Bài tập vật Lý. Giúp mình với

kokono157

New member
Xu
0
Bài 1 :
Một viên quả lựu đạn đc ném từ mặt đất với vân tốc 10m/s theo phương làm với phương nằm ngang 1 góc 300. Lên tới điểm cao nhất thì nó nổ thành hai mảnh có khối lượng bằng nhau , khối lượng của thuốc nổ không đáng kể. Mảnh 1 rơi thẳng đứng với vận tốc ban đầu v1=10m/s.Tìm hướng và vận tốc ban đầu của mảnh 2.Tính khoảng cách từ các điểm rơi trên mặt đất của 2 mảnh tính từ vị trí ném lựu đạn.Lấy g= 10m/s.
Bài 2
Một hòn bi có m = 200g được treo vào điểm Obằng sợi dây chiều dài[FONT=&quot] l = 1,8m.Kéo hòn bi ra khỏi VTCB C để dây treo OA hợp với phương thẳng đứng góc 600 rồi buông ra ( v ban đầu = 0 ).[/FONT]
[FONT=&quot]a.Tính vận tốc hòn bi khi nó trở về vị trí C và lực căng của dây treo tại đó.[/FONT]
[FONT=&quot]b. sau đó dây treo bi vướng vào 1 cái đinh O1 (OO1 = 60cm) và hòn bi tiếp tục đi lên tới điểm cao nhất B.tính góc CO1B [/FONT]
[FONT=&quot]c.Khi hòn bi từ B trở về điểm C thì dây treo bị đứt .tìm hướng và độ lớn vận tốc của hòn bi sắp chạm đất và vị trí chạm đất của hòn bi.Biết rằng điểm treo O chắc mặt đất 2,3m .Bỏ qua ma sát.lấy g = 10m/s2[/FONT]


Em cảm ơn nhiều ạ


[FONT=&quot][/FONT]
 
Bài 1 :
Một viên quả lựu đạn đc ném từ mặt đất với vân tốc 10m/s theo phương làm với phương nằm ngang 1 góc 300. Lên tới điểm cao nhất thì nó nổ thành hai mảnh có khối lượng bằng nhau , khối lượng của thuốc nổ không đáng kể. Mảnh 1 rơi thẳng đứng với vận tốc ban đầu v1=10m/s.Tìm hướng và vận tốc ban đầu của mảnh 2.Tính khoảng cách từ các điểm rơi trên mặt đất của 2 mảnh tính từ vị trí ném lựu đạn.Lấy g= 10m/s.
Hướng dẫn giải.
bước 1. Sử dụng kiến thức phần chuyển động ném xiên xác định độ cao cực đại của quả lựu đạn và vận tốc của quả lựu đạn tại độ cao đó.
Bước 2. Vận dụng bài toán đạn nổ áp dụng định luật bảo toàn động lượng để tìm vận tốc và phương bay của mảnh đạn thứ hai.(Chú ý: Động lượng của hệ lựu đạn trước khi nổ chính là động lượng của lựu đạn tại độ cao cực đại. Động lượng này đang có phương ngang - vuông góc với phương rơi của mảnh đạn 1, có độ lớn chính là tích khối lượng của quả lựu đạn với vận tốc của nó ở độ cao đó.)
Bước 3. Tiếp tục sử dụng bài toán ném xiên tìm tầm bay xa của mảnh 2 kể từ vị trí quả lựu đạn bị nổ.
Em cứ giải theo hướng dãn này, nếu vẫn không được thầy sẽ giải sau.
 
Bài 2
Một hòn bi có m = 200g được treo vào điểm O bằng sợi dây chiều dài l = 1,8m.Kéo hòn bi ra khỏi VTCB C để dây treo OA hợp với phương thẳng đứng góc \[60^0\] rồi buông ra ( v ban đầu = 0 ).
a.Tính vận tốc hòn bi khi nó trở về vị trí C và lực căng của dây treo tại đó.
b. sau đó dây treo bi vướng vào 1 cái đinh O1 (OO1 = 60cm) và hòn bi tiếp tục đi lên tới điểm cao nhất B.tính góc CO1B
c.Khi hòn bi từ B trở về điểm C thì dây treo bị đứt .tìm hướng và độ lớn vận tốc của hòn bi sắp chạm đất và vị trí chạm đất của hòn bi.Biết rằng điểm treo O chắc mặt đất 2,3m .Bỏ qua ma sát.lấy g = 10m/s2

Hướng dẫn giải:

Câu a. Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng cho vị trí dây treo hợp với phương thẳng một góc 60 độ và vị trí cân bằng sẽ tìm đượ vận tốc của vật tại VTCB
Câu b. Tiếp tục vận dụng định luật bảo toàn cơ năng cho hai vị trí. Vị trí cân bằng và vị trí cao nhất B(Chú ý tại đây vật có vận tốc bằng không, thế năng tính theo góc cần tìm và chiều dài mới của dây treo) sẽ tìm được kết quả.
Câu c.Khi quay về tới VTCB vật có lại vận tốc tìm được như ở câu a và có phương ngang, dây đứt vật sẽ thực hiện chuyển động ném ngang, giải quyết phần tiếp theo bằng bài toán ném ngang.
 
Em cảm ơn thầy rất nhiều. Bài tập 1 em đã làm xong rồi ạ nhưng bài tập 2 thì em hok nghĩ ra cách làm mặc dù đã theo hướng dẫn của thầy. Thầy có thể giảng giúp em không ạ. Thầy chỉ ra phương pháp giải tổng quát theo công thức ý ạ chứ đừng giải ra đến đáp số cuối cùng. Vì em muốn qua đó sẽ rút ra được cách almf cho những dạng bài sau. Nếu được thầy có thể cho em cách làm của cả 2 bài.
Em cảm ơn thầy rất nhiều ạ. Chúc thầy năm mới mạnh khỏe - thành công và công tác tốt.
 
Cấu 2:Dạng vướng đinh
Tại biên ban đàu có W=mgh1
Tại biên lúc sau:W=mgh2
thoe bảo toàn nên =>h1=h2
=>l(1-cosa)=l'(1-cosa')
Biết l,l',atìm nốt a'
ko có cái hình khó tưởng tượng hơn bạn thong cảm ha
Câu3:pp toạ độ
chọn ox như trục chuẩn còn oy hướng xuốn dưqới
+theo ox:Fhợp lực=0=>vật cđ thẳng đều ptcđ:x=vt(1)(v là vận tốc ở VTCB)
+theo 0y:Fy=P=>ay=g=>vật rơi tự do
PTCĐ:\[y=\frac{gt^2}{2}\](2)
rút t từ (1) thế vào (2) đc pt quỹ đạo
Tìm vị trí chạm đát khi k/c từ VTCB xuống mặt đất =ygiả ra tìm x,y đc vị trí
tìm vận tốc ta có Vx=Vo(Vo là vận tốc VTCB)
Vy=gt
mà thoe quy tắc hbh =>\[V=sqrt{Vx^2+Vy^2}\]
 
trên 1 mặt ngang hoàn toàn nhẵn co 2 vật mỗi vật khối lượng m nối với nhau qua 1 lò xo chiều dài L ở trạng thái ngỉ như hình vẽ độ cứng lò xo k.1 vật thứ 3 khối lượng m chuyển động vận tốc v va cham đàn hồi vào vật bên trái.Chứng minh rằng 2 vật nối với lò xo luôn chuyển động cùng chiều.xac định vấn tốc của các vật này tại thời điểm lò xo bị nén tối đa.tính khoảng cách giữa chúng lúc này
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top