở bảo tàng và đưa sang Mỹ. 5 – 10 năm nay đã trở thành truyền thống, cứ đến mùng 4 Tết trẻ em cùng gia đình, thanh niên, người già đã tập trung hơi Tết ở Bảo tàng Dân tộc học để tham gia các trò chơi dân gian, thưởng thức ẩm thực truyền thống...
Cái Tết nào để lại cho ông nhiều kỷ niệm nhất?
Đó cũng là những cái tết đi xa, một cái tết xa nhà. Khoảng năm 1969 – 1970 tôi cùng GS Đặng Nghiêm Vạn, khi đó đang công tác tại Viện Dân tộc học, đi nghiên cứu điền dã ở Tây Bắc để ăn tết với đồng bào Kháng ở huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La. Đường sá đi lại thời đó vô cùng khó khăn, chúng tôi đi ô tô hàng, đi xe đạp, đi thuyền, đi bộ để đến được với bà con người Kháng. Chúng tôi sống với họ khoảng một tuần. Tết không có gì ăn. Sớm mùng Một Tết cả làng nghe tin tìm được một con lợn rừng chết ở trong rừng không biết từ bao giờ, thế là kéo nhau đi khiêng về, thịt được chia cho cả làng về nấu bữa sáng đó.
PGS. TS Nguyễn Văn Huy hiện là Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu, Bảo tồn Di sản tiền sĩ và các nhà khoa học Việt Nam, phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, Hỗ trợ và Phát triển Văn hóa, nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Ông là người đã góp phần làm thay đổi quan niệm của mọi người về hoạt động bảo tàng.
Bản chất của ngày Tết là sự bày tỏ đạo hiếu
Thời gian gần đây, cứ nói đến Tết là người ta nhắc đến Tết xưa, hoài niệm về những cái đã qua.
Đúng là trên các phương tiện truyền thông người ta hay khai thác Tết xưa như những đề tài của ngày Tết. Đấy là cái nhìn có phần phiến diện, không phải toàn cảnh của xã hội. Còn trong cuộc sống người ta lại rất thực tế, bao giờ người ta cũng xử lý chuyện đó một cách hài hòa. Con người Việt Nam rất biện chứng, rất linh hoạt, rất uyển chuyển, dễ dàng chấp nhận sự thay đổi để phù hợp với cuộc sống đương đại. Từ lâu nay chúng ta đã phải xử lý uyển chuyển giữa cái cũ và cái mới, giữa cái gì mà ta gọi truyền thống và cái gì là đương đại với những cái sẽ đến trong tương lai.
Vậy ý nghĩa của Tết cũng thay đổi?
Đã nói đến Tết bao giờ cũng phải nói đến cái tâm linh của người Việt, dù già hay trẻ người ta cũng đều nhớ đến bố mẹ, ông bà, tổ tiên, quê hương, bản quán. Điều đó có lẽ đã đi vào tâm thức, cho nên gần Tết người ta phải đi chạp mộ, đấy là bước đầu tiên khởi động cho câu chuyện Tết. Điều chắc chắn thứ hai là việc cũng giỗ tổ tiên, mời ông bà, tổ tiên về ăn Tết... Đó là những cái đã tồn tại và sẽ phải tồn tại và sẽ phải tồn tại, nó đã lặp lại và trở thành nếp sống, là cái đạo hiếu.
Là một nhà dân tộc học, ông nghĩ thế nào khi gần đây người ta có xu hướng thay đổi cách đón Tết cổ truyền, tức là không đón Tết ở nhà mà đi du lịch?
Điều kiện kinh tế xã hội thay đổi nhiều, đời sống khá lên. Trước đây việc đi ra nước ngoài cực kỳ khó, giờ đây người ta có thể dễ dàng đi du lịch châu Á, châu Âu, châu Mỹ... Từ đó, nó tạo nên những thay đổi và tất nhiên cách đón Tết cũng thay đổi theo. Người ta không chỉ dùng 3 ngày Tết để đi chúc Tết nhau như trước nữa mà có khi đi chúc Tết bố mẹ ông bà sớm rồi những ngày Tết người ta đi du lịch 3 ngày, 5 ngày, 1 tuần... Như vậy là bản chất ngày Tết là một sự bày tỏ đạo hiếu với bố mẹ vẫn được giữ. Tất nhiên, sự thay đổi đó không phải thích ứng ngay với toàn xã hội mà là sự thích ứng dần dần, bắt đầu từ các doanh nhân, những người khá giả, tuổi trẻ. Tuy nhiên, đi du ngoạn vẫn còn là ước mơ của đa số nhân dân.
Có nghĩa là ông ủng hộ sự thay đổi đó?
Tất cả những chuyện đấy là bình thường nên mình phải thích nghi để thích ứng. Thực sự đó là nhu cầu, đừng nghĩ đấy là nhu cầu người ta muốn rũ bỏ truyền thống, mà đó là nhu cầu mới, người ta cần đi để được nghỉ ngơi, để được mở mang trí tuệ, để sau đó trở về với tâm trạng vui vẻ, thoải mái hơn. Hơn nữa, đây cũng là dịp cả gia đình có thời gian cùng nghỉ ngơi, cùng hoạt động, cùng chia sẻ, gắn bó vì những ngày đi làm, vợ chồng, con cái đều hối hả với công việc, học tập của mình. Việc củng cố mối quan hệ xã hội qua ngày tết đã thay đổi, xưa là đi chúc Tết nhau, nay là cùng nhau đi du lịch. Tuy nhiên, cũng do điều kiện ấy, người ta có thể rũ bỏ được những tập quán xưa: vất vả chui vào bếp lo một bữa cơm cho cả nhà. Nếu có điều kiện chỉ ăn một bữa cơm tất niên, không cần quá rôm rả và quá mất thì giờ mà vẫn vui vẻ. Bây giờ người ta có nhiều cách để có một bữa cơm tất niên vui vẻ, nhưng vẫn trang trọng và rất tết cho mỗi gia đình.
Nhưng nhiều người già cảm thấy trẻ con thiệt thòi vì không được đón cái tết cổ truyền như xưa.
Tôi không nghĩ là nhiều người già nghĩ thế, người ta mừng vì con cháu được mở mang, được đi đây đi đó. Đi một ngày đàng học một sàng khôn mà. Trẻ con sớm được xuất ngoại, đó là những điều mà trước đây các ông bố, bà mẹ không dám ước mơ. Trước chỉ dám ước mơ cho con bộ quần áo mới, đôi giày mới, một món quà nho nhỏ trong ngày Tết. Bây giờ những cái mà trước kia không dám mơ nay đã trở thành điều bình thường của một tầng lớp xã hội và nó trở thành ước mơ gần của rất nhiều người.
Chúng ta vẫn nói, bánh chưng là linh hồn của ngày Tết, nhưng giờ đây bánh chưng có quanh năm, đối với trẻ con cũng không có gì thích thú nữa.
Bánh chưng về mặt tâm linh vẫn là linh hồn của ngày Tết, không thể không có trên bàn thờ tổ tiên. Giờ nhiều gia đình không tự gói bánh chưng mà vẫn có bánh chưng qua các dịch vụ... Đó là sự tiến bộ của xã hội chứ không phải sự thụt lùi, làm giảm nhự lao động phổ thông cho con người. Cũng có người tiếc nuối là không được ngồi cùng nhau gói bánh chưng, đây là dịp mọi người tụ họp với nhau, trao đổi, thắt mối dây liên hệ trong gia đình. Trẻ con không được cùng bố mẹ, ông bà gói bánh, để kế thừa những cái di sản đó, không được cái vui sướng của ngày Tết là được ngồi bên bếp lửa nấu bánh chưng và chờ bánh chín... Tất cả những cái đó là những hoài niệm chả bao giờ trở lại.
Vậy ông có thương cho trẻ con vì không được hưởng những cái đó không?
Việc gì phải thương. Có khi chúng nó thương mình thì có. Thấy tội nghiệp bố mẹ, vất vả vì những trò vớ vẩn, ai cần những cái đó (cười). Đó là cả vấn đề đấy. Cần phải hiểu rằng, có những cái mất mát, nhưng mất cái này thì nó lại được cái khác. Mất cái ngồi bên bếp lửa thì nó lại được mở rộng tầm mắt, mất chuyện ngồi gói bánh chưng cùng ông bà thì nó lại được ra ngoài thế giới để tận hưởng một nét mới của Tết. Đấy là những mối lợi của một thế hệ mới, của một tầng lớp mới. Đấy là điều phải mừng vì sự thay dổi, mừng vì sự tiến bộ.
Có nghĩa là ta chấp nhận mất đi, kể cả những cái tốt đẹp?
Tôi nghĩ, trẻ con sẽ không mất đi những kỹ năng cũng như những phong tục đấy nếu như xã hội biết tôn trọng, biết dạy dỗ những cái đó. Thí dụ, tôi làm về bảo tàng, trong những ngày Tết mình có thể tổ chức dạy cho trẻ em cách gói bánh chưng, nói về truyền thống, các câu chuyện về bánh chưng... có nhiều cách để trẻ học và trải nghiệm từ những câu chuyện ấy.
Thế ông có nghĩ là đến một lúc nào đó ông sẽ phải bảo tồn cả cái Tết cổ truyền không?
Không phải lúc nào đó mà điều đó Bảo tàng Dân tộc học đã làm rất nhiều, đã từng giới thiệu, trưng bày Tết ở bảo tàng và đưa sang Mỹ. 5 – 10 năm nay đã trở thành truyền thống, cứ đến mùng 4 Tết trẻ em cùng gia đình, thanh niên, người già đã tập trung hơi Tết ở Bảo tàng Dân tộc học để tham gia các trò chơi dân gian, thưởng thức ẩm thực truyền thống...
Cái Tết nào để lại cho ông nhiều kỷ niệm nhất?
Đó cũng là những cái tết đi xa, một cái tết xa nhà. Khoảng năm 1969 – 1970 tôi cùng GS Đặng Nghiêm Vạn, khi đó đang công tác tại Viện Dân tộc học, đi nghiên cứu điền dã ở Tây Bắc để ăn tết với đồng bào Kháng ở huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La. Đường sá đi lại thời đó vô cùng khó khăn, chúng tôi đi ô tô hàng, đi xe đạp, đi thuyền, đi bộ để đến được với bà con người Kháng. Chúng tôi sống với họ khoảng một tuần. Tết không có gì ăn. Sớm mùng Một Tết cả làng nghe tin tìm được một con lợn rừng chết ở trong rừng không biết từ bao giờ, thế là kéo nhau đi khiêng về, thịt được chia cho cả làng về nấu bữa sáng đó.
PGS. TS Nguyễn Văn Huy hiện là Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu, Bảo tồn Di sản tiền sĩ và các nhà khoa học Việt Nam, phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, Hỗ trợ và Phát triển Văn hóa, nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Ông là người đã góp phần làm thay đổi quan niệm của mọi người về hoạt động bảo tàng.
Nguồn: Sức khỏe & Đời sống