Đỗ Thị Lan Hương
Active member
- Xu
- 16,068
Thời nào cũng vậy, học và đào tạo người tài luôn là nỗi trăn trở của những người có tâm. Nguyễn Thiếp là một trong số những con người rất giàu chữ tâm vì đất nước ấy. Khi ra giúp vua Quang Trung trị nước ông đã dành nhiều tâm huyết lo cho sự học của muôn dân. Bài tấu "Bàn luận về phép học" của ông dâng vua đã bày tỏ những quan niệm về cách học chân chính để vua lấy đó mà răn mọi người, còn mỗi người cũng lấy đó làm tiêu chí cho việc học của mình.
Bàn luận về phép học
(Luận học pháp - Nguyễn Thiếp)I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả:
– Nguyễn Thiếp (1723-1804) tự là Khải Xuyên, hiệu là Lạp Phong Cư Sĩ, người đương thời kính trọng gọi là La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp. Ông quê làng Mật Thôn, xã Ao Nguyệt, huyện La Sơn (nay thuộc huyện Đức Thọ) tỉnh Hà Tĩnh
– Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác: Nguyễn Thiếp từng làm quan dưới triều Lê nhưng sau đó từ quan về dạy học. Ông từng được vua Quang Trung viết thư mời giúp triều Tây Sơn, góp phần xây dựng đất nước về mặt chính trị.
2. Tác phẩm:
– Xuất xứ: Khi Quang Trung xây dựng đất nước đã viết thư mời ông giúp dân giúp nước về mặt văn hóa giáo dục, vì vậy tháng 8 năm 1971, Nguyễn Thiếp đã đang lên vua bản tấu này
-. Bố cục chia làm 3 phần:
+ Phần 1: Từ đầu đến “điều tệ hại ấy”: Mục đích của việc học
+ Phần 2: Tiếp đến “xin chớ bỏ qua”: Bàn luận về cách học
+ Phần 3: Còn lại: Tác dụng của việc học
– Nội dung:Bàn luận về phép học giúp ta hiểu mục đích của việc học là để làm người có đạo đức, có tri thức, góp phần làm hưng thịnh đất nước, chứ không phải để cầu danh lợi. Muốn học tốt phải có phương pháp, học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn, đặc biệt, học phải đi đôi với hành.
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Bàn luận về mục đích của việc học
– Khái quát mục đích của việc học: “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo” → chân lí học tập đúng đắn từ lâu đời.
– Chỉ bằng con đường học tập thì con người mới trưởng thành, là người có đạo đức.
– Học là một quá trình tất yếu, quy luật muôn đời.
– Phê phán lối học hình thức.
– Nêu lên hậu quả khôn lường của những lối học tiêu cực ấy.
⇒ Những lời bàn luận sâu sắc, nghiêm túc, xác đáng với tầm nhìn cao rộng, đầy tâm huyết với nước nhà.
2. Bàn luận về cách học đúng đắn.
– Phê phán những cách học sai lầm và nêu rõ mục đích tai hại của nó.
– Tác giả cũng đã trình bày quan điểm tích cực của mình về chủ trương phát triển sự học cho thật hiệu quả.
– Bên cạnh đó tác giả còn nêu lên chủ trương phát triển sự học sâu rộng khắp cả nước.
⇒ Về nội dung học, tác giả vẫn đi theo truyền thống cũ, không đưa ra điều gì mới mẻ mà chủ yếu là cải cách về phương pháp học.
3. Tác dụng của phép học.
– Mục đích học chân chính, cách học tích cực sẽ là cơ sở vững chắc cho đạo học, bồi dưỡng được nhân tài cho quốc gia
⇒ Tin tưởng rằng, học chân chính nhất đinh trường tồn và cũng gửi gắm niềm hi vọng về tương lai tốt đẹp của đất nước
III. Tổng kết:
1. Giá trị nội dung:
Bàn về phép học đã nêu lên mục đích chân chính của việc học học để trưởng thành, là người có đạo đức. Phương pháp học đúng đắn là phải bắt đầu từ những kiến thức cơ bản, có tính chất nền tảng, tuần tự tiến từ thấp lên cao, học rộng hiểu sâu, biết tóm lược những điều cơ bản, cốt yếu nhất. Bên cạnh đó học phải kết hợp với hành. Học không chỉ để biết mà còn để làm. Điều đó sẽ thúc đẩy đất nước nhiều nhân tài, chế độ vững mạnh, quốc gia hưng thịnh.
2. Giá trị nghệ thuật:
– Nghệ thuật:lập luận chặt chẽ, lí lẽ rõ ràng, ngôn ngữ giản dị, rõ ràng, ý tứ bộc lộ trực tiếp giàu sức thuyết phục.
Bàn luận về phép học
(Luận học pháp - Nguyễn Thiếp)
1. Tác giả:
– Nguyễn Thiếp (1723-1804) tự là Khải Xuyên, hiệu là Lạp Phong Cư Sĩ, người đương thời kính trọng gọi là La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp. Ông quê làng Mật Thôn, xã Ao Nguyệt, huyện La Sơn (nay thuộc huyện Đức Thọ) tỉnh Hà Tĩnh
– Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác: Nguyễn Thiếp từng làm quan dưới triều Lê nhưng sau đó từ quan về dạy học. Ông từng được vua Quang Trung viết thư mời giúp triều Tây Sơn, góp phần xây dựng đất nước về mặt chính trị.
2. Tác phẩm:
– Xuất xứ: Khi Quang Trung xây dựng đất nước đã viết thư mời ông giúp dân giúp nước về mặt văn hóa giáo dục, vì vậy tháng 8 năm 1971, Nguyễn Thiếp đã đang lên vua bản tấu này
-. Bố cục chia làm 3 phần:
+ Phần 1: Từ đầu đến “điều tệ hại ấy”: Mục đích của việc học
+ Phần 2: Tiếp đến “xin chớ bỏ qua”: Bàn luận về cách học
+ Phần 3: Còn lại: Tác dụng của việc học
– Nội dung:Bàn luận về phép học giúp ta hiểu mục đích của việc học là để làm người có đạo đức, có tri thức, góp phần làm hưng thịnh đất nước, chứ không phải để cầu danh lợi. Muốn học tốt phải có phương pháp, học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn, đặc biệt, học phải đi đôi với hành.
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Bàn luận về mục đích của việc học
– Khái quát mục đích của việc học: “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo” → chân lí học tập đúng đắn từ lâu đời.
– Chỉ bằng con đường học tập thì con người mới trưởng thành, là người có đạo đức.
– Học là một quá trình tất yếu, quy luật muôn đời.
– Phê phán lối học hình thức.
– Nêu lên hậu quả khôn lường của những lối học tiêu cực ấy.
⇒ Những lời bàn luận sâu sắc, nghiêm túc, xác đáng với tầm nhìn cao rộng, đầy tâm huyết với nước nhà.
2. Bàn luận về cách học đúng đắn.
– Phê phán những cách học sai lầm và nêu rõ mục đích tai hại của nó.
– Tác giả cũng đã trình bày quan điểm tích cực của mình về chủ trương phát triển sự học cho thật hiệu quả.
– Bên cạnh đó tác giả còn nêu lên chủ trương phát triển sự học sâu rộng khắp cả nước.
⇒ Về nội dung học, tác giả vẫn đi theo truyền thống cũ, không đưa ra điều gì mới mẻ mà chủ yếu là cải cách về phương pháp học.
3. Tác dụng của phép học.
– Mục đích học chân chính, cách học tích cực sẽ là cơ sở vững chắc cho đạo học, bồi dưỡng được nhân tài cho quốc gia
⇒ Tin tưởng rằng, học chân chính nhất đinh trường tồn và cũng gửi gắm niềm hi vọng về tương lai tốt đẹp của đất nước
III. Tổng kết:
1. Giá trị nội dung:
Bàn về phép học đã nêu lên mục đích chân chính của việc học học để trưởng thành, là người có đạo đức. Phương pháp học đúng đắn là phải bắt đầu từ những kiến thức cơ bản, có tính chất nền tảng, tuần tự tiến từ thấp lên cao, học rộng hiểu sâu, biết tóm lược những điều cơ bản, cốt yếu nhất. Bên cạnh đó học phải kết hợp với hành. Học không chỉ để biết mà còn để làm. Điều đó sẽ thúc đẩy đất nước nhiều nhân tài, chế độ vững mạnh, quốc gia hưng thịnh.
2. Giá trị nghệ thuật:
– Nghệ thuật:lập luận chặt chẽ, lí lẽ rõ ràng, ngôn ngữ giản dị, rõ ràng, ý tứ bộc lộ trực tiếp giàu sức thuyết phục.
Sửa lần cuối: