Không biết từ bao giờ, người dân thị trấn Bồng Sơn (Hoài Nhơn) đã quen với trò chơi cổ nhơn trong ngày tết cổ truyền, thiếu nó như thiếu bánh tét, bánh chưng, hoa mai vậy. Những người già kể lại rằng, trò chơi cổ nhơn bắt đầu từ trong cung vua. Đầu năm trong hội xuân, vua ra một bài thơ, quần thần đọc và đoán ý, ai đoán đúng được thưởng. Trò thả thơ dần dần được lưu truyền ngoài dân chúng và biến đổi thành trò chơi cổ nhơn.
Một điểm vui chơi cổ nhơn ở thị trấn Bồng Sơn (Hoài Nhơn)
Dân gian mà trí tuệ
Trò chơi cổ nhơn bắt đầu khi người cầm tịch (Ban tổ chức) ra bốn câu thai (câu thai gồm 4 câu thể lục bát hoặc thất ngôn tứ tuyệt) vịnh về một trong 36 con trong bảng tịch. Câu thai được treo trên cây nêu trên có lá cờ hội. Người chơi dựa trên câu thai để luận ra con gì. Nội dung những câu thai rất rộng, bàn từ cổ chí kim, người ra thai phải thông sử sách, giỏi về chữ nghĩa...
Người tham gia chơi cổ nhơn từ em bé đến cụ già, thanh niên, phụ nữ đều có lí của mình để bàn. Nhưng để bàn được, phải là người giỏi chữ nghĩa; để đánh được là người phải hiểu về thời cuộc, tâm lý… Trên bảng tịch 36 con, mỗi con có hai tên, tên thường gọi và tên tộc, người xổ thường dựa theo tên tộc để xổ. Người đánh tự chia ra bốn bộ hoặc vùng như: sơn, thủy...Trong 36 con thì con Chí cao (con trùn) được coi là ông tổ cổ nhơn, thường nhà cái không xổ con này.
Cây nêu dùng để treo câu thai trong trò chơi cổ nhơn
Trước kia, sau khi xổ, người cầm tịch phải đưa ra cái lí, cách luận của mình. Nếu ai có cách giải hay hơn thì được thưởng. Không giống như xổ số, người đánh trúng không phải đỏ đen, may mắn mà là người luận có lý nên trước khi đánh cổ nhơn người chơi bàn rất kỹ, người bán tịch thường là người biết bàn, luận về thai sao cho có lý để thu hút người chơi. Cuộc chơi là cuộc đấu trí, thi tài giữa người chơi và người cầm tịch nhưng không phải là thi tài cao thấp mà kiểu kẻ giỏi trốn người giỏi tìm. Có thể lấy một ví dụ câu thai:
Việt Nam con cháu Lạc Hồng
Ngàn năm rạng rỡ chiến công lưu truyền
Bảy lăm thống nhất hai miền
Xây nền độc lập, yên vui mọi nhà.
Người chơi có thể luận từ "con cháu" là phước tôn (con chó), hoặc hiệp hải (con ếch) hai miền thống nhấ... Người cầm tịch luận ra: phùng xuân (con Công). Phùng xuân là trùng phùng mùa xuân 75, mùa xuân với chiến công vĩ đại của dân tộc thống nhất đất nước...
Vui chơi có thưởng
Ai đến Bồng Sơn từ ngày 30 Tết đều nhận ra một không khí sôi nổi và vui vẻ từ những bảng tịch dọc đường. Có khoảng trên một trăm người tham gia bán cổ nhơn trên khắp phố. Từ những quán café, bàn nhậu; từ những đám trẻ, những chị đi chợ xuân; từ những giấc mơ trong cơn ngủ đến cả lời chúc đầu năm… đâu đâu cũng nghe luận bàn về cổ nhơn, không khí càng vui vẻ hơn khi có người nào đó bàn hay, chí lí, "gãy" nghĩa. Từ trẻ em đến người lớn, tụ tập quây quần ít muốn đi xa, chỉ muốn ngồi bàn cho ra lẽ. Đánh cổ nhơn trúng không chỉ vui vì được thưởng (1 thưởng 25) mà còn tự hào vì trước đám đông mình là người luận đúng.
Anh Trí, một người rất đam mê cổ nhơn cho biết: "Nếu Tết không có cổ nhơn thì không ra ngày Tết, ở đây quen rồi, nó là món ăn tinh thần của người dân nơi đây". Ai cũng có cảm nhận như vậy, không có cổ nhơn hình thư thiếu một cái gì đó cho một cái Tết cổ truyền. Mỗi lần hạ nêu, người trúng reo lên; người không trúng trầm ngâm suy nghĩ và luận tiếp vì sao như vậy...
Hội xổ cổ nhơn là những người lớn tuổi am hiểu về luật chơi đóng góp cổ phần. Doanh thu một lần xổ khoảng 100 triệu đồng với hơn 4.000 lượt người tham gia. Với số tiền lớn như vậy thì việc ăn thua ảnh hưởng rất lớn đến cái hay, vẻ đẹp của giá trị văn hóa này. Nhiều lúc người cầm tịch xổ con gì không liên quan đến thai, nghĩa là ít người đánh nhất để xổ hoặc không cắt nghĩa công khai trước công chúng. Người ra thai, người xổ và người giải đáp là ba người khác nhau trong hội nên đề ra chưa thuyết phục người chơi. Việc thắng thua cũng ăn sâu vào người chơi, nhiều người đánh xong rồi mới luận thai…. Nhiều người rất bực bội nhưng bảo không luận thì không thể.
Cổ nhơn kết thúc vào mùng 5 Tết, mỗi người có một cảm xúc khác nhau vui, tiếc… nhưng đó chính là dư âm của những ngày Tết vui nhộn, tạo niềm phấn chấn cho một năm mới.
Một điểm vui chơi cổ nhơn ở thị trấn Bồng Sơn (Hoài Nhơn)
Dân gian mà trí tuệ
Trò chơi cổ nhơn bắt đầu khi người cầm tịch (Ban tổ chức) ra bốn câu thai (câu thai gồm 4 câu thể lục bát hoặc thất ngôn tứ tuyệt) vịnh về một trong 36 con trong bảng tịch. Câu thai được treo trên cây nêu trên có lá cờ hội. Người chơi dựa trên câu thai để luận ra con gì. Nội dung những câu thai rất rộng, bàn từ cổ chí kim, người ra thai phải thông sử sách, giỏi về chữ nghĩa...
Người tham gia chơi cổ nhơn từ em bé đến cụ già, thanh niên, phụ nữ đều có lí của mình để bàn. Nhưng để bàn được, phải là người giỏi chữ nghĩa; để đánh được là người phải hiểu về thời cuộc, tâm lý… Trên bảng tịch 36 con, mỗi con có hai tên, tên thường gọi và tên tộc, người xổ thường dựa theo tên tộc để xổ. Người đánh tự chia ra bốn bộ hoặc vùng như: sơn, thủy...Trong 36 con thì con Chí cao (con trùn) được coi là ông tổ cổ nhơn, thường nhà cái không xổ con này.
Cây nêu dùng để treo câu thai trong trò chơi cổ nhơn
Trước kia, sau khi xổ, người cầm tịch phải đưa ra cái lí, cách luận của mình. Nếu ai có cách giải hay hơn thì được thưởng. Không giống như xổ số, người đánh trúng không phải đỏ đen, may mắn mà là người luận có lý nên trước khi đánh cổ nhơn người chơi bàn rất kỹ, người bán tịch thường là người biết bàn, luận về thai sao cho có lý để thu hút người chơi. Cuộc chơi là cuộc đấu trí, thi tài giữa người chơi và người cầm tịch nhưng không phải là thi tài cao thấp mà kiểu kẻ giỏi trốn người giỏi tìm. Có thể lấy một ví dụ câu thai:
Việt Nam con cháu Lạc Hồng
Ngàn năm rạng rỡ chiến công lưu truyền
Bảy lăm thống nhất hai miền
Xây nền độc lập, yên vui mọi nhà.
Người chơi có thể luận từ "con cháu" là phước tôn (con chó), hoặc hiệp hải (con ếch) hai miền thống nhấ... Người cầm tịch luận ra: phùng xuân (con Công). Phùng xuân là trùng phùng mùa xuân 75, mùa xuân với chiến công vĩ đại của dân tộc thống nhất đất nước...
Vui chơi có thưởng
Ai đến Bồng Sơn từ ngày 30 Tết đều nhận ra một không khí sôi nổi và vui vẻ từ những bảng tịch dọc đường. Có khoảng trên một trăm người tham gia bán cổ nhơn trên khắp phố. Từ những quán café, bàn nhậu; từ những đám trẻ, những chị đi chợ xuân; từ những giấc mơ trong cơn ngủ đến cả lời chúc đầu năm… đâu đâu cũng nghe luận bàn về cổ nhơn, không khí càng vui vẻ hơn khi có người nào đó bàn hay, chí lí, "gãy" nghĩa. Từ trẻ em đến người lớn, tụ tập quây quần ít muốn đi xa, chỉ muốn ngồi bàn cho ra lẽ. Đánh cổ nhơn trúng không chỉ vui vì được thưởng (1 thưởng 25) mà còn tự hào vì trước đám đông mình là người luận đúng.
Anh Trí, một người rất đam mê cổ nhơn cho biết: "Nếu Tết không có cổ nhơn thì không ra ngày Tết, ở đây quen rồi, nó là món ăn tinh thần của người dân nơi đây". Ai cũng có cảm nhận như vậy, không có cổ nhơn hình thư thiếu một cái gì đó cho một cái Tết cổ truyền. Mỗi lần hạ nêu, người trúng reo lên; người không trúng trầm ngâm suy nghĩ và luận tiếp vì sao như vậy...
Hội xổ cổ nhơn là những người lớn tuổi am hiểu về luật chơi đóng góp cổ phần. Doanh thu một lần xổ khoảng 100 triệu đồng với hơn 4.000 lượt người tham gia. Với số tiền lớn như vậy thì việc ăn thua ảnh hưởng rất lớn đến cái hay, vẻ đẹp của giá trị văn hóa này. Nhiều lúc người cầm tịch xổ con gì không liên quan đến thai, nghĩa là ít người đánh nhất để xổ hoặc không cắt nghĩa công khai trước công chúng. Người ra thai, người xổ và người giải đáp là ba người khác nhau trong hội nên đề ra chưa thuyết phục người chơi. Việc thắng thua cũng ăn sâu vào người chơi, nhiều người đánh xong rồi mới luận thai…. Nhiều người rất bực bội nhưng bảo không luận thì không thể.
Cổ nhơn kết thúc vào mùng 5 Tết, mỗi người có một cảm xúc khác nhau vui, tiếc… nhưng đó chính là dư âm của những ngày Tết vui nhộn, tạo niềm phấn chấn cho một năm mới.