Bài toán oxi hóa khử có số e trao đổi gián tiếp.

coconvuive12

New member
Xu
0
Bài toán oxi hóa khử có số e trao đổi gián tiếp.
1.Khử m gam Fe 2 O 3 bằng H2 thu đc 2,7 g H2O và hh A gồm 4 chất .Hòa tan A trg dd HNO3 dư thoát ra V lít khí NO duy nhất (DKTC) . TÍnh V
2.Trộn 0,81 gam bột nhôm với hỗn hợp X gồm Fe2O3, CuO rồi thực hiện pứ nhiệt nhôm . Hòa tan hết chất rắn Y sau pứ trg dd HNO3 dư thu đc V lít khí (đktc) hỗn hợp khí NO , NO2 theo tỉ lệ mol 1:3 . TÍnh V.
 
Bài toán oxi hóa khử có số e trao đổi gián tiếp.
1.Khử m gam Fe 2 O 3 bằng H2 thu đc 2,7 g H2O và hh A gồm 4 chất .Hòa tan A trg dd HNO3 dư thoát ra V lít khí NO duy nhất (DKTC) . TÍnh V

hh A gồm Fe và các oxit. giả sử m hh A = m'

- Dùng bảo toàn khối lượng có m + 0.15x 2 = 2.7 + m' ---> ( m -m' ) = 2.4

- Dùng công thức kinh nghiệm có m x 112/160 = 0.7 m' + 5.6 ( V/22.4 )x3

---> 0.7 ( m -m' ) = 0.75 V
Từ 2pt có V = bao nhiêu đó em tự tính nhá ^^


2.Trộn 0,81 gam bột nhôm với hỗn hợp X gồm Fe2O3, CuO rồi thực hiện pứ nhiệt nhôm . Hòa tan hết chất rắn Y sau pứ trg dd HNO3 dư thu đc V lít khí (đktc) hỗn hợp khí NO , NO2 theo tỉ lệ mol 1:3 . TÍnh V.

Bài nè tương tự bài hôm trước trước chị đã nói rồi mà .
Trình bày lại chút:

Các pu có thể xảy ra em tự viết nhé, chị ko gõ lại nữa nha.

Túm lại ta chỉ quan tâm tới những chất có tính khử trong CR Y là Fe, Cu, có thể có Al dư
còn mấy oxit có thể dư nhưng tác dụng với HNO3 thì ko tham gia nhường e nên kệ nó. :D

Và mol e nhường của Fe, Cu, Al dư luôn bằng mol e nhường của Al ban đầu nếu cho nó tác dụng với HNo3
Dùng bảo toàn e có mol e N+5 nhận = mol e nhường = 0.03x3 = 0.09

Viết quá trình nhận e :
N+5 + 3e ----> N+2
.........3a..........a
N+5 + 1e ----> N+4
...........b...........b

Từ đó có:
3a + b = 0.09
a/b=1/3

Okie rồi ha em ^^.!
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top