Bài tham khảo một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

Tongthieugia

New member
Xu
0
Bài tham khảo thêm: Địa lí 10 :Bài 2

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ


Chúng ta đều biết rằng trên mỗi bản đồ đều sử dụng rất nhiều kí hiệu để thể hiện các đối tượng địa lí khác nhau. Các kí hiệu này đã được phân loại như thế nào? Chúng biểu hiện những đối tượng nào của địa lí ? Để tìm hiểu rõ hơn về những vấn đề này chúng ta cùng nghiên cứu trong bài này.

1. Phương pháp kí hiệu

- Phân bố không đều trên toàn bộ lãnh thổ
- Chỉ tập trung ở một số điểm cụ thể

Nhìn vào lược đồ ta thấy rằng các nhà máy điện đều phát triển ở những nơi có điều kiện thuận lợi và phương pháp kí hiệu đã thể hiện rất cụ thể về hiện trạng phân bố cũng như đặc điểm của công nghiệp điện Việt Nam.

Đối tượng biểu hiện :
Biểu hiện các đói tượng phân bố theo những điểm cụ thể : điểm dân cư, mỏ khoáng sản...

Kí hiệu được đặt chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng.

Ví dụ : nhà máy thủy điện Hòa Bình tại tỉnh Hòa Bình, nhà máy nhiệt điện Phả Lại tại tỉnh Hải Dương...

Các dạng kí hiệu chính của phương pháp kí hiệu như sau:
Các dạng kí hiệu :
+ kí hiệu hình học
+ kí hiệu chữ
+ kí hiệu tượng hình
Ví dụ:
Các kí hiệu của mỏ sắt, than đá, crom, kim cương, vàng, nước khoáng, đá quý . Các kí hiệu này thường sử dụng trong bản đồ khoáng sản dung kí hiệu hình học là chủ yếu.

Kí hiệu của các nguyên tố hóa học như : apatit, uranium, bô xit, niken, thủy ngân, antimon, molipden. Các kí hiệu này thường được sử dụng trong các bản đồ khoáng sản dung kí hiệu chữ là chủ yếu.
Kí hiệu tượng hình : hình con cá, con trâu, nhà máy, hình bông lúa... thường sử dụng trong các bản đồ kinh tế thì dung kí hiệu tượng hình là chủ yếu.

Khi quan sát một bản đồ ví dụ bản đồ công nghiệp chung (atlat địa lí Việt Nam trang 16) các em thấy rằng các điểm công nghiệp được thể hiện bằng nhiều kích thước khác nhau tức là kích thước lớn nhỏ biểu hiện nhiều hoặc ít trữ lượng đối tượng.

- Khả năng biểu hiện :

+ Tên, vị trí
+ Số lượng, quy mô chất lượng
+ Động lực phát triển của đối tượng
Ví dụ:

Sử dụng hai phương pháp :
-phương pháp kí hiệu : các nhà máy thủy điện, nhiệt điện, nhà máy thủy điện đang xây dựng, trạm biến áp 220KV, trạm 550KV.
-Phương pháp kí hiệu dạng đường : đường dây 220KV, 550KV, sông, biên giới...

Phương pháp kí hiệu không những chỉ nêu được tên và vị trí mà còn thể hiện được cả chất lượng của các đối tượng trên bản đồ:

-Thể hiện tên và vị trí các nhà máy điện : nhà máy nhiệt điện ( Phả Lại, Na Dương, Ninh Bình, phú Mĩ ...), các nhà máy thủy điện ( Hòa Bình, Thác Bà, Yaly...), các nhà máy thủy điện đang xây dựng ( Sơn La, Bản Vẽ...).
-Thể hiện chất lượng đối tượng : các ngôi sao màu xanh thể hiện cho nhà máy thủy điện, thể hiện nhà máy nhiệt điện bằng ngôi sao màu đỏ, thể hiện các nhà máy thủy điện đang xây dựng bằng ngôi sao màu trắng. Các trạm điện 220KV thể hiện bằng đường kẻ màu đen, đường kẻ màu đỏ cho trạm 550KV...

Như vậy chúng ta vừa tìm hiểu xong phương pháp biểu hiện đầu tiên đó là phương pháp kí hiệu. Các đối tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ theo những phương pháp khác như sau:

2. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động

- Đối tượng biểu hiện :
Biểu hiện sự di chuyển của các đối tượng, hiện tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội.

- Trên bản đồ tự nhiên là hướng gió, dòng biển...
- Trên bản đồ kinh tế - xã hội là các luồng di dân, vận chuyển hàng hóa, hành khách....

Phương pháp kí hiệu đường chuyển động có khả năng biểu hiện những nội dung của đối tượng địa lí như sau:


Kí hiệu được sử dụng nhiều nhất
trong phương pháp kí hiệu đường chuyển động là hệ thống các mũi tên. Hướng của mũi tên thể hiện hướng di chuyển của đối tượng, độ dài và độ lớn của mũi tên thể hiện cường độ mạnh, yếu, ít, nhiều của đối tượng. Màu sắc của mũi tên thể hiện chất lượng đối tượng.
Giới thiệu bản đồ thông qua bảng chú giải.

Ở atlat địa lí tự nhiên :
- Phương pháp kí hiệu đường chuyển động thể hiện được hướng gió và tính chất gió :
+ Mũi tên màu xanh chỉ hướng gió đông bắc, đó là gió mùa mùa đông.
+ Mũi tên màu đỏ chỉ hướng gió tây nam và đông nam, đó là gió mùa màu hạ.
+ Mũi tên màu cam chỉ hướng gió tây nam, đó là gió tây khô nóng.
+ Những kí hiệu hoa gió được sử dụng để biểu hiện tần suất các hướng gió thịnh hành trong năm trên từng địa phương của nước ta.
- Phương pháp kí hiệu đường chuyển động biểu hiện được hướng và tần suất bão đổ bộ vào các vùng của nước ta :
+ Các mũi tên màu đen cho biết hướng các cơn bão đổ bộ vào nước ta theo hướng tay hoặc tây bắc.
+ Mũi tên đen một nét chỉ tần suất từ 0.3 – 1 cơn bão / tháng, mũi tên nhỏ hai nét chỉ tần suất 1 – 1.3 cơn bão/ tháng, mũi tên lớn hai nét chỉ tần suất từ 1.3 – 1.7 cơn bão / tháng.( có thể tham khảo hình 2.3 SGK-NXB GD 2011).

3. Phương pháp chấm điểm

Trong lược đồ phân bố dân cư Châu Á ( tham khảo hình 2.4 SGK) để biểu hiện sự phân bố dân cư người ta dùng cách biểu hiện sau :

Trên lược đồ phân bố dân cư châu Á, dân cư châu Á được thể hiện bằng hai phương pháp : phương pháp chấm điểm và phương pháp kí hiệu.
Trong đó các điểm chấm phản ánh một số lượng dân cư nhất định, các kí hiệu biểu hiện dân cư ở hai cấp đô thị.

- Đối tượng biểu hiện :
Thể hiện các hiện tượng địa lí phân bố lẻ tẻ bằng các điểm chấm trên bản đồ.

Ví dụ :
như các điểm dân cư, các cơ sở chăn nuôi....
Để sử dụng phương pháp này người ta đặt ra các chấm có kích thước khác nhau, mỗi cỡ tương ứng với mỗi giá trị ( số lượng, khối lượng ) nào đó.

Quy định của phương pháp này là :
- Chấm lớn bằng 8 triệu người
- Chấm trung bình bằng 5 đến 8 triệu người
- Chấm nhỏ bằng 500.000 người

- Khả năng biểu hiện
+ Sự phân bố của đối tượng
+ Số lượng của đối tượng

4. Phương pháp bản đồ - biểu đồ

Trong bản đồ biểu hiện diện tích và sản lượng lúa(tham khảo hình 2.5 SGK) được thể hiện bằng biểu đồ cột : diện tích – biểu đồ cột xanh, sản lượng – biểu đồ cột đỏ. Trong bảng chú giải, một ô màu xanh tương ứng với 50.000 ha, còn một ô màu đỏ tương ứng với 100.000 tấn.

Khu vực có diện tích và sản lượng lúa cao nhất là đồng bằng sông Cửu Long.

Như vậy, qua hệ thống các biểu đồ ta biết được tổng giá trị của hiện tượng địa lí trong một phạm vi lãnh thổ nào đó.

- Đối tượng biểu hiện
Biểu hiện các đối tượng phân bố trong những đơn vị phân chia lãnh thổ bằng các biểu đồ đặt trong các đơn vị lãnh thổ đó.
- Khả năng biểu hiện
+ Số lượng của đối tượng
+ Chất lượng của đối tượng
+ Cơ cấu của đối tượng

- Chú ý: trong phương pháp bản đồ - biểu đồ các biểu đồ được đặt trong những lãnh thổ có ranh giới xác định.
Ngoài ra, còn có các phương pháp khác để biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ như : phương pháp kí hiệu theo đường, đường đẳng trị, khoanh vùng...

Phương pháp khoanh vùng là biểu hiện trên bản đồ các đối tượng không phân bố trên khắp lãnh thổ mà chỉ phát triển ở những khu vực nhất định, đặc trưng của phương pháp này ở chỗ nó thể hiện sự phổ biến của một loại đối tượng riêng lẻ, phương pháp này ta có thể phân biệt được vùng này với vùng khác.

Ví dụ:
Các vùng phân bố dân tộc khác nhau, các vùng phân bố rừng, các đồng cỏ…

Có nhiều cách khác nhau để khoanh vùng trên bản đồ như, dùng các đường nét liền, đường nét đứt để tạo đường viền, dùng nét gạch ngang hoặc kí hiệu, màu sắc để phân biệt các vùng.

Trong hình 2.6 SGK người ta đã sử dụng những cách sau để thể hiện vùng trồng thuốc lá:

Thể hiện 5 cách biểu hiện khác nhau:
- Vùng trồng thuốc lá được thể hiện bằng những kí hiệu( lá thuốc màu xanh), những kí hiệu này được đặt ở vùng có trồng thuốc lasvaf không có đường viền quanh xác định ranh giới.
- Vùng trồng thuốc lá được thể hiện bằng màu xanh, không có đường viền, chữ thuốc lá được dặt trên nền xanh đó
- Vùng trồng thuốc lá được thể hiện bằng những nét gạch chéo dày, nhỏ, đường viền xác định vùng cũng được tạo bởi các gạch chéo này.
- Vùng trồng thuốc lá được thể hiện bằng những nét gạch chéo màu đậm, thưa, đường viền xác định vùng cũng được tạo bởi các gạch chéo này.
- Vùng trồng thuốc lá được thể hiện bằng màu nâu nhạt, có đường viền quanh, đó là vùng trồng thuốc lá đã được xác định ranh giới chính xác.


Tổng kết​

Như vậy chúng ta vừa tìm hiểu xong một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ. Ta thấy rằng:
- Các kí hiệu biểu hiện trên bản đồ là một bộ phận của ngôn ngữ bản đồ.
- Từng kí hiệu được thể hiện ở mỗi bản đồ là cả mọt quá trình chọn lọc sao cho khoa học, phù hợp với mục đích yêu cầu và mức độ tỉ lệ của bản đồ cho phép.
- Trước khi hiểu bản đồ chúng ta nên tìm hiểu bảng chú giải vì đó là chìa khóa cho việc đọc và hiểu bản đồ.
( Bài sẽ được bổ sung hình ảnh minh hoạn chi tiết)

Tongthieugia
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top