[Bạn có biết] Vi khuẩn và nguyên liệu hóa thạch

chuot sun

New member
Xu
0
VI KHUẨN VÀ NGUYÊN LIỆU HÓA THẠCH


Từ lâu người ta đã muốn biết xem các nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ được hình thành như thế nào? Trong đại dương các vi sinh vật và các hữu cơ lắng đọng xuống đáy tạo lớp trầm tích. Khi các chất hữu cơ bị chôn vùi ở lớp sâu, chịu sự gia tăng nhiệt độ trong điều kiện kị khí, trước khi bị các vi sinh vật oxi hóa hoàn toàn thành CO2 và nước, thì chúng bắt đầu hình thành nhiên liệu hóa thạch. Người ta đã chứng minh được rằng một phấn khá lớn chất hữu cơ có trong trần tích là từ vi sinh vật. Khoảng 90% vật liệu này tạo ra chất kerogen - là tiền chất của dầu mỏ. Từ kerogen có thể cất được dầu. Gần đây từ kerogen người ta đã tách được chất hopanoit - bacterio hopanetetrol và chứng minh được sự tạo thành kerogen là kết quả hoạt động của vi sinh vật. Chính vi sinh vật là tác nhân phân hủy cuối cùng các chất hữu cơ chết. Ước tính lượng haponoit trong trầm tích khoải 10^(11-12) tấn, tương đương với lượng cacbon hữu cơ trong tất cả các vật thể sống và có lẽ nó là phân tử sinh học phong phú nhất có trên hành tinh của chúng ta.
Nguồn: Sưu tầm

 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Ai khám phá ra thế giới vi sinh vật?

AI KHÁM PHÁ RA THẾ GIỚI VI SINH VẬT ?



Chỉ có một số ít người mà tài năng của họ làm lay chuyển thế giới khoa học. Đó là Galile, Niutơn, Anhxtanh, Đacuyn,...Trong danh sách này còn phải kể đến Lơvenhúc (1632-1723). Ngay khi còn trẻ, ông tự mài ra các thấu kính và quan sát mọi thứ như mảng bám răng, máu, nước bẩn, phân chuột, con kiến, lá cây...và qua đó đã nhìn thấy rất nhiều các vi sinh vật nhỏ bé mà ông gọi là " các con thú khủng khiếp". Ông nói: chúng bơi tung tăng như cá măng trong nước". "Trong mồm tôi, số lượng của chúng còn đông hơn cả số dân của Vương Quốc" (ý nói nước Hà Lan, quê hương ông). Sau khi ông qua đời ở tuổi 91, những quan sát của ông đã được in thành sách nhan đề "Những bí mật của giới tự nhiên nhìn qua kính hiển vi"

Nguồn: diendankienthuc.net*

Xem thêm

[Bạn có biết] Vi khuẩn và nhiên liệu hóa thạch
 
Vi sinh vật học và chiến tranh thế giới thứ nhất

VI SINH VẬT HỌC VÀ CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT



Áp lực kinh tế của thời kỳ chiến tranh đôi khi khuyến khích các phát minh khoa học. Hai ví dụ từ cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất liên quan tới việc tạo các chất hữu cơ hòa tan bằng lên men vi sinh từ cacbohidrat dễ kiếm, ví dụ tinh bột hoặc các laọi rỉ đường.

Người Đức cần glixerol để tạo nitroglixerin. Tại thời điểm đó người Đức cần nhập khẩu glixerol, nhưng việc nhập khẩu bị ngăn cản bởi sự phong tỏa của hải quân Anh. Một nhà khoa học người Đức tên là Carl Neuberg biết rằng một lượng nhỏ glixerol luôn được tạo ra trong quá trình lên men rượu từ đường bởi Saccharomyces cerevisiae. Và các nhà khoa máy bia của Đức đã được chuyển thành nơi sản xuất glixerol bằng những phát minh của ông, rút cuộc họ đã có thể tạo 1000 tấn glixerol mỗi tháng.

Người Anh cần các chất hữu cơ để hòa tan axeton và butanol. Butanol được dùng để tạo cao su nhân tạo, trong khi axetol được dùng như một chất hòa tan nitroxenlulozo trong việc tạo chất nổ không khói. Năm 1914, axetol được tạo bởi nhiệt phân gỗ, 80-100 tấn gỗ được dùng để tạo 1 tấn axetol. Khi chiến tranh nổ ra, đòi hỏi cung cấp axetol trở nên cấp thiết và nhiều hơn, nên lượng gỗ cung cấp là không đủ. Tuy nhiên, năm 1915, Cham Weizmann, một nhà khoa học người do thái đang làm việc tại Manchester, England, đã phát triển một quá trình lên men được thực hiện bởi vi khuẩn kị khí Clostridium acetobutylicum chuyển 100 tấn mật hoặc hạt ngũ cốc thành 12 tấn axetol và 24 tấn Butanol.

Nguồn: sưu tầm*

Xem thêm

Ai khám phá ra thế giới vi sinh vật
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top