BÀI TOÁN VỀ HNO3 VÀ ÔXIT SẮT
Đó là dạng bài toán rất hay gặp để phân loại TS trong ĐTĐH.
Khi có bài toán về oxit sắt tác dụng với HNO3,nhất là có cả 3 oxit FeO,Fe2O3,Fe3O4 thì có thể coi hỗn hợp đó là gồm 2 nguyên tố là Fe và O. Rồi AD đlbt e.
VD:Cho 11,36g một hồn hợp X gồm Fe,FeO,Fe2O3,Fe3O4.Cho vào dd HNO3 thì thu được 1,344 l khí NO duy nhất ở dktc.Tính m muối [thi ĐH -khối A 2008-mấ đề 263]
LG: Coi hh chỉ gồm Fe(x mol),O(y mol){Ngộ chưa} => 56x + 16y = 11,36(1)
Fe --> Fe3+ + 3e
x--------x-----3x
O +2e --> O2-
y--2y
N+5 + 3e --> N+2
------ 0,18---0,06
AD đlbt e: 3x = 2y + 0,18(2){ Có thể nhập ngay hai hệ số 3 và -2 vào MT, con số còn lại là số mol khí nhân với số mol e trao đổi}
Giải hệ (1) và (2) có x = 0,16; y= 0,15.
m muối = 242.n Fe3+ = 0,16.242 = 38,72g.
Cách giải này rất ngắn đúng không.Nếu quen thì lúc gặp những bài thuộc dạng này bạn chỉ việc bật Mt lên,vào MODE giải HPT.Bấm ngay 3,-2,số mol e (do N trao đổi);56,16,m hh ban đầu.=> ra kết quả số mol=> tính tiếp được ngay m muối.
Nếu bài cho m muối bắt tính m hh ban đầu thì càng hay vì đã biết được số mol Fe(giả định)=>Suy ra ngay được nO (nhờ Đlbt e) => Tính đc kl hh ban đầu.