Bài tập về phản ứng nhiệt nhôm

Phản ứng nhiệt nhôm được định nghĩa là phản ứng hóa học tỏa nhiệt trong đó nhôm là chất khử ở trong nhiệt độ cao. Phương trình tổng quát: Al + oxit kim loại →t∘ oxit nhôm + kim loại. Phản ứng này đã được sử dụng để khử oxit kim loại mà không dùng đến cacbon. Phản ứng này thường tỏa nhiệt rất cao, nhưng trong đó có một năng lượng hoạt hóa cao do các liên kết giữa các nguyên tử trong chất rắn phải được phá vỡ trước.

Câu 1. Trộn 8,1 gam Al và 48 gam Fe2O3 rồi cho tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí, kết thúc thí nghiệm thu được m gam hỗn hợp rắn. Giá trị của m là:
A. 56,1 gam. B. 61,5 gam C. 65,1 gam D. 51,6 gam

Câu 2. Dùng m gam Al để khử hoàn toàn một lượng Fe2O3 sau phản ứng thấy khối lượng oxit giảm 0,58 g. Hỏi lượng nhôm đã dùng m là:
A. m = 0,27 g B. m = 2,7g C. m = 0,54 g D. m = 1,12 g.

Câu 3. Hỗn hợp X gồm Fe3O4 và Al có tỉ lệ mol tương ứng 1 : 3. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm X (không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp gồm
A. Al, Fe, Fe3O4 và Al2O3.
B. Al2O3, Fe và Fe3O4.
C. Al2O3 và Fe.
D. Al, Fe và Al2O3.

Câu 4:Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X gồm Fe2O3 và Al trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp chất rắn Y. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư sẽ thu được 0,3 mol H2 Mặt khác nếu cho Y tác dụng với dung dịch HCl dư sẽ thu được 0,4 mol H2. Số mol Al trong X là:
A. 0,3 mol B. 0,6 mol C. 0,4 mol D. 0,25 mol

Câu 5: (Phú Bình – Thái Nguyên lần 1 2019) Đốt nóng một hỗn hợp gồm Al và 16 gam Fe2O3 (trong điều kiện không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch NaOH 1M sinh ra 3,36 lít H2 (ở đktc). Giá trị của V là
A. 300. B. 200. C. 150. D. 100.

Câu 6. (chuyên Hạ Long – Quảng Ninh lần 2 2019) Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm với Fe2O3 trong điều kiện không có không khí. Chia hỗn hợp sau phản ứng thành hai phần. Phần một có khối lượng 67 gam cho tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thấy có 16,8 lít H2 bay ra. Hòa
tan phần hai bằng một lượng dư dung dịch HCl thấy có 84 lít H2 bay ra. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Khối lượng Fe thu được trong quá trình nhiệt nhôm là
A. 112. B. 84. C. 168. D. 56.

Câu 7: (sở Bắc Giang lần 1 2019 mã 201) Hỗn hợp X gồm Fe3O4 và Fe2O3. Trộn 2,7 gam Al vào ³20 gam X rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm, thu được hỗn hợp Y. Hoà tan hoàn toàn Y trong dung dịch HNO3 dư, thu được 8,064 lít khí NO2 (là sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Khối lượng của Fe3O4 trong 20 gam X là
A. 6,08 gam. B. 8,53 gam. C. 11,60 gam. D. 13,92 gam.

Câu 8. (sở Hưng Yên lần 1 2019) Trộn 21,6 gam bột Al với m gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 thu được hỗn hợp Y. Nung Y ở nhiệt độ cao trong điều kiện không có không khí đến phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn Z. Cho Z tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 6,72 lít H2 ở đktc. Mặt khác, nếu cho Z tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 19,04 lít NO là sản phẩm khử duy nhất ở đktc. Giá trị của m là
A. 50,8. B. 46,0. C. 58,6. D. 62,0.

Câu 9: khi nung hoàn toàn hỗn hợp A gồm x gam Al và y gam Fe2O3 thu được hỗn hợp B. Chia B thành hai phần bằng nhau: Phần 1 tan trong dung dịch NaOH dư, không có khí thoát ra và còn lại 4,4 gam chất rắn không tan. Phần 2 trong dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 1,12 lít
khí(đktc). Giá trị của y là
A. 5,6 gam B. 11,2 gam C. 16 gam D. 8 gam

Câu 10: Nung Al và Fe3O4 (không có không khí, phản ứng xảy ra hoàn toàn) thu được hỗn hợp A. Nếu cho A tác dụng với dung dịch KOH dư thì thu được 0,672 lít khí (đktc). Nếu cho A tác dụng với H2SO4 đặc, nóng dư được 1,428 lít SO2 duy nhất (đktc). % khối lượng Al trong hỗn hợp
ban đầu là:
A. 33,69% B. 26,33% C. 38,30% D. 19,88%

Câu 11: Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Al, FexOy trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp Y. Chia Y thành 2 phần. Phần I cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 1,008 lít H2 (đktc) và còn lại 5,04 gam chất rắn không tan. Phần II
có khối lượng 29,79 gam, cho tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 8,064 lít NO (đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m và công thức của oxit sắt là
A. 39,72 gam và Fe3O4. B. 38,91 gam và FeO. C. 36,48 gam và Fe3O4. D. 39,72 gam và FeO.

Câu 12 – THPTQG 2015: Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X gồm 0,03 mol Cr2O3; 0,04 mol FeO và a mol Al. Sau một thời gian phản ứng, trộn đều, thu được hỗn hợp chất rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau. Phần một phản ứng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 0,1M (loãng). Phần hai phản ứng với dung dịch HCl loãng, nóng (dư), thu được 1,12 lít khí H2 (đktc). Giả sử trong phản ứng nhiệt nhôm, Cr2O3 chỉ bị khử thành Cr. Phần trăm khối lượng Cr2O3 đã phản ứng là
A. 20,00% B. 33,33% C. 50,00% D. 66,67%

Câu 13 – THPTQG 2017 – 202: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp Al và Fe2O3 (trong điều kiện không có không khí), thu được 36,15 gam hỗn hợp X. Nghiền nhỏ, trộn đều và chia X thành hai phần bằng nhau. Cho phần 1 tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 1,68 lít khí H2 (đktc) và 5,6 gam chất rắn không tan. Hòa tan hết phần 2 trong 850 ml dung dịch HNO3 2M, thu được 3,36 lít khí NO (đktc) và dung dịch chỉ chứa m gm hỗn hợp muối. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 113. B. 95. C. 110. D. 103.

Câu 14 – THPTQG 2018 – 201: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm Al và m gam hai oxit sắt trong khí trơ, thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho X vào dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch Y, chất không tan Z và 0,672 lít khí H2 (đktc). Sục khí CO2 dư vào Y, thu được 8,58 gam kết tủa. Cho Z tan hết vào dung dịch H2SO4 (đặc, nóng), thu được dung dịch chứa 20,76 gam muối sunfat và 3,472 lít khí SO2 (đktc). Biết SO2 là sản phẩm khử duy nhất của S+6, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 7,28. B. 8,04. C. 6,96. D. 6,80.

Câu 15. (Đào Duy Từ - Hà Nội lần 2 2019) Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm giữa Al và Cr2O3 trong điều kiện không có không khí, sau phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp X có khối lượng 43,9 gam. Chia X làm hai phần bằng nhau.
- Cho phần 1 tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 1,68 lít khí (đktc).
- Phần 2 tác dụng vừa đủ với V lit dung dịch HCl 1M loãng, nóng. Giá trị của V là
A. 1,15. B. 1,00. C. 0,65. D. 1,05.

Câu 16. (Đào Duy Từ - Hà Nội lần 2 2019) Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn m gam Fe2O3 với 8,1 gam Al, chỉ có oxit kim loại bị khử tạo thành kim loại. Đem hòa tan hỗn hợp các chất thu được sau phản ứng bằng dung dịch NaOH dư thì có 3,36 lít H2 thoát ra (đktc). Trị số của
m là
A. Tất cả đều sai. B. 24. C. 16. D. 8.

Câu 17: (Lương Thế Vinh – Hà Nội lần 2 2019) Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X gồm Al và Fe2O3 trong điều kiện không có không khí thu được 28,92 gam hỗn hợp Y, nghiền nhỏ, trộn đều và chia hỗn hợp Y thành hai phần. Phần một tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được
1,008 lít H2 (đktc) và 3,36 gam chất rắn không tan. Phần hai tác dụng vừa đủ với 608 ml dung dịch HNO3 2,5M thu được 3,808 lít NO (đktc) và dung dịch Z chứa m gam hỗn hợp muối. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị m gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 101. B. 102. C. 99. D. 100.

Sưu tầm
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top