Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HÓA
Các Nền Văn minh Thế Giới
Văn hóa Phật giáo
Bàn tay của Đức Phật A Di Đà
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="phukiennhat" data-source="post: 174422" data-attributes="member: 314032"><p><span style="color: #141414">Nói về chữ Hương. Hương, tức là thơm, một danh từ chỉ cho mùi thơm. Chỉ có mũi mới ngửi được mùi. Theo Duy Thức Học của </span><a href="https://vnkienthuc.com/threads/tim-hieu-ve-18-vi-la-han-trong-phat-giao.77121/" target="_blank"><strong><span style="color: #141414">Phật Giáo</span></strong></a><span style="color: #141414"> gọi cái biết của mũi là Tỷ thức, danh từ vật lý là khứu giác. Cái biết của mũi có phân biệt nhiều mùi: tanh, hôi, thơm, thối, mốc meo…</span></p><p><span style="color: #141414"></span></p><p><span style="color: #141414"><img src="https://i.ytimg.com/vi/C2cteTE0bkk/hqdefault.jpg" alt="" class="fr-fic fr-dii fr-draggable " data-size="" style="" /></span></p><p><span style="color: #141414"></span></p><p><span style="color: #141414">Chữ Hương là tiếng Tàu, tiếng Việt nói là Thơm. Người Việt ta có lúc nói cả hai chữ “hương thơm.” Thế nào gọi là Thơm? Mùi nào, mũi vừa nghe, ý không phản đối, chấp nhận và thích, đó là mùi thơm. Ngược lại, không gọi là hương. Có những mùi thơm làm quyến rũ con người vừa đi qua, phải quay lui, liếc mắt tìm xem mùi thơm đó từ chỗ nào, vật nào tỏa ra khi mắt chưa phát hiện. Hoặc là một vật thể mang nhãn nước hoa khi mắt đã thấy, người ta cầm lên mũi ngửi để xác định phẩm chất và giá trị của nó.</span></p><p><span style="color: #141414"></span></p><p><span style="color: #141414">Mùi thơm, phần đông ở các loài hoa như hoa Sen, Hồng, Ngọc Lan, Lài, Dạ Lý Hương, v.v… và gỗ như gỗ Trầm.</span></p><p><span style="color: #141414"></span></p><p><span style="color: #141414">Các loài hoa, chúng tự tỏa ra mùi thơm. Còn gỗ trầm phải đốt lên tỏa khói mới nghe thơm. Trong các loài hoa có mùi thơm, thì hoa sen tỏa mùi thơm ngát và thư thái hơn tất thảy, do vậy gọi là Hương Sen và Trầm cũng thơm ngát, thanh tú khắp không gian, gọi là Hương trầm khi được đốt lên, nghe rõ qua lời ca: “Trầm hương đốt, xông ngát mười phương,” vì vậy gọi là Trầm Hương. Khói trầm bốc lên không quyện lại tành mây gọi là Hương vân (mây thơm).</span></p><p><span style="color: #141414"></span></p><p><span style="color: #141414">Hai loại mùi thơm trong sáng và hấp dẫn lòng người, đó là hoa và trầm. nên nhân loại trên thế giới trong các giai cấp vua, chúa, quý tộc, giàu sang… từ ngàn xưa, đã tìm đủ mọi cách, làm sao cho những mùi thơm của hoa, trầm luôn tồn tại mãi nơi bản thân mình. Với hoa, khó có thể tạo ra mùi thơm lâu dài! Còn trầm hương có thể được, bằng cách đốt lên trong căn phòng, rồi đặt để những quần, áo, xiêm, y vào đó, để xông ướp mùi thơm.</span></p><p><span style="color: #141414"></span></p><p><span style="color: #141414">Hiện tại khoa học, kỹ thuật của nhân loại đã tiến bộ, bởi thế đã chế tạo ra nhiều loại nước hoa rất tinh xảo cho nam giới, phụ nữ một cách biệt lập có mùi thơm thanh nhẹ, mặn mà, nồng thắm thật hấp dẫn khứu giác con người.</span></p><p><span style="color: #141414"></span></p><p><span style="color: #141414">Mùi thơm trên cõi đời này được thấy ở hai lãnh vực vật chất và ý thức. Vật chất như những thứ: Hoa, trầm, cà phê, rượu, cam, lê, ổi, táo, rau thơm, ngò rí, v.v… Mùi thơm của ngò, khi cầm trong tay liền nghe thơm, bỏ vào nồi canh, càng nghe rõ hơn, đúng như lời người chị dặn: “Khi nấu canh, em nhớ bỏ ngò vào cho thơm.” Ngũ cốc, như các thứ gạo, nếp đều có mùi thơm. </span></p><p><span style="color: #141414"></span></p><p><span style="color: #141414"><img src="https://baomoi-photo-1.d.za.zdn.vn/16/08/15/139/20093910/2_35061.jpg" alt="" class="fr-fic fr-dii fr-draggable " data-size="" style="" /></span></p><p style="text-align: center"><span style="color: #141414">Thành tâm. <em>Ảnh sưu tầm</em></span></p><p></p><p><span style="color: #141414">Chất thơm của gạo, khi bản thể của chúng đang có tên Lúa trên cánh đồng đã thơm rồi, gọi là hương đồng nội, được nghe qua lời thơ: “Hôm qua em đi tỉnh về, hương đồng gió nội bay đi ít nhiều” (thơ Nguyễn Bính). Bản thể đang còn hạt lúa đã thơm, sau khi bị xay xác thành gạo, nấu lên thành cơm càng thơm hơn, nghe là muốn ăn liền. Để cho khách hàng được thấy rõ, các chủ chợ đề ngoài bao: “ Gạo thơm thượng hạng.” Có thứ gạo ít thơm, nhưng người ta cứ đề thơm thượng hạng để được giá.</span></p><p><span style="color: #141414"></span></p><p><span style="color: #141414">Tinh thần. Lãnh vực này, được phần nhiều Phật tử đem lời thắc mắc rằng; ý thức mà cũng có mùi thơm à? Xin đáp, có chứ!</span></p><p><span style="color: #141414"></span></p><p><span style="color: #141414">Mùi thơm của ý thức được gọi là Tâm hương , hay còn gọi là lòng thơm thảo. tâm nhang cũng được thấy ở hai giới nhân sinh: Đời và Đạo. Đạo ở đây là Đạo Phật. Chỉ có Đạo Phật mới có tâm nhang. Người theo Đạo Phật, ai cũng được có từ 1, 3,4 hay 5 tâm nhang (vị hương của tâm) theo nguyên lý, hễ có tu tập Phật pháp một cách tinh tấn, là có tâm nhang. Người không tu tập Phật pháp, cũng có nhưng, hương đó gọi là hương đời, do có công gì với sông núi, được đời biết đến. Hương có tu tập Phật pháp gọi là Hương Đạo.</span></p><p><span style="color: #141414"></span></p><p><span style="color: #141414">Tâm hương của người trần thế Việt Nam. Tâm hương của người Việt chúng ta, đó là những đức tính nhân văn đầy nhân ái, đạo đức, phúc hậu, biết thương yêu đồng bào, sống đời khảng khái, chính trực, công minh, liêm chính, chân thật, tận tụy việc nước, việc nhà thật chu toàn… tâm nhang này, được thấy ở các hàng sĩ phu, trí thức khoa giáp ở các địa vị giáo dục, chính quyền, chính trị, quân sự trong mọi thời đại trên quê hương xưa nay. </span></p><p><span style="color: #141414"></span></p><p><span style="color: #141414">Cả thảy đức tính nhân bản này là nền móng tạo nên lòng yêu nước, cương quyết chống ngoại xâm một cách quật cường trước bạo lực của giặc, để giành độc lập dân tộc. tâm nhang là đó, cũng được gọi là vị ngọt tâm hồn, lòng thơm thảo. tâm nhang của những nhà đạo đức, liêm chính này, được đi vào tâm hồn của toàn dân trên cả nước, đâu đâu cũng nghe, biết đến. </span></p><p><span style="color: #141414"></span></p><p><span style="color: #141414">Những người có tâm nhang, một khi được có trong lòng, ắt phải hiển lộ ra những hành động quên mình: cho giang san, vì dân, vì nước, luôn vị tha, lợi lộc cho dân tộc trước tiên và trên hết. Phải có danh gì với nước non như vậy, thì danh mới Thơm, tiếng tăm được đi vào trang sử Việt, đúng theo định lý duyên khởi của Phật Giáo “Thử hữu cố bỉ hữu” (Cái này có, cái kia có).</span></p></blockquote><p></p>
[QUOTE="phukiennhat, post: 174422, member: 314032"] [COLOR=#141414]Nói về chữ Hương. Hương, tức là thơm, một danh từ chỉ cho mùi thơm. Chỉ có mũi mới ngửi được mùi. Theo Duy Thức Học của [/COLOR][URL='https://vnkienthuc.com/threads/tim-hieu-ve-18-vi-la-han-trong-phat-giao.77121/'][B][COLOR=#141414]Phật Giáo[/COLOR][/B][/URL][COLOR=#141414] gọi cái biết của mũi là Tỷ thức, danh từ vật lý là khứu giác. Cái biết của mũi có phân biệt nhiều mùi: tanh, hôi, thơm, thối, mốc meo… [IMG]https://i.ytimg.com/vi/C2cteTE0bkk/hqdefault.jpg[/IMG] Chữ Hương là tiếng Tàu, tiếng Việt nói là Thơm. Người Việt ta có lúc nói cả hai chữ “hương thơm.” Thế nào gọi là Thơm? Mùi nào, mũi vừa nghe, ý không phản đối, chấp nhận và thích, đó là mùi thơm. Ngược lại, không gọi là hương. Có những mùi thơm làm quyến rũ con người vừa đi qua, phải quay lui, liếc mắt tìm xem mùi thơm đó từ chỗ nào, vật nào tỏa ra khi mắt chưa phát hiện. Hoặc là một vật thể mang nhãn nước hoa khi mắt đã thấy, người ta cầm lên mũi ngửi để xác định phẩm chất và giá trị của nó. Mùi thơm, phần đông ở các loài hoa như hoa Sen, Hồng, Ngọc Lan, Lài, Dạ Lý Hương, v.v… và gỗ như gỗ Trầm. Các loài hoa, chúng tự tỏa ra mùi thơm. Còn gỗ trầm phải đốt lên tỏa khói mới nghe thơm. Trong các loài hoa có mùi thơm, thì hoa sen tỏa mùi thơm ngát và thư thái hơn tất thảy, do vậy gọi là Hương Sen và Trầm cũng thơm ngát, thanh tú khắp không gian, gọi là Hương trầm khi được đốt lên, nghe rõ qua lời ca: “Trầm hương đốt, xông ngát mười phương,” vì vậy gọi là Trầm Hương. Khói trầm bốc lên không quyện lại tành mây gọi là Hương vân (mây thơm). Hai loại mùi thơm trong sáng và hấp dẫn lòng người, đó là hoa và trầm. nên nhân loại trên thế giới trong các giai cấp vua, chúa, quý tộc, giàu sang… từ ngàn xưa, đã tìm đủ mọi cách, làm sao cho những mùi thơm của hoa, trầm luôn tồn tại mãi nơi bản thân mình. Với hoa, khó có thể tạo ra mùi thơm lâu dài! Còn trầm hương có thể được, bằng cách đốt lên trong căn phòng, rồi đặt để những quần, áo, xiêm, y vào đó, để xông ướp mùi thơm. Hiện tại khoa học, kỹ thuật của nhân loại đã tiến bộ, bởi thế đã chế tạo ra nhiều loại nước hoa rất tinh xảo cho nam giới, phụ nữ một cách biệt lập có mùi thơm thanh nhẹ, mặn mà, nồng thắm thật hấp dẫn khứu giác con người. Mùi thơm trên cõi đời này được thấy ở hai lãnh vực vật chất và ý thức. Vật chất như những thứ: Hoa, trầm, cà phê, rượu, cam, lê, ổi, táo, rau thơm, ngò rí, v.v… Mùi thơm của ngò, khi cầm trong tay liền nghe thơm, bỏ vào nồi canh, càng nghe rõ hơn, đúng như lời người chị dặn: “Khi nấu canh, em nhớ bỏ ngò vào cho thơm.” Ngũ cốc, như các thứ gạo, nếp đều có mùi thơm. [IMG]https://baomoi-photo-1.d.za.zdn.vn/16/08/15/139/20093910/2_35061.jpg[/IMG][/COLOR] [CENTER][COLOR=#141414]Thành tâm. [I]Ảnh sưu tầm[/I][/COLOR][/CENTER] [COLOR=#141414]Chất thơm của gạo, khi bản thể của chúng đang có tên Lúa trên cánh đồng đã thơm rồi, gọi là hương đồng nội, được nghe qua lời thơ: “Hôm qua em đi tỉnh về, hương đồng gió nội bay đi ít nhiều” (thơ Nguyễn Bính). Bản thể đang còn hạt lúa đã thơm, sau khi bị xay xác thành gạo, nấu lên thành cơm càng thơm hơn, nghe là muốn ăn liền. Để cho khách hàng được thấy rõ, các chủ chợ đề ngoài bao: “ Gạo thơm thượng hạng.” Có thứ gạo ít thơm, nhưng người ta cứ đề thơm thượng hạng để được giá. Tinh thần. Lãnh vực này, được phần nhiều Phật tử đem lời thắc mắc rằng; ý thức mà cũng có mùi thơm à? Xin đáp, có chứ! Mùi thơm của ý thức được gọi là Tâm hương , hay còn gọi là lòng thơm thảo. tâm nhang cũng được thấy ở hai giới nhân sinh: Đời và Đạo. Đạo ở đây là Đạo Phật. Chỉ có Đạo Phật mới có tâm nhang. Người theo Đạo Phật, ai cũng được có từ 1, 3,4 hay 5 tâm nhang (vị hương của tâm) theo nguyên lý, hễ có tu tập Phật pháp một cách tinh tấn, là có tâm nhang. Người không tu tập Phật pháp, cũng có nhưng, hương đó gọi là hương đời, do có công gì với sông núi, được đời biết đến. Hương có tu tập Phật pháp gọi là Hương Đạo. Tâm hương của người trần thế Việt Nam. Tâm hương của người Việt chúng ta, đó là những đức tính nhân văn đầy nhân ái, đạo đức, phúc hậu, biết thương yêu đồng bào, sống đời khảng khái, chính trực, công minh, liêm chính, chân thật, tận tụy việc nước, việc nhà thật chu toàn… tâm nhang này, được thấy ở các hàng sĩ phu, trí thức khoa giáp ở các địa vị giáo dục, chính quyền, chính trị, quân sự trong mọi thời đại trên quê hương xưa nay. Cả thảy đức tính nhân bản này là nền móng tạo nên lòng yêu nước, cương quyết chống ngoại xâm một cách quật cường trước bạo lực của giặc, để giành độc lập dân tộc. tâm nhang là đó, cũng được gọi là vị ngọt tâm hồn, lòng thơm thảo. tâm nhang của những nhà đạo đức, liêm chính này, được đi vào tâm hồn của toàn dân trên cả nước, đâu đâu cũng nghe, biết đến. Những người có tâm nhang, một khi được có trong lòng, ắt phải hiển lộ ra những hành động quên mình: cho giang san, vì dân, vì nước, luôn vị tha, lợi lộc cho dân tộc trước tiên và trên hết. Phải có danh gì với nước non như vậy, thì danh mới Thơm, tiếng tăm được đi vào trang sử Việt, đúng theo định lý duyên khởi của Phật Giáo “Thử hữu cố bỉ hữu” (Cái này có, cái kia có).[/COLOR] [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HÓA
Các Nền Văn minh Thế Giới
Văn hóa Phật giáo
Bàn tay của Đức Phật A Di Đà
Top