Nhôm là kim loại màu trắng bạc, có ánh kim, nhẹ (khối lượng riêng là 2,7g/cm3), dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, nóng chảy ở 660oC. Chúng được dùng để làm đồ dùng gia đình, dây dẫn điện, vật liệu xây dựng, . . . Cùng mình làm một số bài tập sau đây để củng cố thêm kiến thức về nhôm nhé

bài 18-bài tập về nhôm (có đáp án).jpg

Bài 18 - Bài tập về nhôm

A. Bài tập sách giáo khoa

Câu 1.(Trang 57 SGK)

Hãy điền vào bảng sau những tính chất tương ứng với những ứng dụng của nhôm:

TÍNH CHẤT CỦA NHÔM
ỨNG DỤNG CỦA NHÔM
1
Làm dây dẫn điện
2
Chế tạo máy bay, ô tô, xe lửa…
3
Làm dụng cụ gia đình: nồi xoong…

Bài làm:

TÍNH CHẤT CỦA NHÔM​
ỨNG DỤNG CỦA NHÔM​
1​
Dẫn điện tốt​
Làm dây dẫn điện
2​
Nhẹ, bền​
Chế tạo máy bay, ô tô, xe lửa…
3​
Nhôm dẻo, có lớp màng oxit bảo vệ nên khó bị gỉ​
Làm dụng cụ gia đình: nồi xoong…

Câu 2.(Trang 57 SGK)

Thả một mảnh nhôm vào các ống nghiệm chứa các dung dịch sau :

a) MgSO4;

b) CuCl2;

c) AgNO3;

d) HCl.

Cho biết hiện tượng xảy ra. Giải thích và viết phương trình hoá học.

Bài làm:
a) Khi cho nhôm tác dụng với MgSO4 không có hiện tượng gì do không có phản ứng xảy ra
b) Khi cho nhôm tác dụng với CuCl2 , thấy xuất hiện kết tủa đỏ bám vào mảnh nhôm, màu xanh của dung dịch muối đồng nhạt dần:
2A1 + 3CuCl2 → 2AlCl3 + 3Cu↓
c) Khi cho nhôm tác dụng với AgNO3, thấy kết tủa màu tắng bám vào mảnh nhôm.
Al + 3AgNO3 → Al(NO3)3 + 3Ag↓
d) Khi cho nhôm tác dụng với HCl thấy dung dụng sủi bọt khí.
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2↑

Câu 3.(Trang 58 SGK)

Có nên dùng xô, chậu, nổi nhôm để đựng vôi, nước vôi tôi hoặc vữa xây dựng không ? Hãy giải thích.

Bài làm:
Do nhôm và nhôm oxit có tính chất hóa học đặc biệt là tác dụng được với dung dịch kiềm. Vì vậy ta không nên dùng xô, chậu, nồi nhồm để đựng nước vôi , vôi tôi hoặc vữa xây dựng.
Al2O3 + Ca(OH)2 → Ca(AlO2)2 + H2O
2Al + Ca(OH)2 + H2O → Ca(AlO2)2 + 3H2

Câu 4.(Trang 57 SGK)

Có dung dịch muối AlCl3 lẫn tạp chất là CuCl2. Có thể dùng chất nào sau đây để làm sạch muối nhôm ? Giải thích và viết phương trình hoá học.

a) AgNO3;

b) HCl;

c) Mg;

d) Al;

e) Zn.

Bài làm:
Đáp án d) Al
Nhôm phản ứng với muối đồng tạo ra dung dịch muối nhôm và đồng kết tủa. Như vậy dung dịch chỉ còn lại muối nhôm.
2Al + 3CuCl2 → 2AlCl3 + 3Cu

Câu 5.(Trang 58 SGK)

Thành phần hoá học chính của đất sét là : Al2O3. 2SiO2.2H2O. Hãy tính phần trăm khối lượng của nhôm trong hợp chất trên.

Bài làm:
Khối lượng mol Al2O3.2SiO2.2H2O
M Al2O3.2SiO2.2H2O =258
=>Phần trăm khối lượng của nhôm trong hợp chất trên là:
%Al = (27.2/258).100% = 20,93%

Câu 6.(Trang 58 SGK)

Để xác định thành phần phần trăm khối lượng của hỗn hợp A gồm bột nhôm và bột magie, người ta thực hiện hai thí nghiệm sau :

Thí nghiệm 1: Cho m gam hỗn hợp A tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được 1568 ml khí ỏ điều kiện tiêu chuẩn.

Thí nghiệm 2: Cho m gam hỗn hợp A tác dụng với dung dịch NaOH dư, sau phản ứng thấy còn lại 0,6 gam chất rắn.

Tính phần trăm khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp A.

Bài làm:
Thí nghiệm 2:
Chỉ có Al tác dụng với dung dịch NaOH và bị hòa tan hết vì NaOH dư.
=>Chất rắn còn lại là Mg = 0,6 (g) =>nMg = 0,6/24 = 0,025 mol
Thí nghiệm 1
Số moi H2 = 1,568 : 22,4 = 0,07 mol. Gọi x là số mol Al.
PTHH:
2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2
(mol) x 1,5x
Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2
(mol) 0,025 0,025
Theo hiđro, ta có: 1,5x + 0,025 = 0,07 => x = nAl = 0,03 (mol)
Khối lượng của hỗn hợp: m = mMg + mAl = 0,6 + 0,03.27 = 1,41 gam
%Mg = (0,6/1,41).100% = 42,55%;
%Al = 100% - 42,55% = 57,45%.

B. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1:
Có thể điều chế nhôm bằng phương pháp:

A. Điện phân dung dịch muối nhôm
B. Điện phân nóng chảy nhôm oxit có criolit làm chất xúc tác
C. Khử nhôm oxit bằng CO hoặc H2
D. Khử nhôm oxit bằng cacbon

Câu 2: Nhôm và hợp kim nhôm có thể dùng làm:

A. Vỏ máy bay
B. Bàn ghế
C. Chén đĩa
D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 3: Nhôm hoạt động hóa học hơn sắt, đồng nhưng các vật dụng bằng nhôm lại rất bền, khó hư hỏng hơn những đồ vật bằng sắt, đồng. Đó là vì:

A. nhôm ở bề mặt tác dụng với oxi tạo lớp nhôm oxit rất bền
B. nhồm bền trong không khí hơn sắt và đồng
C. nhôm tác dụng với các chất trong không khí tạo các muối nhôm rất bền
D. do nhôm có màu trắng và nhẹ

Câu 4: Nhôm bền trong không khí là do

A . nhôm nhẹ, có nhiệt độ nóng chảy cao
B . nhôm không tác dụng với nước .
C . nhôm không tác dụng với oxi .
D . có lớp nhôm oxit mỏng bảo vệ .

Câu 5: Kim loại nhôm có độ dẫn điện tốt hơn kim loại:

A. Cu, Ag
B. Ag
C. Fe, Cu
D. Fe

Câu 6: Thả một mảnh nhôm vào ống nghiệm chứa dung dịch CuSO4 . Xảy ra hiện tượng:

A. Không có dấu hiệu phản ứng.
B. Có chất rắn màu trắng bám ngoài lá nhôm, màu xanh của dung dịch CuSO4 nhạt dần.
C. Có chất rắn màu đỏ bám ngoài lá nhôm, màu xanh của dung dịch CuSO4 nhạt dần.
D. Có chất khí bay ra, dung dịch không đổi màu

Câu 7: Tại sao không được dùng chậu nhôm để chứa nước vôi trong?

A. nhôm tác dụng được với dung dịch axit.
B. nhôm tác dụng được với dung dịch bazơ.
C. nhôm đẩy được kim loại yếu hơn nó ra khỏi dung dịch muối.
D. nhôm là kim loại hoạt động hóa học mạnh

Câu 8: Nhôm phản ứng được với :

A. Khí clo, dung dịch kiềm, axit, khí oxi.
B. Khí clo, axit, oxit bazo, khí hidro.
C. Oxit bazơ, axit, hiđro, dung dịch kiềm
D. Khí clo, axit, oxi, hiđro, dung dịch magiesunfat

Câu 9: Không được dùng nồi nhôm để nấu xà phòng. Vì :

A. phản ứng không xảy ra.
B. nhôm là kim loại có tính khử mạnh.
C. chất béo phản ứng được với nhôm.
D. nhôm sẽ bị phá hủy trong dung dịch kiềm.

Câu 10: Phương trình phản ứng :
4Al (Rắn) + 3O2 (khí) → 2Al2O3 (Rắn) cho phép dự đoán:

A. 4 g Al phản ứng hoàn toàn với 3 g khí O2 cho 2g Al2O3.
B. 108g Al phản ứng hoàn toàn với 3 lít khí O2 cho 2g Al2O3.
C. 2,7 gAl phản ứng hoàn toàn với 2,4 g khí O2 cho 5,1 g Al2O3.
D. 4 molAl phản ứng hoàn toàn với 3 lít khí O2 cho 2 mol Al2O3.

Câu 11: Hòa tan 12g hỗn hợp gồm Al ,Ag vào dung dịch H2SO4 loãng, dư. Phản ứng kết thúc thu được 13,44 lít khí H2 (đktc) . Thành phần % khối lượng của Al, Ag trong hỗn hợp lần lượt là

A. 70% và 30%
B. 90% và 10%
C. 10% và 90% ;
D. 30% và 70% .

Câu 12: Cho 5,4g Al vào 100ml dung dịch H2SO4 0,5M .Thể tích khí H2 sinh ra (ở đktc) và nồng độ mol của dung dịch sau phản ứng là: (giả sử thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể)

A. 1,12 lít và 0,17M
B. 6,72 lít và 1,0 M
C. 11,2 lít và 1,7 M
D. 67,2 lít và 1,7M.

Câu 13: Cho sơ đồ phản ứng :
Cl2 NaOH t∘C
Al → X (Rắn) → Y (Rắn) → Z (Rắn)
Z : có công thức là :

A. Al2O3
B. AlCl3
C. Al(OH)3
D. NaCl.

Câu 14: Tính chất hóa học nào sau đây không phải của nhôm?

A. Kim loại màu trắng bạc, nhẹ, có ánh kim
B. Cháy sáng tạo hạt màu nâu
C. Tác dụng với dung dịch HCl giải phóng khí H2
D. Tan trong dung dịch NaOH tạo muối và khí H2

Câu 15: Để phân biệt nhôm và đồng, người ta dùng dung dịch nào sau đây?

A. Dung dịch HCl
B. Dung dịch H2SO4
C. Dung dịch HNO3
D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 16: Cho miếng nhôm vào dung dịch HCl dư, thu được 13,44 lít khí H2 (đktc). Khối lượng nhôm đã phản ứng là:

A. 10g
B. 12g
C. 10,8g
D. 15g

Câu 17: Nhận định sơ đồ phản ứng sau:
Al → X → Al2(SO4)3 → AlCl3
X có thể là:

A. Al2O3
B. Al(OH)3
C. H2SO4
D. Al(NO3)3

Câu 18: Có chất rắn màu đỏ bám trên dây nhôm khi nhúng dây nhôm vào dung dịch:

A. AgNO3
B. CuCl2
C. Axit HCl
D. Fe2(SO4)3 .

Câu 19: Hòa tan 25,8g hỗn hợp gồm bột Al và Al2O3 trong dung dịch HCl dư. Sau phản ứng người ta thu được 0,6g khí H2. Khối lượng muối AlCl3 thu được là :

A. 53,4g
B. 79,6g
C. 80,1g
D. 25,8g.

Câu 20: Cho m gam hỗn hợp gồm Al và Mg tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 1,568 dm3 khí (đktc). Nếu cho m gam hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch NaOH dư thì sau phản ứng còn lại 0,6 gam chất rắn. Thành phần phần trăm khối lương của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là:

A. 30% và 70%
B. 40,45% và 59,55%
C. 58% và 42%
D. 57,45% và 42,55%
 
Sửa lần cuối:

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top