Bài tập về hợp kim của sắt

Hợp kim là chất rắn thu được sau khi làm nguội hỗn hợp nóng chảy của nhiều kim loại khác nhau hoặc của kim loại và phi kim. Vậy hợp kim của sắt gồm chất nào? Chúng có những dạng bài tập nào? Cùng mình tìm hiểu nhé!

bài tập về Hợp kim của sắt.jpg

Bài tập về hợp kim của sắt

Câu 1: Khử hoàn toàn 17,6g hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe3O4,Fe2O3 đến Fe cần vừa đủ 2,24 lít CO (đkc). Khối lượng sắt thu được là
A. 15 B. 16 C. 17 D. 18

Câu 2: Quặng sắt nào dưới đây có thể dùng để điều chế axit sunfuric?
A. xiđerit B. hematit C. manhetit D. pirit

Câu 3: Nguyên tắc luyện thép từ gang là
A. dùng O2 oxi hóa các tạp chất C, Si, P, S, Mn,.. trong gang để thu được thép.
B. dùng chất khử CO khử oxit sắt thành sắt ở nhiệt độ cao
C. dùng CaO hoặc CaCO3 để khử tạp chất Si, P, S, Mn,.. trong gang để thu được thép.
D. tăng thêm hàm lượng cacbon trong gang để thu được thép

Câu 4: Trong lò cao, sắt oxit có thể bị khử theo 3 phản ứng:
3Fe2O3 + CO → 2Fe3O4 + CO2 (1)
Fe3O4 + CO → 3FeO + CO2 (2)
FeO + CO → Fe + CO2 (3)
Ở nhiệt độ khoảng 700-800°C, thì có thể xảy ra phản ứng
A. (1). B. (2). C. (3). D. cả (1), (2) và (3).

Câu 5: Câu phát biểu nào dưới đây là đúng ?
A. Thép là hợp kim của Fe không có C và có một ít S, Mn, P, Si.
B. Thép là hợp kim của Fe có từ 0,01 - 2% C và một ít Si, Mn, Cr, Ni.
C. Thép là hợp kim của Fe có từ 2-5% C và một ít S, Mn, p, Si.
D. Thép là hợp kim của Fe có từ 5-10% C và một lượng rất ít Si, Mn, Cr, Ni.

Câu 6: Lấy một mẫu gang nặng 10 gam, nghiền nhỏ rồi nung nóng trong oxi dư thu được 14 gam Fe2O3. Bỏ qua các nguyên tố khác trong gang. Hàm lượng cacbon trong mẫu gang trên là
A. 2%. B. 3%. C. 4%. D. 5%.

Câu 7: Hoà tan hoàn toàn 10 gam gang trong dung dịch HNO3 dặc nóng (dư), thu được V lít hỗn hợp 2 khí (đktc). Biết hàm lượng C trong gang là 4,8%, bỏ qua các nguyên tố khác trong gang. Giá trị của V là:
A. 3,584. B. 11,424. C. 15,008. D. 15,904.

Câu 8: Cho luồng khí CO đi qua ống đựng m gam Fe2O3 nung nóng một thời gian, thu được 6,72 gam hỗn hợp X gồm 4 chất rắn. Hoà tan hoàn toàn X trong dung dịch HNO3 dư, thu được 0,448 lít khí Y (đktc) duy nhất có tỉ khối so với khí H2 bằng 15. Giá trị của m là:
A. 7,56 B. 8,64 C. 7,20 D. 8,80

Câu 9: Cho 14 gam hỗn hợp X gồm CuO và Fe vào 200 ml dung dịch HCl thấy thoát ra 2,8 lít khí H2 (đktc) và có 1,6 gam chất rắn chỉ có một kim loại. Biết rằng dung dịch sau phản ứng chí chứa 2 muối. Nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng là :
A. 1,95M B. 1.725M. C. 1,825M. D. 1.875M.

Câu 10: Y là một loại quặng rnanhetit chứa 69,6% Fe3O4. Khối lượng sắt tối đa có thể điều chế từ 1 tấn Y là
A. 0,504 tấn.
B. 0,405 tấn.
C. 0,304 tấn.
D. 0,404 tấn.

Câu 11: Trong các loại quặng sắt, quặng có hàm lượng sắt cao nhất là
A. hematit nâu.
B. manhetit.
C. xiđerit.
D. hematit đỏ.

Câu 12: Gang là hợp kim của sắt – cacbon và một số nguyên tố khác, trong đó cacbon chiếm
A. 0,01 – 2% khối lượng.
B. 2 – 5% khối lượng.
C. 8 – 12% khối ỉượng.
D. trên 15% khối lượng.

Câu 13: Loại quặng sắt dùng để sản xuất gang thường chứa từ 30 – 95% oxit sắt và phải
A. chứa nhiều photpho.
B. chứa nhiều lưu huỳnh.
C. chứa nhiều SiO2.
D. chứa rất ít phot pho, lưu huỳnh

Câu 14: Trường hợp nào dưới đây không có sự phù hợp giữa nhiệt độ và phản ứng xảy ra trong lò cao ?
A. C + CO2→ 2CO
B. CO + 3Fe2O3→ 2Fe3O4+ CO2
C. CO + Fe3O4→ 3FeO + CO2
D. CO + FeO → Fe+ CO2

Câu 15: Cho các nguyên liệu : (1) quặng sắt; (2) quặng boxit; (3) sắt thép phế liệu ; (4) gang trắng, gang xám , (5) than cốc ; (6) CaO ; (7) SiO2 ; (8) không khí giàu O2 ; (9) nhiên liệu (dầu, khí đốt). Các nguyên liệu dùng để sản xuất thép là
A. 1,5, 6, 7, 8.
B. 3,4, 6, 8, 9.
C. 2, 3, 4, 8,9.
D. 3,4,6, 7, 8.

Câu 16: Để xác định hàm lượng cacbon trong thép (không chứa S) người ta cho O2 dư đi qua ống sứ đựng 15 gam thép, nung nóng và cho khí đi qua khỏi ống sứ hấp thụ hết vào bình đựng KOH rắn. Sau thí nghiệm khối lượng bình KOH tăng 0,44 gam. Phần trăm khối lượng cacbon trong thép đó là
A. 0,02%.
B. 0,5%.
C. 0,8%.
D. 1,02%.

Câu 17: Hòa tan hết m gam hỗn hợp A gồm Al và một oxit sắt bằng dung dịch HNO3, thu được hỗn hợp khí gồm 0,05 mol NO và 0,03 mol N2O và dung dịch D. Cô cạn dung dịch D, thu được 37,95 gam hỗn hợp muối khan. Nếu hòa tan lượng muối này trong dung dịch xút dư thì thu được 6,42 gam kết tủa màu nâu đỏ. Trị số của m và công thức phân tử của oxit sắt là
A. 9,72 g; Fe3O4.
B. 7,29 g; Fe3O4.
C. 9,72 g; Fe2O3.
D. 7,29 g; FeO.

Câu 18: Hòa tan hết 17,84 gam hỗn hợp A gồm sắt, bạc và đồng bằng 203,4 ml dung dịch HNO3 20% (có khối lượng riêng 1,115 g/ml) vừa đủ. Sau phản ứng, có 4,032 lít khí NO duy nhất thoát ra (đktc) và dung dịch B. Đem cô cạn dung dịch B, thu được m gam hỗn hợp gồm ba muối khan. Trị số của m là
A. 60,27g.
B. 45,64 g.
C. 51,32g.
D. 54,28g.

Câu 19: Ion đicromat Cr2O72–, trong môi trường axit, oxi hóa được muối Fe2+ tạo muối Fe3+, còn đicromat bị khử tạo muối Cr3+. Cho biết 10 ml dung dịch FeSO4 phản ứng vừa đủ với 12 ml dung dịch K2Cr2O7 0,1M, trong môi trường axit H2SO4 loãng. Nồng độ mol của dung dịch FeSO4 là
A. 0,52M
B. 0,82M
C. 0,72M
D. 0,62M.

Câu 20: Cho phản ứng: FeS2 + H2SO4 (đặc, nóng) → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O. Tổng các hệ số nguyên nhỏ nhất của tất cả các chất trong phản ứng sau khi cân bằng là
A. 38
B. 50
C. 30
D. 46

Câu 21: Khử hoàn toàn một oxit sắt bằng CO dư ở nhiệt độ cao. Kết thúc phản ứng, khối lượng chất rắn giảm đi 27,59%. Oxit sắt đã dùng là
A. Fe2O3.
B. Fe3O4.
C. FeO.
D. FeO hoặc Fe2O3.

Câu 22: Đem nung 3,4 gam bạc nitrat đến khối lượng không đổi, khối lượng chất rắn còn lại là
A. 2,32 g
B. 2,16 g
C. 3,40 g
D. 3,08 g

Câu 23: Cho luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam một oxit sắt, đun nóng, thu được 57,6 gam hỗn hợp chất rắn gồm Fe và các oxit. Cho hấp thụ khí thoát ra khỏi ống sứ vào dung dịch nước vôi trong dư thì thu được 40 gam kết tủa. Trị số của m là
A. 64 gam
B. 56 gam
C. 80 gam
D. 70 gam

Câu 24: Hỗn hợp A chứa x mol Fe và y mol Zn. Hòa tan hết hỗn hợp A bằng dung dịch HNO3 loãng, thu được hỗn hợp khí gồm 0,06 mol NO, 0,01 mol N2O và 0,01 mol N2. Đem cô cạn dung dịch sau khi hòa tan, thu được 32,36 gam hỗn hợp hai muối nitrat khan. Trị số của x, y lần lượt là
A. 0,03 và 0,11
B. 0,10 và 0,20
C. 0,07 và 0,09
D. 0,04 và 0,12

Câu 25: Đem ngâm miếng kim loại sắt vào dung dịch H2SO4 loãng. Nếu thêm vào đó vài giọt dung dịch CuSO4 thì sẽ có hiện tượng
A. Lượng khí thoát ra chậm hơn
B. Lượng khí bay ra nhanh hơn
C. Lượng khí bay ra không đổi
D. Lượng khí sẽ ngừng thoát ra

Nguồn: Sưu tầm
 
Sửa lần cuối:

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top