Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
Chiều nay bạn buồn lôi mình đinh loanh quanh, đọc cho nghe bài thơ này. Bài thơ về những vất vả, hi sinh, bài thơ về lòng quả cảm vươn lên...
Bài thơ như nhắc mình về bao điều...
Bao giờ cho đến tháng Mười
Lúa chín trên cánh đồng giông bão
Ta để lại sau lưng những ngày dài mong đợi
Những mất mát hy sinh, chịu đựng khổ đau
Khi trời thu vẫn xanh mãi trên đầu
........
Bao giờ cho đến tháng Mười?
Gần 2 năm trước, mình đã có lần viết về bộ phim này. Bây giờ xem lại một số cảnh, bỗng xuất hiện những suy nghĩ khác. Cũng có thể là mình trưởng thành hơn, mà cũng có thể là mình đã đổi thay theo một chiều hướng tiêu cực, với một số người.
Nhưng dù thế nào thì mình vẫn giữ nguyên ý kiến cho rằng trường đoạn phiên chợ Âm Dương là một trong 2 trường đoạn hay nhất của bộ phim nói riêng, và điện ảnh Việt Nam nói chung. Theo lời bà của nhân vật Duyên thì vào rằm tháng 7 hàng năm, ở cạnh miếu làng, người ta vẫn họp chợ để người sống và người chết được gặp nhau. Và ở trường đoạn này, cô được gặp lại người chồng đã tử trận.
Người thiếu phụ thao thức đến gần sáng, vuốt ve đứa con nằm ngủ, cạnh chiếc đèn dầu; tiếng mõ, tiếng piano văng vẳng nỗi đơn côi; Duyên ngơ ngác tìm chồng trong phiên chợ truyền thuyết; tiếng đàn bầu gợi lên bối cảnh từ ngàn xưa; tiếng guitar đệm một giai điệu thời chiến; Duyên chạy ào đến bên chồng trong ánh nến lung linh và giọng bè nữ mênh mang; hai cánh tay chỉ gần mà không thể chạm được vào nhau... Tất cả đều rất Việt Nam, hoàn hảo và cảm động.
Đoạn thoại đắt nhất bộ phim cũng nằm trong cảnh này:
- Anh có dặn dò gì em không... Sao anh im lặng thế... Hay anh có điều gì oan ức?
- Không...
- Vậy sao anh buồn?
- Anh chỉ muốn những người sống được hạnh phúc.
- Hạnh phúc ư?
- Ừ. Chỉ có những người đang sống mới làm được điều đó. Anh đã làm xong phần việc của mình rồi.
- Không! Anh vẫn ở bên cạnh em và lúc nào em cũng nhìn thấy anh...
- Cái còn lại mãi mãi là cái không thể nhìn thấy được...
Có lẽ Nam, chính xác hơn là tác giả kịch bản, không chỉ muốn nói về việc Duyên nên mạnh dạn đến với hạnh phúc mới (thầy giáo Khang). Ở đây có lẽ tồn tại sự tượng trưng để nêu lên mối liên hệ giữa cái đã qua đi, cái hiện tại và điều cần hướng tới.
Mỗi một giai đoạn lịch sử có vai trò riêng của nó. Bao nhiêu hy sinh, mất mát, cuối cùng cũng chỉ là để người ở lại được hạnh phúc. Người ngã xuống không yêu cầu người còn sống tưởng nhớ họ bằng một tượng đài, đứng trấn trong tâm tưởng.
Người chết muốn chúng ta coi họ là "cái không thể nhìn thấy được", tức là cái tồn tại đấy nhưng không hiện hình, không là vật cản những ước muốn tự nhiên. Ước muốn ấy và cũng chính là "Cái còn lại mãi mãi", không gì khác ngoài khát vọng hạnh phúc.
Người còn sống cần tiếp nối hành trình tìm hạnh phúc này bằng chính đôi chân của mình, bởi người chết đã làm xong phần việc của họ và "Chỉ có những người đang sống mới làm được điều đó". Nếu có một sự chỉ dẫn nào đó, chắc hẳn người chết cũng không hướng chúng ta đi theo một con đường cụ thể nào, kể cả con đường họ từng chọn. Bởi vì "Cái còn lại mãi mãi là cái không thể nhìn thấy được...". Hãy cứ tự do bước đi trên con đường chúng ta muốn.
Lẽ ra entry này nên được viết vào ngày Thương binh liệt sĩ - 27/7, nhưng đến tận hôm nay mình mới nhớ đến bộ phim. Những khái niệm về lòng biết ơn, sự vô ơn là điều mà mình đã suy nghĩ rất nhiều trong thời gian qua. Nhất là khi có một người bạn nói với mình rằng, chỉ nhớ đến công lao của người đã khuất mà né tránh tội ác của họ, hoặc là thờ ơ, tiếp tay cho những kẻ nhân danh họ làm điều xấu, cũng không khác gì sự vô ơn.
Sự né tránh, thờ ơ, trong trường hợp này rõ ràng là không tốt về mọi mặt. Chỉ tầm 20, 25 năm nữa thôi, chính chúng ta là thế hệ sẽ phải trực tiếp đối mặt với sự thật lịch sử và thực trạng của đất nước. Vậy không biết là có còn quá sớm để chúng ta bắt đầu thay đổi? st
Bài thơ như nhắc mình về bao điều...
Bao giờ cho đến tháng Mười
Lúa chín trên cánh đồng giông bão
Ta để lại sau lưng những ngày dài mong đợi
Những mất mát hy sinh, chịu đựng khổ đau
Khi trời thu vẫn xanh mãi trên đầu
........
Bao giờ cho đến tháng Mười?
Nhưng dù thế nào thì mình vẫn giữ nguyên ý kiến cho rằng trường đoạn phiên chợ Âm Dương là một trong 2 trường đoạn hay nhất của bộ phim nói riêng, và điện ảnh Việt Nam nói chung. Theo lời bà của nhân vật Duyên thì vào rằm tháng 7 hàng năm, ở cạnh miếu làng, người ta vẫn họp chợ để người sống và người chết được gặp nhau. Và ở trường đoạn này, cô được gặp lại người chồng đã tử trận.
Người thiếu phụ thao thức đến gần sáng, vuốt ve đứa con nằm ngủ, cạnh chiếc đèn dầu; tiếng mõ, tiếng piano văng vẳng nỗi đơn côi; Duyên ngơ ngác tìm chồng trong phiên chợ truyền thuyết; tiếng đàn bầu gợi lên bối cảnh từ ngàn xưa; tiếng guitar đệm một giai điệu thời chiến; Duyên chạy ào đến bên chồng trong ánh nến lung linh và giọng bè nữ mênh mang; hai cánh tay chỉ gần mà không thể chạm được vào nhau... Tất cả đều rất Việt Nam, hoàn hảo và cảm động.
Đoạn thoại đắt nhất bộ phim cũng nằm trong cảnh này:
- Anh có dặn dò gì em không... Sao anh im lặng thế... Hay anh có điều gì oan ức?
- Không...
- Vậy sao anh buồn?
- Anh chỉ muốn những người sống được hạnh phúc.
- Hạnh phúc ư?
- Ừ. Chỉ có những người đang sống mới làm được điều đó. Anh đã làm xong phần việc của mình rồi.
- Không! Anh vẫn ở bên cạnh em và lúc nào em cũng nhìn thấy anh...
- Cái còn lại mãi mãi là cái không thể nhìn thấy được...
Có lẽ Nam, chính xác hơn là tác giả kịch bản, không chỉ muốn nói về việc Duyên nên mạnh dạn đến với hạnh phúc mới (thầy giáo Khang). Ở đây có lẽ tồn tại sự tượng trưng để nêu lên mối liên hệ giữa cái đã qua đi, cái hiện tại và điều cần hướng tới.
Mỗi một giai đoạn lịch sử có vai trò riêng của nó. Bao nhiêu hy sinh, mất mát, cuối cùng cũng chỉ là để người ở lại được hạnh phúc. Người ngã xuống không yêu cầu người còn sống tưởng nhớ họ bằng một tượng đài, đứng trấn trong tâm tưởng.
Người chết muốn chúng ta coi họ là "cái không thể nhìn thấy được", tức là cái tồn tại đấy nhưng không hiện hình, không là vật cản những ước muốn tự nhiên. Ước muốn ấy và cũng chính là "Cái còn lại mãi mãi", không gì khác ngoài khát vọng hạnh phúc.
Người còn sống cần tiếp nối hành trình tìm hạnh phúc này bằng chính đôi chân của mình, bởi người chết đã làm xong phần việc của họ và "Chỉ có những người đang sống mới làm được điều đó". Nếu có một sự chỉ dẫn nào đó, chắc hẳn người chết cũng không hướng chúng ta đi theo một con đường cụ thể nào, kể cả con đường họ từng chọn. Bởi vì "Cái còn lại mãi mãi là cái không thể nhìn thấy được...". Hãy cứ tự do bước đi trên con đường chúng ta muốn.
Lẽ ra entry này nên được viết vào ngày Thương binh liệt sĩ - 27/7, nhưng đến tận hôm nay mình mới nhớ đến bộ phim. Những khái niệm về lòng biết ơn, sự vô ơn là điều mà mình đã suy nghĩ rất nhiều trong thời gian qua. Nhất là khi có một người bạn nói với mình rằng, chỉ nhớ đến công lao của người đã khuất mà né tránh tội ác của họ, hoặc là thờ ơ, tiếp tay cho những kẻ nhân danh họ làm điều xấu, cũng không khác gì sự vô ơn.
Sự né tránh, thờ ơ, trong trường hợp này rõ ràng là không tốt về mọi mặt. Chỉ tầm 20, 25 năm nữa thôi, chính chúng ta là thế hệ sẽ phải trực tiếp đối mặt với sự thật lịch sử và thực trạng của đất nước. Vậy không biết là có còn quá sớm để chúng ta bắt đầu thay đổi? st