Bàn luận về tự tôn dân tộc

Hide Nguyễn

Du mục số
Hàng ngày chúng ta tiếp xúc với rất nhiều luồng thông tin, giá trị có tính dân tộc cao. Vậy theo các bạn, tính tự tôn dân tộc trong thời kì hiện đại quốc tế hóa này được hiểu như thế nào ? Và thế nào là sự tự tôn dân tộc gắn liền với lòng yêu nước ?
 
Hàng ngày chúng ta tiếp xúc với rất nhiều luồng thông tin, giá trị có tính dân tộc cao. Vậy theo các bạn, tính tự tôn dân tộc trong thời kì hiện đại quốc tế hóa này được hiểu như thế nào ? Và thế nào là sự tự tôn dân tộc gắn liền với lòng yêu nước ?


Tham khảo qua câu chuyện này nhá

[h=1]Về Lòng Tự Tôn Dân Tộc[/h]
Tôi có một người bạn đang sống và làm việc tại Phần Lan. Ngay từ lúc còn đi học, anh đã được bầu làm: Hội trưởng hội du học sinh Việt Nam tại Phần Lan. Bởi rất nhiều lý do, rất nhiều chuyện mà khi biết đến tôi cũng phải suy nghĩ về bản thân mình.

Mỗi lần anh về Việt Nam, chúng tôi thường có rất nhiều chuyện để trao đổi với nhau. Chuyện hoạt động, lối sống của thanh niên Việt Nam ở trong và ngoài nước; chuyện về cách suy nghĩ, nhìn nhận của mỗi người về môi trường mình đang sống, được thừa hưởng. Cái gì là tốt, cái gì là chưa tốt; cái gì mình nên giữ gìn, cái gì nên thay đổi để phát triển đi lên…vv.


Anh bạn của tôi rất nhiều lần nhắc đến việc, hầu như các bạn của anh ở Phần Lan, Thụy Điển và các nước Bắc Âu, nhiều du học sinh khác… họ không biết đến có sự tồn tại của một quốc gia tên Việt Nam. Nếu có một ai đó biết đến thì họ chỉ biết đến thông qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ từ thế kỷ XX. “Trong khi rất nhiều quốc gia khác, có diện tích nhỏ hơn mình, có dân số ít hơn mình, chẳng có nhiều sự kiện lịch sử được thế giới biết đến như mình, nền kinh tế cũng đang trên đà phát triển như nhau… mà lại được biết đến nhiều hơn về văn hóa. Còn Việt Nam chỉ được biết đến rằng, đó là một quốc gia có nhiều chiến tranh. Mà chiến tranh thì đã lùi xa lâu lắm rồi, đã gần 40 năm” – anh nói thế.


Vì vậy, anh rất nỗ lực đưa văn hóa Việt ra để giới thiệu với bạn bè của mình, mặc dù phạm vi anh hoạt động chỉ gói gọn trong trường học, hội sinh viên. Vì theo anh, Việt Nam có rất nhiều cái hay cái đẹp mà nhiều dân tộc khác, nhiều cộng đồng khác không có. Để họ biết rằng, Việt Nam không chỉ có mỗi chiến tranh; con người Việt Nam không chỉ biết lầm lũi sống và đánh đuổi khi có kẻ xâm lược đất nước mình. Một trong rất nhiều việc anh làm để đưa văn hóa Việt ra ngoài đó là ngôn ngữ âm nhạc. Anh bảo: Anh đã đi gần hết châu Âu nhưng rất ít thấy ở nơi nào có những nhạc cụ độc đáo như ở Việt Nam. Ví dụ như đàn T’rưng, đàn Đá của người Tây Nguyên; đàn Bầu của người Kinh… Anh đi học nên không về nước thường xuyên được. Mỗi lần tìm cách đưa một cây đàn sang Phần Lan, rồi tìm cách sử dụng, tập chơi, để giới thiệu cho bạn bè biết là cả một quá trình rất dài lâu. Dù chỉ là a-ma-tơ nhưng lúc bạn bè trầm trồ khen ngợi khi thấy âm thanh, giai điệu có thể phát ra từ những nhạc cụ rất độc đáo ấy, anh thấy rất vui và tự hào về những gì mình có.


Ngoài việc đó ra, anh còn thường xuyên kể về cảnh đẹp và con người của đất nước mình cho bạn bè nghe. Chính vì vậy mà lần nào anh về cũng có bạn muốn về cùng để biết đến Việt Nam – đất nước và quê hương của anh, qua lời kể của anh. Dù anh biết rằng, đất nước mình chưa văn minh, chưa giàu có như nơi anh đang sống và học tập. Nhưng anh lại nói: “Anh đã cho bạn bè của anh biết một thế giới khác. Một thế giới mà họ chưa từng được chứng kiến, trải nghiệm. Để họ thấy rằng, họ may mắn hơn rất nhiều người vì được thừa hưởng một nền tảng cuộc sống tốt hơn. Nhưng không vì thế mà người Việt Nam mình thua kém bất cứ điều gì khi sánh vai cùng họ”.


Khi nghe anh chia sẻ, tôi thật sự phải suy nghĩ về bản thân. Vì đó là lòng tự tôn dân tộc ở mỗi người! Tôi nhìn lại mình. Tôi đã bao giờ tìm cách giới thiệu về hình ảnh quê hương của mình với bạn bè ở nơi khác, không cùng quê với mình, để họ biết đến? Biết đến cả điều tốt đẹp và cả những điều chưa tốt đẹp! Tôi chỉ biết so sánh, chê bai này điều này, chê bai điều kia ở quê mình khi thấy những nơi khác văn minh hơn, giàu có hơn, hiện đại hơn… Tôi chê bai và chẳng bao giờ nghĩ đến việc, mình sẽ làm gì để thay đổi, để những người dân trên quê hương mình được bước đến một tầm cao về văn minh.

2. Rời xa quê hương, hòa mình vào thế giới. Lần đầu tiên tôi tham gia vào các hoạt động Hướng đạo với rất nhiều các Hướng đạo sinh đến từ nhiều quốc gia, rất nhiều dân tộc khác nhau. Cả đời tôi sẽ không bao giờ quên được giây phút đó… Khi vị trại trưởng tách khỏi đám đông, bước vào trung tâm vòng tròn nơi đống lửa đang cháy bùng. Ông lấy ra một túi tro vừa rải ông vừa đọc lớn bằng tiếng Anh:


“Hỡi các trại sinh, hướng đạo một ngày là hướng đạo một đời. Chúng ta họp nhau đây gồm đủ loại sắc tộc,ngôn ngữ, màu da, tín ngưỡng, nhưng tim chúng ta được nung nấu chung bởi một ngọn lửa. Đó là ngọn lửa hướng đạo. Chúng ta cùng chung một lý tưởng và một mục đích duy nhất, đó là dạy trẻ em trở thành người tự làm chủ với chính mình. Chính chúng ta và các Hướng đạo sinh do chúng ta dẫn dắt, sẽ trở nên hạt giống mưu cầu hạnh phúc cho nhân loại. Nay tôi đổ xuống đây nắm tro này. Những hạt tro thu lại từ các cuộc lửa trại Hướng đạo khắp năm châu bốn bể. Những hạt tro gom góp từ các nước Pháp, Anh, Ý, Bỉ, Tây Ban Nha, Thuỵ Sĩ, Hy Lạp, Hoa Kỳ, Mông cổ, Trung Hoa, Thái Lan, Miến Điện... Nhờ nắm tro này, chúng ta không là Hướng Đạo Sinh của riêng ai, của riêng quốc gia nào. Chúng ta là Hướng đạo sinh của nhân loại. Nắm tro này góp tình thương của mọi Hướng đạo sinh trên thế giới đến với chúng ta…”


Nghe đến đây thì tôi cảm động và thổn thức khóc. Tôi không nén được nên nước mắt cứ rơi ra không sao ngưng lại. Tôi vốn là người dễ xúc động. Tôi không biết tại sao tôi khóc nữa. Mỗi lần mà có gì trang trọng quá sức hay đáng cảm động, tôi bộc lộ cảm xúc ra như thế. Nhưng tôi nhớ rằng, trong khi ông trại trưởng nêu tên các quốc gia, tôi vẫn chờ đợi ông nêu lên hạt tro của Việt Nam mà không có. Tôi nhìn lại tôi, rồi tôi thấy tôi cô lẻ trong nhóm người ngoại quốc. Trái tim Hướng đạo của tôi không lớn đủ để ôm vào lòng tình thương nhân loại. Tôi chỉ đủ tình yêu cho nước tôi, dân tộc tôi. Kêu gọi tình thương nhân loại mà không nêu tên quốc gia tôi, thì tai tôi ù đi, không tiếp nhận thêm được điều gì nữa. Tôi tủi thân tấm tức. Vì dân tộc của tôi, đất nước của tôi không được nhắc đến giữa cộng đồng tôi đang đứng… Và tôi đã hiểu tại sao người bạn của mình lại nỗ lực tìm cách đưa hình ảnh đất nước của mình ra cho bạn bè biết đến vậy!


3. Khi đứng trước những người ngoại quốc là thế. Nhưng nếu chỉ sống trên chính mảnh đất của quê hương mình, thì có thể nhắc đến lòng tự tôn dân tộc hay không?


Nói đến lòng tự tôn dân tộc, nhiều người sẽ nghĩ nó là cái gì đó to lớn, vĩ đại lắm. Nhưng theo cách nhìn của tôi thì rất đơn giản. Đó chỉ là một chuỗi các suy nghĩ, có nền tảng từ lòng tự tôn ở bản thân của mỗi người. Đó là:


Phải có lòng tự trọng về bản thân cùng tất cả những gì thuộc về mình như gia đình, quê hương, xứ sở.


Vẫn biết rằng, nơi chúng ta đang sống còn nhiều tiêu cực, còn nhiều cái để bàn. Nhưng lòng tự trọng về bản thân không có chỗ cho những than vãn, càng không có chỗ cho sự tự ti, bi quan ở bản thân mỗi người. Nếu mỗi người chúng ta luôn nỗ lực để xây dựng, hoàn thiện cuộc sống của mình mỗi ngày, tác động những điều mình tin tưởng vào những người xung quanh, để họ có thể tốt lên mỗi ngày thì đó là mỗi chúng ta đang xây dựng cho mình một nền tảng về lòng tự tôn dân tộc.


Một ngọn núi lớn, đơn giản cũng chỉ là được xếp lên từ nhiều hòn đá nhỏ. Đó là điều tôi luôn tin.

Minh Huyền

Thể hiện ở sự kín đáo thầm lặng, cống hiến âm thầm nhưng ý nghĩa lớn lao, yêu nước không nhất thiết phải nói mà yêu nước chính là hành động, hành động chân thành vì lý tưởng cao đẹp

 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
BÀN LUẬN VỀ TỰ TÔN DÂN TỘC


Hàng ngày chúng ta tiếp xúc với rất nhiều luồng thông tin, giá trị có tính dân tộc cao. Vậy theo các bạn, tính tự tôn dân tộc trong thời kì hiện đại quốc tế hóa này được hiểu như thế nào ? Và thế nào là sự tự tôn dân tộc gắn liền với lòng yêu nước ?


Để hiểu được thế nào là tính tự tôn dân tộc, trước hết chúng ta cần hiểu thế nào là lòng tự tôn. Lòng tự tôn – tính tự tôn hoặc tinh thần tự tôn, … các thuật ngữ này tuy khác nhau nhưng đều có một điểm chung là chỉ sự tự tôn – một nét phẩm chất tốt đẹp của con người, biểu hiện của một con người có nhân cách. Tại sao lại vậy? “Tự tôn” triết tự một cách đơn giản là tự mình tôn trọng mình. Mà một người biết tôn trọng mình là người biết yêu quý bản thân mình, luôn giữ cho mình một sức khỏe tốt và một tinh thần vui vẻ, những phẩm chất tốt. Và điều quan trọng nhất là, tôn trọng bản thân là cách chúng ta làm cho người khác tôn trọng mình.

Như vậy tự tôn dân tộc là tình cảm của mỗi công dân đối với dân tộc mình. Lòng tự tôn gắn liền với lòng tự hào dân tộc, tự hào nguồn cội dân tộc, về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tự hào về vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, con người,… Lòng tự tôn, tự hào dân tộc là một biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước.

Tính tự tôn dân tộc trong thời kì hiện đại quốc tế này được biểu hiện cụ thể ở việc chúng ta phát triển đất nước, hòa nhập với thế giới nhưng hòa nhập mà không hòa tan, không được quên đi những nét đẹp, những truyền thống vốn có của dân tộc, đồng thời cũng phải làm sao để những vẻ đẹp ấy được bạn bè thế giới công nhận. Tự tôn dân tộc cũng là khi mà chúng ta biết đóng góp một phần công sức của mình trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, để mỗi chúng ta mỗi ngày thêm tự hào về dân tộc của mình, thêm yêu đất nước mình.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top