Bài tập về 3 định luật của Newton

trungquoc123

New member
Xu
0
1.Một vật có trọng lượng P= 60N được treo vào một vòng nhẫn O (coi là chất điểm).Vòng nhẫn được giữ yên bằng hai dây OA và OB Biết dây OA nằm ngang và hợp với dây OB một góc 135 độ.Tìm lực căng của hai dây OA và OB?
2.Một ô tô tải có khối lượng 5 tấn đang chuyển động trên đường nằm ngang với vận tốc 25m/s thì tài xế phanh xe.Sau 10s vận tốc của xe là 15m/s.Lấy g=10m/s bình.Bỏ qua ma sát

a.Tính quãng đường xe đi được kể từ lúc bắt đầu phanh đến lúc dừng hẳn
Cho em hỏi ở đây nên sử dụng công thức nào để giải

1.s = v0t + 1/2 at bình
2.v bình - v bình không = 2as

Tác giả của bài này sử dụng công thức số 2 nhưng tại sao lại sử dụng nó mà lại không sử dụng công thức thứ 1 ?
Đây có phải là một dạng bài tập của chuyển động thẳng biến đổi đều không?
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
1.Một vật có trọng lượng P= 60N được treo vào một vòng nhẫn O (coi là chất điểm).Vòng nhẫn được giữ yên bằng hai dây OA và OB Biết dây OA nằm ngang và hợp với dây OB một góc 135 độ.Tìm lực căng của hai dây OA và OB?

+) Chọn trục Oxy: Ox theo phương ngang, cùng chiều OA
Oy theo phương thẳng đứng, chiều hướng lên trên.

OB hợp vz Oy 1 góc = 45 độ
OB hợp vz -Ox 1 góc = 45 độ
Gọi Fa là lực do dây OA gây ra và Fb là lực do OB gây ra
+) Tổng các lực tác dụng lên điểm O: F(hợp lực) = P + Fa + Fb ( viết theo véc tơ hết nhé)
Điểm O cân bằng => P + Fa + Fb = 0 (viết theo vecto)
+) Chiếu lên Oy: -P + Fb.cos45 = 0 ( trọng lực ngược chiều vz Oy nên thành -P, vì Fa vuông góc vz Oy nên Fa = 0 )
\[=> Fb=\frac{P}{cos45}\]
+) Chiếu lên Ox: Fa - Fb.cos45 = 0
=> Fa = Fb.cos45 (thay Fb tính đc ở trên)

*) Hoặc bạn có thể giải theo cách khác là dựa vào hình vẽ, dùng kiến thức hình học để tính Fa và Fb, cụ thể là dùng các công thức lượng giác trong tam giác vuông).


2.Một ô tô tải có khối lượng 5 tấn đang chuyển động trên đường nằm ngang với vận tốc 25m/s thì tài xế phanh xe.Sau 10s vận tốc của xe là 15m/s.Lấy g=10m/s bình.Bỏ qua ma sát

a.Tính quãng đường xe đi được kể từ lúc bắt đầu phanh đến lúc dừng hẳn
Cho em hỏi ở đây nên sử dụng công thức nào để giải

1.s = v0t + 1/2 at bình
2.v bình - v bình không = 2as

Tác giả của bài này sử dụng công thức số 2 nhưng tại sao lại sử dụng nó mà lại không sử dụng công thức thứ 1 ?
Đây có phải là một dạng bài tập của chuyển động thẳng biến đổi đều không?
[/QUOTE]

+) Đề bài là tính quãng đg xe đi ddc kể từ lúc bắt đầu phanh đến lúc dừng hẳn
Dùng công thức số 2: \[v^2 - v_{0}^2 = 2as\] để giải vì theo đề bài thì đã có v đầu ( tức là v lúc bắt đầu hãm phanh) v0= 25 m/s và vận tốc lúc sau v = 0 (khi xe dừng hẳn thì ko còn vận tốc nữa) . Như vậy từ công thức đó có thể tính ra S
Nếu dùng công thức 1: \[s= v_{o}t+\frac{1}{2}at^2\] để giải thì ta phải có thời gian xe đi kể từ lúc bắt đầu phanh đến lúc dừng hẳn thì mới có thể tính S đc nhg ở đây không tính được t nên ta ko dùng công thức này để giải.

+) Đây là dạng bài tập chuyện động chậm dần đều
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top