Bạn - đọc & chia sẻ về nghề nghiệp

quangtrung

New member
Xu
0
1.Wake up (thức dậy): Hãy nghĩ là mình sẽ có một ngày tốt đẹp, và chuẩn bị một tâm trạng vui vẻ cho một ngày mới mà bạn được ban tặng.

2.Dress up (chải chuốt): Cách tốt nhất mà bạn chải chuốt là hãy mỉm cưới. Nụ cười là phưong thuốc tự nhiên, miễn phí nhưng mang lại hiệu quả tuyệt vời, giúp bạn đẹp hơn nhiều, cả vẻ mặt bên ngoài lẫn trái tim bên trong.

3.Shut up (ngậm miệng): Hãy học cách lắng nghe. Chúng ta có 2 tai và 1 miệng tức là chúng ta phải nghe nhiều gấp đôi nói. Hãy suy nghĩ về những gì người khác nói nhiều hơn là nói về những gì mình suy nghĩ. “Listen to advice, accept instuction and in the end, you will be wise”(hãy lắng nghe những lời khuyên, nhận lấy sự hướng dẫn và cuối cùng bạn sẽ thông thái)


4.Stand up (đứng lên): Hãy đứng lên mạnh mẽ vì mục đích sống và niềm tin tuyệt đối vào bản thân mình, nếu không bản sẽ ngã vì những lý do không đâu.

5.Look up (ngước lên): Tôn kính đối với những người lớn tuổi và những người mình có thể lắng nghe, học hỏi.

6.Reach up (với tay lên): Đối với những gì cao cả, thậm chí có thể cao hơn tầm với của mình, đừng quá dễ thỏa mãn với những thành công nho nhỏ của bản thân và hài lòng với những gì ai cũng dễ đạt được trong cuộc sống.

7.Lift up (vươn lên): Đối với những mơ ước, khát vọng của bạn, đừng lo sợ thất bại, thay vào đó, hãy suy nghĩ về một cuộc sống tốt đẹp hơn cho nhân loại. Một ước mơ vượt lên trên sự tầm thường là một ước mơ hướng về mọi người.
 
Bí quyết trong phỏng vấn xin việc

Trong phỏng vấn Bạn chỉ cần đặt và trả lời các câu hỏi sau:

Các điểm cần chú ý. Mục tiêu phỏng vấn, hiểu rõ lãnh vực phỏng vấn, đặc câu hỏi chính xác ngắn gọn, tạo cho ứng viên có cơ hội trình bày đầy đủ, điều hướng khởi dẫn để ứng viên không trách né câu trả lời. Sự kiện đó là gì, tại sao sảy ra, ở đâu, như thế nào, lúc nào, hậu quả.

Nghề nghiệp

1. Chức vụ trước đây?
2. Làm sao xin được việc đó?
3. Cách xử sự với cấp trên, cùng cấp, cấp dưới ?
4. Một vài chi tiết liên hệ đến chỉ huy của ứng cử viên phải khách quan?
5. lý do nghỉ việc chỗ cũ?

Cơ sở công việc

1. tầm quan trọng của những cơ sở mà ứng cử viên từng làm việc
2. phương pháp làm việc cơ sở này
3. những sản phẩm dịch vụ cung ứng của công ty củ
4. những ưu điểm khuyết điểm của cơ sở đó
5. chính sách của cơ sở đó
6. tại sao ứng cử viên muốn thay đổi chỗ làm
7. cơ sở nào giúp ứng cử viên biết và muốn làm việc tại công ty
8. ý kiến ứng viên về công ty.

Trình độ học vấn

1. thích môn nào
2. lý do.
3. Ghét, lý do.
4. Làm thêm công việc gì khi còn đi học.
5. Từng làm hội viên hội nào chức vụ, lý do gia nhập.
6. Đã thi hành nghĩa vụ quân sự, tại sao, lý do khác.
7. Tham gia khoá tu nghiệp, huấn luyện hàm thụ không.
8. Ai đài thọ học phí, sở thích cá nhân.


Nhân sinh quan


1. theo đuổi mục đích cuộc sống
2. làm gì để đạt mục đích đó.
3. Theo ứng viên để thành công cuộc đời cần có đức tính nào.
4. Những gì kích thích và lôi cuốn ứng cử viên nhất như thiện cảm, khó khăn, sợ hãi, tiền, ganh tị, đấu tranh, tò mò, mạo hiểm.
5. Cảm nghĩ ứng cử viên về chủ cũ.
6. Quan niệm thế nào về vai trò của mình đối với cấp đưới.
7. Làm thế nào để điều khiển và hướng dẫn cấp đưới.
8. Có khi nào người khách tìm đến ứng cử viên tâm sự, hay ứng cử viên tâm sự với người khác.
9. Ưng viên có dịp nào phán xét người khác không.
10. Để nhận xét ứng cử viên dự vào tiêu chuẩn, nguyên tắc, phương pháp nào.
11. Dùng trực giác hay suy luận để nhận xét.
12. Có khả năng nhận xét người ngay buổi gặp đầy tiên, phương pháp nào, nguyên tắc nào.
13. Có khi nào kiểm soát hành vi của chính mình không, bằng cách nào.
14. Nghề nghiệp nào ứng cử viên cho là thích hợp nhất với mình, nhưng chưa chắc công việc ứng viên đang xin phù hợp vì sự sống.
15. Nhiều bạn không, giao tiếp gặp khó khăn gì.
16. Kể những thành công và thất bại của đời mình.
17. Mua chịu không, tín dụng như thế nào.
18. Quan niệm của mình về vị chỉ huy mà mình thích nhất.
19. Những yếu tố nào khiến cho tổ chức thành công.
 
Bí quyết giúp sinh viên sống sót với công việc mới

svcvm.jpg

Bạn vừa nhận được một công việc phù hợp. Điều gì chờ đợi bạn phía trước đây? Có lẽ bạn sẽ cần một vài lời khuyên để vượt qua những khó khăn ban đầu của một sinh viên vừa ra trường.

Susan Morem, tác giả cuốn 101 lời khuyên cho sinh viên mới tốt nghiệp, gợi ý 15 bí quyết giúp những sinh viên “sống sót” trong môi trường lao động khắc nghiệt:

1. Thay đổi

Thời trang sinh viên không còn phù hợp với văn hoá công sở. Đã đến lúc bạn loại bỏ những chiếc quần jean rẻ tiền và những chiếc áo phông khoẻ khoắn trong tủ quần áo của mình. Thay vào đó là những bộ quần áo công sở, tạo cho bạn một hình ảnh chuyên nghiệp và năng động. Hãy bắt đầu bằng một vài hãng thời trang công sở chất lượng cao, và sau đó bổ sung dần dần bộ sưu tập thời trang công cở cho mình.

2. Gây ấn tượng ban đầu tốt đẹp

Khi lần đầu tiên bước vào văn phòng, sẽ có rất nhiều con mắt hướng về phía bạn. Với một vẻ bề ngoài nhếch nhác, ánh mắt lo sợ rụt rè sẽ mang đến cho những đồng nghiệp mới ấn tượng rằng bạn là người thiếu tự tin, thiếu nhiệt huyết. Vì vậy, hãy ăn mặc thật đẹp (không màu mè và quá hở hang), tự tin, thân thiện và lịch sự đối với tất cả mọi người bạn gặp.

3. Từ bỏ thói quen nhai kẹo cao su

Thói quen nhai kẹo cao su được coi là không chuyên nghiệp khi bạn tiếp xúc với khách hàng hoặc tham dự một cuộc họp. Nếu bạn có có một vài thói quen thiếu chuyên nghiệp như sờ mũi, vuốt tóc hoặc gõ bút chì, thì hãy cố gắng sửa nếu bạn muốn mình chuyên nghiệp hơn.

4. Đặt nhiều câu hỏi

Đừng giấu dốt. Các nhà tuyển dụng cho biết không hỏi chính là một trong những sai lầm lớn nhất của những sinh viên mới ra trường trong suốt 90 ngày đầu làm việc, theo như một cuộc điều tra mới đây của trang web CareerBuilder. Bất cứ khi nào bạn không rõ vấn đề gì, dù là mã đồng phục của công ty, bạn cũng nên hỏi để tránh những sai lầm đáng tiếc.

5. Sẵn sàng pha cà phê

Mặc dù, việc này không nằm trong danh sách mô tả công việc phải làm, bạn cũng nên học và làm việc này một cách thường xuyên. Đây có thể được coi là phương pháp đầu tiên để nói chuyện và kết thân với những đồng nghiệp mới. Thực tế cho thấy phương pháp này rất hiệu quả.

6. Thời gian là vàng ngọc

Hãy luôn đúng giờ trong mọi hoàn cảnh. Nếu cuộc họp bắt đầu lúc 10h bạn nên đến sớm hơn. Dù tắc đường hay do thời tiết xấu, bạn cũng không được đến muộn. Bạn nên đến sớm hơn mọi người và ra về muộn hơn mọi người.

7. Đừng lề mề, chậm chạp

Cũng dể hiểu khi mọi người thường thấy nản chí khi phải đối mặt với những nhiệm vụ phức tạp. Nhưng nếu chần chừ, do dự có nghĩa là bạn đang tốn thời gian để kết thúc dự án hay đang làm một việc vô dụng. Khi phải đối mặt với những khó khăn, hãy chia nhỏ thời gian để hoàn thành từng phần công việc. Và nếu công việc vượt quá khả năng, hỏi là một chiêu thức bạn nên sử dụng trong trường hợp này.

8. Hoàn thành công việc nhanh chóng

Nếu bạn nói với sếp bạn sẽ nộp báo cáo vào thứ 6 trong khi thứ năm bạn vẫn chưa làm xong, chắn chắn bản báo cáo sẽ không tốt, tệ hơn bạn có thể lỡ hẹn với sếp. Vì vậy, tốt nhất bạn nên hoàn thành sớm và dành nhiều thời gian để xem xét lại.

9. Đọc và sửa tất cả các tài liệu

Đọc và sửa tất cả các email, tài liệu, bản ghi chú trước khi gửi đi. Kiểm tra lại cho thật chính xác, sửa lỗi chính tả. Sự không cẩn thận sẽ gây ra nhiều hậu quả trầm trọng và có khi là rất buồn cười nữa đấy.

10. Tiệc ở công ty không giống như các bữa tiệc bạn tham gia khi còn là sinh viên

Đúng vậy, cùng là tiệc nhưng chúng lại rất khác nhau. Trong các bữa tiệc văn phòng, bạn sẽ bị quan sát rất kỹ vì nó vẫn mang tính chất công việc. Vì vậy, bạn hãy ăn mặc chuyên nghiệp, đến đúng giờ, thân thiện, lịch sự và suy nghĩ trước khi uống rượu hoặc làm một việc điên rồ như sinh viên chúng ta vẫn hay làm.

11. Nhiệt tình với đồng nghiệp

Luôn có mặt trong mọi sự kiện. Hãy thể hiện sự quan tâm đến các đồng nghiệp bằng cách chúc mừng khi họ có chuyện vui và chia buồn khi họ gặp những mất mát trong cuộc sống. Hãy cố gắng đến dự các buổi tiệc cưới, lễ đính hôn, sinh nhật hay đầu tháng con của các đồng nghiệp trong công ty.

12. Ngày nào cũng như ngày đầu tiên bạn đi làm

Trong những ngày đầu tiên đi làm, bạn rất nhiệt tình, yêu thích công việc, thân thiện và háo hức những thử thách mới. Tuy nhiên, không sớm thì muộn cảm giác này cũng nhạt phai. Điều này rất bình thường và dễ hiểu. Nhưng đừng bao giờ quên bạn đã vất vả và khó khăn như thể nào để nhận được công việc này. Vì vậy, hãy luôn cố gắng thể hiện một thái độ làm việc nghiêm túc và nhiệt tình.

13. Nói không

Từ chối một ai đó có thể là việc rất khó khăn. Khó khăn hơn khi đó là đồng nghiệp hay sếp của bạn. Tuy nhiên, nói không là cần thiết, một khi đã vượt qua giới hạn. Vì vậy, khi phải đối mặt với những tình huống khó xử, hãy xem xét các sự lựa chọn, nắm bắt thực tế, suy nghĩ và quyết định.

14. Luôn mang theo card

Bạn không thể biết khi nào gặp khách hàng hay đối tác. Do đó, hãy luôn để card trong ví hoặc túi của bạn. Như vậy, dù có chẳng may gặp khách hàng hay một người nào đó quan trọng trong siêu thị, bạn cũng không cảm thấy lúng túng khi nhận được card của họ.

15. Không hằn thù cá nhân

Dù là người thành công, họ cũng từng bị từ chối một lần. Nếu bạn bị ai đó từ chối, hãy coi đó là một bài học. Dù vẫn biết, nó khiến bạn cảm thấy khó chịu, đừng nên giữ trong lòng và mong có cơ hội là “tấn công lại”.

theo Dantri​
 
4 kĩ năng sinh viên "không thể không có"

Ngày tựu trường, hành trang các tân sinh viên mang theo bên cạnh cảm giác náo nức, vui mừng là những nỗi lo, bỡ ngỡ trước một môi trường mới, rộng lớn và nhiều thách thức.

Rất nhiều sinh viên không thích nghi với điều kiện sống mới, không đáp ứng được phương pháp học tập ở đại học…đã lâm vào tâm trạng thất vọng, chán nản, thậm chí sa ngã, bỏ học.

“Vũ khí” hiệu quả nhất lúc này tự rèn luyện những kỹ năng mềm cho bản thân, như: quản lý thời gian, làm việc nhóm, khả năng thuyết trình, thuyết phục, kỹ năng nghe hiểu… Trong số những kỹ năng trên, 4 kỹ năng sau đây sinh viên “không thể không có”.

1. Kỹ năng quản lý căng thẳng

Môi trường ĐH cực kỳ tiệm cận với cuộc sống ngoài xã hội, với nhiều hoạt động và những mối quan hệ. Hơn nữa, sinh viên là những người năng động và ham học hỏi không muốn bỏ lỡ một cơ hội nào: vừa đi học, vừa tham gia sinh hoạt Đoàn - Hội, vừa đi làm thêm...Hoặc có những sinh viên không như vậy nhưng nhìn những bạn bè xung quanh và họ vô tình bị cuốn đi. Từng ngày, từng ngày, những cái “hạn chót” như con rồng khò khè chực phung lửa vào họ; nỗi lo sợ bị khiển trách không hoàn thành công việc; dự định này nối tiếp kế hoạch kia xếp chồng như núi…Và đến một ngày họ bước đi nhanh hơn không nhận thức. Khi đó, street đã “gõ cửa” rồi đấy!

- Học cách “vườn không nhà trống”: Cách này đặc biệt áp dụng cho những cuộc tranh cãi, làm việc nhóm…Đó là cách “chúng ta” vẫn thường làm trong những tiết học ở phổ thông ấy, gương mặt lắng nghe rất chăm chú nhưng vô tai này rồi đi qua tai kia… mất hút!

- Tìm/Tạo cho mình một góc nhỏ bình yên: Có thể là một bài nhạc yêu thích, một giấc ngủ thật ngon ôm cái gối yêu thích, một quán cà phê quen thuộc…hoặc một buổi hẹn hò với bạn bè cũ. Tất tần tật những điều khiến bạn cảm thấy bình yên và được là chính mình.

- Bấm nút ngừng: Khi tất cả mọi việc đổ dồn vào một lúc thì bạn phát điên lên được. Khi đó hãy để tay lên đầu và bấm: “Ngừng lại”. Lúc này, hãy nhìn lại các vấn đề của bạn và xếp chúng thành thứ tự các nào giải quyết trước và cái nào mình không thể làm gì được.

2. Kỹ năng lãnh đạo

Đây là kỹ năng vô cùng cần thiết trong việc học ở ĐH, là điểm “+” trong hồ sơ xin học bổng và là yêu cầu cho những vị trí cao cấp ở các nhiều công ty, doanh nghiệp đó!

- Hãy là một thành viên tốt: Trước khi là người lãnh đạo, bạn cần phải là một thành viên tốt đã. Tham gia một nhóm nào đó, chú ý đến người lãnh đạo nhóm đó quan sát, học hỏi điểm tốt và tránh những điểm chưa tốt.

- Hãy có phong thái của người lãnh đạo: Chắc chắn bạn sẽ không chọn một người lãnh đạo vụng về, khép nép, lôi thôi cho mình và mọi người cũng vậy. Thế nên hãy rèn luyện phong thái của mình từ vẻ ngoài đến bên trong: trang phục phù hợp, tự tin, có uy tín…

- Tập ra quyết định: Người lãnh đạo là người ra quyết định. Thế nên, hãy tập ra quyết định, và một khi đã “chấm hết” thì không thay đổi. Trước hết là hãy thực hành với bản thân mình sau đó sẽ đến nhiều người, tập thể nhóm.

- Tập đánh giá điểm mạnh và yếu của người khác: Hãy chọn 10 người bạn bất kỳ của bạn và đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của họ.

3. Kết nối bạn bè

Giao tiếp, chuyện trò thấy thì “dễ như ăn cháo” nhưng thật ra lại vô cùng khó và cần phải rèn luyện từng ngày. Bạn phải rèn luyện cách nói chuyện và thuyết phục để mọi người chú tâm lắng nghe và cảm nhận được những điều bạn muốn gửi gắm.

- Tập nói: Hãy nói chuyện với bạn bè, với người thân, thậm chí với người xa lạ. Đừng nói về những việc: "Bạn khỏe không? Hôm qua làm gì…?" Hãy suy nghĩ và chọn lựa những chủ đề có tính tranh luận, gợi mở…

- Tập nghe: Một tuần một lần, hoặc bất cứ khi nào có dịp, hãy lắng nghe bạn bè, người quen của trò chuyện, nghe những vấn đề của họ…

- Kỹ năng thuyết phục, tranh luận: Hãy bắt đầu bằng một việc thường ngày là trả giá khi mua hàng. Bằng cách này bạn sẽ mua được đúng giá bạn muốn và rèn luyện kỹ năng thuyết phục người khác.

4. Vận động, không ngừng vận động

Những khi thất bại, gặp khó khăn, stress…bạn sẽ làm gì? Chỉ muốn ở một mình. Hay là gọi cho ai đó mà tâm sự, than vãn nhưng vấn đề có thật sự được giải quyết tận gốc? Tất cả là phụ thuộc ở bạn, chính bạn là người có thể và biết cách đối mặt cũng như giải quyết triệt để rắc rối.

- Liệt kê 3 động lực thúc đẩy bạn: Đó có thể là một câu châm ngôn bạn tâm đắc, một thần tượng bạn ngưỡng mộ, hay chính những thất bại trước của bạn. Hãy liệt kê 3 điều quan trọng nhất và khắc cốt ghi tâm chúng. 1 trong những động lực của mình là: “Life isn’t fair but it’s still good”

- Đạt được những thành công nhỏ mỗi ngày: Không động lực nào mạnh mẽ hơn những thành công đạt được. Mỗi ngày, hãy đặt ra những mục tiêu nho nhỏ và hoàn thành nó. Mỗi một thành công đạt được sẽ cho bạn tự tin và niềm hứng khởi bắt đầu thành công khác vào ngày mai.

- Từ điển của bạn không có từ “thất bại”: Tất cả những thất bại của bạn không bao giờ là thất bại, chỉ là một bước lùi lại, dừng lại, hoặc trầy xước sơ sơ 1 chút thôi. Hãy bước lại và bắt đầu lại từ chính chỗ đó. Hãy ghi lại những lần “trượt chân” đó để làm động lực cho bạn sau này.

Nỗ lực rèn luyện những kỹ năng trên thành một phần thói quen của bản thân mình không hề đơn giản và dễ dàng. Nhưng trái ngọt của quá trình rèn luyện đó sẽ giúp bạn để có được kết quả cao trong học tập và thành công trong cuộc sống. Cố gắng lên nào!


Nguồn :https://tintuc.butnghien.vn/modules.php?name=News&op=viewst&sid=1278
 
Trần Xuân Kiên và câu chuyện Rùa - Thỏ

Thành công của Trần Anh cũng giống như chuyện Thỏ và Rùa. Thỏ - các công ty máy tính ra đời trước – nghĩ rằng Rùa – Trần Anh – làm sao mà đuổi kịp mình nên cứ nhởn nhơ không để ý…
Làm là để học

Ngay từ khi còn là sinh viên trường ĐH Kinh tế quốc dân, chàng trai trẻ Trần Xuân Kiên đã luôn ấp ủ giấc mở làm giàu với suy nghĩ: “phi thương bất phú”. Nhưng anh lại sinh ra trong một gia đinh không có truyền thống kinh doanh, không đủ giàu có để có thể lập ngay công ty riêng.


Để có được một thương hiệu Trần Anh - nhà cung cấp máy tính số 1 ở Hà Nội hiện nay, Kiên đã phải trải qua rất nhiều công việc, từ làm thủ kho cho một xưởng may, trưởng văn phòng đại diện cho công ty nước ngoài chuyên về lĩnh vực kinh doanh... chè, cán bộ ngân hàng nhà nước…



Những kinh nghiệm quản lý, kiến thức kinh doanh thực tế có được đó đã giúp rất nhiều cho Trần Xuân Kiên trong con đường thành lập công ty sau này. Anh đúc kết: “Đối với tôi, mỗivị trí, mỗi công việc đều đem lại cho mình những bước trưởng thành. Tôi không quan tâm đến thu nhập nhiều lắm mà chỉ quan tâm có học được gì không, cái học được lớn nhất sau suốt quãng thời gian đi làm thuê chính là học được từ lãnh đạo mình những kinh nghiệm quản lý, những kiến thức kinh doanh thực tế...”.


Lý thuyết kinh doanh: “Chiến lược Đại dương xanh”

Thành công chỉ dành cho những ai liên tục đổi mới, sáng tạo và không ngừng vươn lên.

Thế rồi, thời điểm để anh tạo lập cho riêng mình một sự nghiệp cũng đến. Cách đây gần 6 năm, nhận thấy thị trường bán lẻ máy vi tính nói chung còn rất lộn xộn: chất lượng hàng hóa không được đảm bảo, giá cả thì “tùy mặt khách”, một số mặt hàng có tỷ lệ hàng giả, hàng nhái nhiều hơn hàng thật, đi bảo hành sản phẩm thì người tiêu dùng vừa được “bảo” vừa bị “hành”...;

Trần Xuân Kiên đã quyết định thành lập một công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực máy tính với tiêu chí kinh doanh khác hẳn các công ty khác. Anh đưa ra phương châm "Phục vụ khách hàng như đang phục vụ chính bản thân chúng ta”.

Nói về những ngày gian khó thuở đầu, Kiên cho biết: “Đánh mất niềm tin thì dễ, nhưng lấy được nó thì lại không đơn giản. Tôi luôn xác định công ty phải đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu, tạo cho họ sự tin tưởng tuyệt đối khi đến mua hàng. Chúng tôi đã đưa cam kết bán hàng đúng giá, chỉ bán hàng chính hãng, thời gian bảo hành luôn dài hơn các đơn vị khác từ 1 đến 2 năm…, lập hẳn một trang Web để niêm yết giá bán công khai với nguồn gốc, chất lượng cụ thể để khách hàng tham khảo. Cùng với đó, chúng tôi liên tục đưa ra và thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết về chất lượng hàng hóa, chất lượng dịch vụ, chế độ bảo hành, chính sách “bán lẻ rẻ như bán buôn”... mang tính chất đột phá với thị trường máy tính”.

Vào thời điểm đó, cung cách kinh doanh của Trần Anh được coi như một “sự xuất hiện điên rồ” đối với thị trường kinh doanh bán lẻ máy vi tính tại Hà Nội.

Nhưng Trần Xuân Kiên lại không nghĩ vậy: “Đó không phải là sự điên rồ. Thành công thường đến với những doanh nghiệp có những sáng kiến, cách làm mới mà các doanh nghiệp khác chưa làm. Trần Anh cũng vậy. Chúng tôi bước vào thị trường kinh doanh thiết bị máy tính muộn hơn so với các doanh nghiệp khác nên cần phải đưa ra những chính sách kinh doanh có yếu tố khác so với cách làm của họ. Tôi rất tâm đắc với nhận định của nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển: “Tư duy mạnh hơn kinh nghiệm, tốc độ mạnh hơn quy mô”.

Có thế nói, cách làm của Trần Anh thời kỳ đó cũng giống như Lý thuyết kinh doanh Chiến lược Đại dương xanh của hai nhà kinh tế học người Mỹ Philip Kotler và Michael Porter hiện đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm, bàn luận sôi nổi. Hiểu nôm na, theo chiến lược này, mỗi doanh nghiệp tự tìm các ngõ ngách của thị trường mà chưa doanh nghiệp nào khai thác, nơi không có cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ cạnh tranh khác.


Nền tảng quan trọng của chiến lược này là phải đổi mới, tự phân tích mình, phân tích đối thủ, để đổi mới giá trị sản phẩm và dịch vụ theo thị hiếu của người tiêu dùng mà các doanh nghiệp khác chưa tạo ra.

Đem thắc mắc ấy hỏi ông chủ trẻ Trần Xuân Kiên: “Liệu có phải anh đã đi trước so với các đồng nghiệp của mình?”. Anh lắc đầu quầy quậy: “Ngày đó, khi áp dụng chiến lược kinh doanh cho công ty mình, tôi không hề biết tới lý thuyết kinh doanh Chiến lược Đại dương xanh đó. Đơn giản tôi chỉ làm theo những kinh nghiệm mà mình có được, những phân tích, đánh giá sau khi nghiên cứu thị trường, tìm hiểu “đối thủ”.


Những thành công ngày hôm nay được Kiên ví von như câu chuyện Thỏ và Rùa. Chuyện con Rùa chậm chạp nhưng lại chiến thắng còn giúp các công ty sinh sau đẻ muộn có thêm niềm tin khi phải đối mặt cạnh tranh với các công ty đối thủ. Kiên khẳng định: “Tương lai luôn ở phía trước và không bao giờ chờ đợi ai, thành công chỉ dành cho những ai liên tục đổi mới, sáng tạo và không ngừng vươn lên. Các công việc mà Trần Anh phải tiếp tục thực hiện ở phía trước đang còn rất nhiều và không thể thực hiện chậm trễ, dù chỉ 1 ngày”.




Theo DNV
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top