Bạn có biết nghề kiểm thử phần mềm?

thutrang6384

New member
Xu
0
Nghề tester là gì?


Công việc của tester là tìm kiếm các lỗi của hệ thống phần mềm hoặc thẩm định, xác minh xem hệ thống phần mềm có đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu nghiệp vụ hay không. Công việc kiểm định phần mềm có thể chia ra 4 mức:

1. Unit Test (Kiểm tra mức đơn vị).

2. Integration Test (Kiểm tra tích hợp)

3. System Test (Kiểm tra mức hệ thống).

4. Acceptance Test (Kiểm tra chấp nhận sản phẩm) và khâu Regression Test (Kiểm tra hồi quy).

Như vậy có thể thấy vị trí tester vô cùng quan trọng, có thể nói đây là khâu sống còn của việc phát triển phần mềm. Hai chữ "kiểm thử" nghe có vẻ đơn giản, nhàn rỗi nhưng khâu này lại giúp cho sản phẩm được hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu đặt ra của khách hàng. Sản phẩm hoàn thiện, chất lượng cao sẽ tạo thêm niềm tin và uy tín của công ty với đối tác. Nếu không có khâu này, tình trạng khách hàng trả sản phẩm về sẽ xảy ra thường xuyên. Chính vì vậy, tester là vị trí không thể thiếu và công việc này quyết định khá nhiều vào sự thành công chung của dự án.

Có một điều khá đặc biệt, khác với nghề lập trình, đa phần là nam, nghề kiểm thử phần mềm được nhiều bạn nữ lựa chọn theo học và làm việc. Lý do vì đây là một công việc tương đối nhẹ nhàng và cần đức tính cẩn thận, kiên nhẫn. Mặc dù công việc nhẹ nhàng nhưng lại khá hấp dẫn vì luôn có những thách thức. Việc tiếp xúc với thiết bị, công nghệ mới thường xuyên sẽ giúp tester tăng thêm kiến thức và công việc không rập khuôn, nhàm chán như những lầm tưởng đã kể trên.

Tiềm năng của nghề

Thống kê cho thấy, đối với các dự án phần mềm nói chung, cứ 3 lập trình viên thì phải có 1 kiểm thử viên phần mềm. Ngoài ra, nhiều dự án outsource chuyên về kiểm thử phần mềm cũng thu hút một lượng lớn nhân sự trong lĩnh vực này. Việt Nam hiện nay đang được đánh giá sẽ trở thành con hổ trong ngành kiểm thử phần mềm châu Á với lượng nhân công trẻ và nhiều doanh nghiệp đang phát triển theo con đường này. Tại Việt Nam, những ai theo học ngành Công nghệ thông tin đều đa phần là nghĩ ngay đến nghề lập trình vì thế khiến đầu ra của nghề kiểm thử phần mềm có số lượng thấp hơn hẳn khiến các nhà tuyển dụng lao đao trong việc tìm kiếm nguồn nhân lực. Nhưng cũng nhờ đó mà những ai định hướng theo nghề tester ngay từ đầu có thể yên tâm có trong tay tấm vé xin việc làm ngay khi vừa tốt nghiệp. Đối với những người yêu thích ngành Công nghệ thông tin và vẫn đang suy nghĩ lựa chọn cho mình một nghề phù hợp trong lĩnh vực này cần cân nhắc và suy nghĩ cẩn thận trước khi đưa ra quyết định, học lập trình hay kiểm thử phần mềm đều có tương lai nhưng lựa chọn ngành nào phù hợp nhất với khả năng của bản thân và xu thế chung của thời cuộc mới là quan trọng.

Bạn sẽ học tester ở đâu?hihi
 
Nhưng làm ngành này thì cần những kĩ năng gì ?

Vậy cho em hỏi, sẽ cần phải cần có những kỹ năng cũng như là tố chất như thế nào để trở thành một ST (Software Tester) giỏi ?
Theo anh thì em nên bắt đầu từ đâu.

Hiện em đang là sinh viên năm thứ 2 chuyên ngành CNTT và em muốn chọn Tester làm con đường đi cho mình.
 
Vậy cho em hỏi, sẽ cần phải cần có những kỹ năng cũng như là tố chất như thế nào để trở thành một ST (Software Tester) giỏi ?
Theo anh thì em nên bắt đầu từ đâu.

Hiện em đang là sinh viên năm thứ 2 chuyên ngành CNTT và em muốn chọn Tester làm con đường đi cho mình.

Cơ bản thì tester cần có kiến thức về sản xuất phần mềm, tính tình kiên nhẫn, tư duy logic tốt, có kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, kỹ năng phân tích và giải thích vấn đề, kỹ năng nghiên cứu tài liệu, English, ...
Anh cũng đã có hơn 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Anh mong muốn thảo luận, chia sẻ và trao đổi kn với những người cùng ngành và có cùng sở thích. Nếu em muốn tìm hiểu nhiều hơn về testing thì vô site của a: https://studysqa.com . A có thể trả lời một phần những thắc mắc của e ở đó.
 
Những tố chất mà tester cần phải có

Theo mình thì để trở thành một tester giỏi thì cần phải có những tố chất sau đây, đầu tiên là cẩn thận, tiếp theo là khả năng quan sát, và những phần không thể thiếu nữa đó là khả năng phán đoán và tư duy nhanh.

Ngày nay, với những tố chất đó thì chưa đủ để mà làm tester, phần lớn các công ty khi tuyển tester thì họ cho làm một số bài kiểm tra như IQ, Viết test case (xem khả năng tư duy và phán đoán), kỹ năng sử dụng CSDL (trắc nghiệm các vấn đề liên quan đến CSDL), có thể thêm một số kiến thức tổng quát về Java, web, v.v... việc này tùy thuộc vào mỗi công ty khác nhau. Sau khi đạt yêu cầu về bài test, bạn sẽ phải tham gia phỏng vấn 2 vòng. Vòng thứ nhất có thể là QC/QA Leader phỏng vấn hỏi về kiến thức tester và chuyên ngành của bạn; Vòng hai là sếp phỏng vấn (có thể không phải là Giám đốc nhưng là người có quyết định tuyển bạn hay không sau khi đã lọc qua vòng một), kiến thức ở vòng này thì thường là không nhiều về chuyên môn mà thiên về kỹ năng giải quyết vấn đề (soft skill) và những câu hỏi khác với mục đích xem bạn có ý định làm việc lâu dài không? bạn có thật thà hay không? nhanh nhẹn hay không?... Những tố chất rất cần thiết để có thể tin tưởng giao nhiệm vụ cho bạn.

Theo như trên thì để trở thành tester giỏi bạn cần rất nhiều kỹ năng phụ song song với khả năng chuyên môn về IT đã học ở trường.

 
nghe anh chị nói về ngành kiểm thử phần mềm này em thấy đối với nữ thì phù hợp hơn nam nhiều nhưng hiện em đang là sinh viên năm thứ 2 học ở đà nẵng .em muốn chọn cho mình đi theo ngành kiểm thử này nhưng k biết bắt đầu từ đâu và cách học như thế nào.ở đà nẵng có khóa học nào đào tạo ngành này không.anh chị nào biết chỉ giúp em với
 
Mình đã học xong Tester ở TTTH ĐH Khoa Học Tự Nhiên, chất lượng tốt, Giảng viên nhiệt tình, nội dung phù hợp thực tế….

Bạn sẽ trải nghiệm cảm giác là người sử dụng đầu tiên các sản phẩm công nghệ mới nhất, là người khám phá ra các lỗi “bí hiểm” nhất khiến các chuyên gia phần mềm không khỏi ngạc nhiên. Bạn sẽ giúp cho sản phẩm phần mềm hoàn thiện, mang lại niềm vui đến cho nhiều người và không ngừng gia tăng giá trị của chính bản thân và cơ hội nghề nghiệp sẽ rộng mở với bạn.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Mình cũng giới thiệu nghề kiểm thử phần mềm đào tạo tại Công ty Stanford.

Bạn có bao giờ tự hỏi khi các lập trình viên làm ra một phần mềm hay ứng dụng nào đó thì ai sẽ là người kiểm tra những sản phẩm này? Câu trả lời chính là các TESTER hay QC Engineer - chuyên gia kiểm thử phần mềm. Nếu không có khâu này, tình trạng khách hàng trả sản phẩm về sẽ xảy ra thường xuyên do lỗi hoặc chưa phù hợp, chưa đúng yêu cầu…. Chính vì vậy, tester là vị trí không thể thiếu và công việc này quyết định khá nhiều vào sự thành công chung của dự án.

Tuy nhiên, thực trạng đào tạo tester ở Việt Nam vẫn chưa được chú trọng, đào tạo những kiến thức cơ bản nhưng không được thực hành nên các bạn chưa thể làm được việc ngay khi vừa hoàn thành chương trình học. Vì vậy, nghề tester đang là một trong những nghề khát nhân lực trầm trọng, nếu ở nước ngoài, cứ 1 lập trình viên thì có 4 tester thì ở Việt Nam, tỷ lệ đó giảm xuống chỉ còn 1:5, tức là 1 tester tương ứng với 5 lập trình viên.

Để khắc phục những nhược điểm trong quá trình đào tạo tester ở Việt Nam, hãy đến với khóa học kinh nghiệm kiểm thử phần mềm (Tester) tại Stanford - Dạy kinh nghiệm thực tế để được trải nghiệm phương pháp dạy và học thực sự hiệu quả, sẽ giúp bạn định hướng về công việc của một tester và con đường trở thành 1 tester chuyên nghiệp.

Khóa học tester tại Stanford- Dạy kinh nghiệm thực tế chia thành 2 lever chính:

- Tester for base:Dành cho các học viên chưa có kiến thức hoặc chưa nắm chắc kiến thức cơ bản về test.

- Tester for advanced: Dành cho các học viên đã nắm chắc kiến thức cơ bản, muốn được học kinh nghiệm thực tế, kiến thức chuyên sâu để trở thành một tester chuyên nghiệp.

Nội dung chi tiết của khóa học, bạn tham khảo tại khóa học kinh nghiệm kiểm thử phần mềm(Tester) tại Stanford. Ngoài ra, bạn sẽ tìm thấy những điểm đặc biệt tại Stanford – dạy kinh nghiệm thực tế mà không ở đâu có được đó là:
- Không đào tạo đại trà, mỗi lớp học sẽ có từ 5-12 học viên để đảm bảo chuyên gia có thể dạy và hỗ trợ tốt nhất cho bạn trong quá trình theo học tại Stanford.

- Bố trí phòng học theo kiểu phòng họp, làm việc nhóm giống như tại các công ty phần mềm hiện nay để tăng tính tương tác giữa thầy và trò.

- Bạn sẽ được học kiến thức mới và nắm chắc nó qua những buổi thực hành. Chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng và phát triển dự án thực tế.

- Sử dụng thành thạo các công cụ kiểm thử đang được sử dụng tại các công ty hiện nay như TestArchitec, Jira, Bug Management System…

- Được cung cấp đầy đủ tài liệu từ Slide bài giảng, video quay lại từng buổi học của chuyên gia để bạn tiện ôn tập lại, bài tập, sourcecode demo và các tài liệu liên quan khác độc quyền mang thương hiệu của Stanford – dạy kinh nghiệm lập trình.

- Hỗ trợ trong suốt quá trình làm việc sau này khi gặp khó khăn cũng như giới thiệu việc làm và cấp chứng chỉ hoàn thành khóa học kinh nghiệm tại Stanford.
Các khóa học chia thành các level khác nhau để đáp ứng, phân loại dành cho các học viên có trình độ khác nhau. Và còn rất rất nhiều điểm thú vị khác nữa đang chờ bạn khám phá khi tham gia học kinh nghiệm kiểm thử phần mềm(Tester) tại Stanford. Chi tiết xem tại:các chương trình ưu đãi dành cho học viên tại Stanford.

Nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo Hotline: 0936 172 315 - 0963 723 236 hoặc 04 6275 2212 và 04 6662 3355 để được gọi lại tư vấn chi tiết hoặc xem tại website: stanford.com.vn

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến khóa học của Stanford ! Hy vọng sẽ sớm được đón tiếp và làm việc với bạn tại Trụ sở chính của Stanford tại địa chỉ: Tầng 2, số 20 ngõ 678 đường Láng (hoặc ngõ 100 Nguyễn Chí Thanh), Đống Đa, Hà Nội.
Stanford – Dạy kinh nghiệm lập trình!
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top