Menđen gọi nhân tố di truyền là vật chất quy định nên các tính trạng của cơ thể sinh vật. Và với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, kính hiển vi và kính siêu vi ra đời, các nhà khoa học đã qua sát và đưa ra được vật chất di truyền trong cơ thể ở cấp độ tế bào là NST, cấp độ phân tử là ADN.

Bài tập về ADN.png

Bài tập về ADN

A. Bài tập sách giáo khoa

Câu 1: Nêu đặc điểm cấu tạo hóa học của ADN.

Bài làm:
  • ADN (axit deoxiribonucleic) là một loại axit nucleic, cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N và P
  • ADN là đại phân tử, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân
    • Mỗi phân tử gồm hàng vạn, hàng triệu đơn phân
    • Đơn phân là các nucleotit: A, T, G, X
  • Tính chất của ADN:
    • Tính đa dạng: khi thay đổi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nucleotit có thể tạo vô số các ADN
    • Tính đặc thù: mỗi phân tử ADN đặc trưng bởi số lượng, trình tự sắp xếp và thành phần các nucleotit

Câu 2: Vì sao ADN có cấu tạo đa dạng và đặc thù?

Bài làm:
  • Tính chất của ADN:
    • Tính đa dạng: khi thay đổi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nucleotit có thể tạo vô số các ADN
    • Tính đặc thù: mỗi phân tử ADN đặc trưng bởi số lượng, trình tự sắp xếp và thành phần các nucleotit

Câu 3: Mô tả cấu trúc không gian của ADN. Hệ quả của nguyên tắc bổ sung được thể hiện ở những điểm nào?

Bài làm:
  • Mô tả cấu trúc không gian của ADN: ADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch song song, xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải (xoắn phải). Các nuclêôtit giữa hai mạch liên kết với nhau bằng các liên kết hiđro tạo thành cặp. Mỗi chu kì xoắn cao 34A°, gồm 10 cặp nuclêôtit. Đường kính vòng xoắn là 20A0.
  • Hệ quả của nguyên tắc bổ sung được thể hiện ở những điểm sau:
    • Tính chất bổ sung của hai mạch, do đó khi biết trình tự đơn phân cùa một mạch thì suy ra được trình tự các đơn phân của mạch còn lại.
    • Về mặt số lượng và tỉ lệ các loại đơn phân trong ADN: A = T, G = X => A + G = T + X

Câu 4: Trang 47 - sgk Sinh học 9

Một đoạn mạch đơn cùa phân tủ ADN có trình tự sắp xếp như sau:

A-T-G-X-T-A-G-T-X

Hãy viết đoạn mạch đơn bổ sung với nó.

Bài làm:
Đoạn mạch đơn bổ sung là: T-A-X-G-A-T-X-A-G

Câu 5: Trang 47 - sgk Sinh học 9

Tính đặc thù của mỗi đoạn ADN do yếu tố nào sau đây quy định?

a. Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp cùa các nuclêôtit trong phân tử

b. Hàm lượng ADN trong nhân tế bào

c. Tỉ lệ A+T/G+X trong phân tử

d. Cả b và c

Bài làm:
=> đáp án a

Câu 6: Trang 47 - sgk Sinh học 9

Theo NTBS thì những trường hợp nào sau đây là đúng?

a. A + G = T + X

b. A + T = G + X

c. A = T; G = X

d. A + T + G = A + X + T

Bài làm:
=> đáp án: a, c, d

B. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Điều đúng khi nói về đặc điểm cấu tạo của ADN là:

A. Là một bào quan trong tế bào
B. Chỉ có ở động vật, không có ở thực vật
C. Đại phân tử, có kích thước và khối lượng lớn
D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 2: Tại sao ADN được xem là cơ sở vật chất di truyền ở cấp phân tử?

A. ADN có khả năng tự sao theo đúng khuôn mẫu
B. ADN có trình tự các cặp nucleotit đặc trưng cho loài
C. Số lượng và khối lượng ADN không thay đổi qua giảm phân và thụ tinh
D. Cả A và B

Câu 3: Bốn loại đơn phân cấu tạo ADN có kí hiệu là:

A. A, U, G, X
B. A, T, G, X
C. A, D, R, T
D. U, R, D, X

Câu 4: Các nguyên tố hoá học tham gia trong thành phần của phân tử ADN là:

A. C, H, O, Na, S
B. C, H, O, N, P
C. C, H, O, P
D. C, H, N, P, Mg

Câu 5: Chức năng của ADN là:

A. Mang thông tin di truyền
B. Giúp trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường
C. Truyền thông tin di truyền
D. Mang và truyền thông tin di truyền

Câu 6: Đơn vị cấu tạo nên ADN là:

A. Axit ribônuclêic
B. Axit đêôxiribônuclêic
C. Axit amin
D. Nuleotit

Câu 7: Người có công mô tả chính xác mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN lần đầu tiên là:

A. Menđen
B. Oatxon và Cric
C. Moocgan
D. Menđen và Moocgan

Câu 8: Chiều xoắn của phân tử ADN là:

A. Chiều từ trái sang phải
B. Chiều từ phải qua trái
C. Cùng với chiều di chuyển của kim đồng hồ
D. Xoắn theo mọi chiều khác nhau

Câu 9: Đường kính ADN và chiều dài của mỗi vòng xoắn của ADN lần lượt bằng:

A. 10A° và 34 A°
B. 34 A° và 10 A°
C. 3,4 A° và 34 A°
D. 3,4 A° và 10 A°

Câu 10: Một phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có số nuclêôtit loại X chiếm 15% tổng số nuclêôtit. Hãy tính tỉ lệ số nuclêôtit loại T trong phân tử ADN này.

A. 35%
B. 15%
C. 20%
D. 25%

Câu 11: Một gen có 480 ađênin và 3120 liên kết hiđrô. Gen đó có số lượng nuclêôtit là

A. 1200 nuclêôtit
B. 2400 nucleotit
C. 3600 nuclêôtit.
D. 3120 nuclêôtit.

Câu 12: Phân tử ADN ở vùng nhân của vi khuẩn E.coli chỉ chứa N15 phóng xạ. Nếu chuyển những vi khuẩn E.coli này sang môi trường chỉ có N14 thì mỗi tế bào vi khuẩn E.coli này sau 5 lần nhân đôi sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử ADN ở vùng nhân hoàn toàn chứa N14 ?

A. 8
B. 32
C. 30
D. 16
 
Sửa lần cuối:

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top