• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Tây Nguyên là một vùng có ý nghĩa chiến lược về quốc phòng và xây dựng kinh tế, vùng đất ba dan với nhiều tiềm năng kinh tế. Bài tập dưới đây sẽ cho chúng ta thấy những thế mạnh đó qua bài: “Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên” địa lí 12.

Bài tập vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên

Câu 1: Đọc bản đồ hành chính Việt Nam và bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, hãy phân tích ý nghĩa vị trí địa lí của Tây Nguyên?

Bài làm:
Tây Nguyên tiếp giáp Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Campuchia và Lào. Với vị trí địa lí như vậy đã tạo cho vùng có điều kiện thuận lợi để giao lưu buôn bán với các vùng không chỉ trong nước mà còn cả với nước ngoài.
Ngoài ra, đây là vùng có vị trí chiến lược an ninh, quốc phòng quan trọng và xây dựng kinh tế không chỉ của vùng mà còn cả nước.

Câu 2: Đọc Atlat địa lí Việt Nam, hãy xác định các vùng đất bazan và đối chiếu với các vùng phân bố cây công nghiệp ở Tây Nguyên?

Bài làm:
Các vùng đất baxzan ở Tây Nguyên cũng chính là nơi trồng các cây công nghiệp. Cụ thể:
Vùng đất BazanCây công nghiệp
Kon TumCà phê
Plei KuCà phê, cao su, hồ tiêu, điều, chè, bông, thuốc lá, đậu tương, lạc, mía.
Đăk LăkCà phê, cao su, hồ tiêu, điều, bông, mía
Lâm ViênCà phê
Mơ NôngCà phê, cao su, hồ tiêu, điều, lạc
Di LinhCà phê, chè.

Câu 3: Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội có thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế ở Tây Nguyên?

Bài làm:
Điều kiện tự nhiênĐiều kiện kinh tế xã hội
Thuận lợiCó diện tích đất đỏ bazan rộng lớn để trồng các loại cây công nghiệp, xây dựng các vùng chuyên canh cây cà phê, tiêu, điều, cao su…
Khí hậu cận nhiệt đới thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp. Mùa mưa cung cấp nước, mùa khô phục vụ phơi sấy sản phẩm.
Có hệ thống sông ngòi và nguồn nước ngầm cung cấp cho việc tưới tiêu.
Khoáng sản có boxit với trữ lượng lớn, các sông có tiềm năng thủy điện.
Đây là vùng tập trung lớn nguồn lao động di cư nên có nguồn lao động dồi dào.
Người dân có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng và chế biến cà phê cũng như một số loại cây công nghiệp khác.
Cơ sở hạ tầng bắt đầu được đầu tư phát triển.
Khó khănMùa khô thường kéo dài khiến thiếu nước tưới tiêuTrình độ lao động cnf thấp kém, thiếu lao động lành nghề và lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật.
Cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn nhiều, trước hết là mạng lưới đường giao thông, các cơ sở dịch vụ y tế, giáo dục, dịch vụ kĩ thuật

Câu 4: Hãy trình bày các điều kiện (tự nhiên, kinh tế - xã hội) đối với sự phát triển cây cà phê ở Tây Nguyên. Nêu các khu vực chuyên canh cà phê và các biện pháp để có thể phát triển ổn định cây cà phê ở vùng này?

Bài làm:
  • Điều kiện tự nhiên:
    • Có diện tích đất đỏ bazan màu mỡ, giàu chất dinh dưỡng, phân bố tập trung ở những vùng đất tương đối bằng phẳng thuận lợi để xây dựng các vùng chuyên canh cây cà phê.
    • Khí hậu cận xích đạo có một mùa mưa và mùa khô, thuận lợi cho việc tưới tiêu và phơi sấy sản phẩm.
  • Điều kiện kinh tế - xã hội:
    • Cơ sở chế biến cà phê đã và đang được phát triển rộng rãi.
    • Thị trường tiêu thụ sản phẩm ngày càng được mở rộng
    • Người dân có kinh nghiệm trong việc trồng và chăm sóc cây cà phê.
    • Nhà nước đang có nhiều chính sách hỗ trợ để phát triển cây cà phê.
  • Tuy nhiên,bên cạnh những điều kiện thuận lợi, vùng cũng có những mặt hạn chế đến sự phát triển cây cà phê của vùng:
    • Mùa khô kéo dài khiến cho vùng thiếu nước tưới tiêu cho cây trồng
    • Lao động có trình độ kĩ thuật và chuyên môn còn hạn chế
    • Cơ sở kĩ thuật, cơ sở hạ tầng còn thấp.
  • Các khu vực chuyên canh cà phê: Đăk Lăk, Lâm Đồng, Kon Tum, Đăk Nông, Gia Lai.
  • Biện pháp phát triển ổn định cây cà phê ở vùng này:
    • Đảm bảo đủ nước tưới tiêu cho cà phê và giữ được nguồn nước ngầm cho mùa khô.
    • Đa dạng hóa cây trồng (cân đối giữa diện tích cây cà phê vối và cây cà phê chè).
    • Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông vận tải.
    • Có chính sách ưu đãi đối với vùng SX cà phê.
    • Đảm bảo cung cấp đầy đủ lương thực, thực phẩm cho các vùng chuyên canh để ổn định diện tích trồng cây cà phê.
    • Thực hiện chuyển giao công nghệ cho đồng bào các dân tộc ít người về trồng và chế biến cà phê.
    • Tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật cho các vùng chuyên canh cây cà phê, xây dựng các cơ sở CN chế biến gắn với các vùng chuyên canh cà phê, đẩy mạnh xuất khẩu.
Câu 5: Tại sao trong khai thác tài nguyên rừng ở Tây Nguyên, cần hết sức chú trọng khai thác đi đôi với tu bổ và bảo vệ vốn rừng?

Bài làm:
Tây Nguyên là vùng có diện tích rừng che phủ lớn của cả nước. Có những thời điểm, diện tích rừng chiếm 60% diện tích lãnh thổ. Bên cạnh điều hòa khí hậu, cân bằng sinh thái, hạn chế lũ lụt cho vùng đồng bằng, trong rừng còn có nhiều loại gỗ quý, các loại động vật, thú quý hiếm.
Tuy nhiên, vào những năm gần đây, rừng bị khai thác bừa bãi khiến diện tích rừng đanng bị suy giảm mạnh làm giảm sút nhanh lớp phủ rừng và giảm sút trữ lượng các loại gỗ quý, đe dọa môi trường sống của các loài chim, thú quý, hạ mức nước ngầm vào mùa khô.
Chính những khó khăn đòi hỏi chúng ta khi khai thác phải song song với việc tu bổ và bảo vệ rừng.
Phải ngăn chặn nạn phá rừng.
Khai thác rừng hợp lí đi đôi với khoanh nuôi, trồng rừng mới.
Công tác giao đất giao rừng cần được đẩy mạnh.
Đẩy mạnh việc chế biến gỗ tại địa phương.
Hạn chế việc khai thác và xuất khẩu gỗ tròn.

Câu 6: Hãy chứng minh rằng thế mạnh về thủy điện của Tây Nguyên đang được phát huy và điều này sẽ là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng?

Bài làm:
Tài nguyên nước của các hệ thống sông Xê Xan, Xrê Pôk, Đổng Nai... đang được sử dụng ngày càng có hiệu quả hơn. Hàng loạt Công trình, thuỷ điện lớn đã và đang được xây dựng.
Công trình thuỷ điện Y-a-ly (720MW) trên sông Xê Xan được khánh thành vào tháng 4 năm 2002. Bốn nhà máy thuỷ điện khác được xây dựng ngay những năm sau đó là Xê Xan 3, Xê Xan 3A, Xê Xan 4 (ở phía hạ lưu của thuỷ điện Yaly) và Plây Krông (thượng lưu của Y-a-ly).
Trên dòng sông Xrê Pôk, 6 bậc thang thuỷ điện đã được quy hoạch, vói tổng công suất lắp máy trên 600MW, trong đó lớn nhất là thuỷ điện Buôn Kuôp (280MW) khởi công tháng 12 năm 2003; thuỷ điện Buôn Tua Srah (85MW), khởi công vào cuối năm 2004; thuỷ điện Xrê Pôk 3 (137MW), thuỷ điện Xrê Pôk 4 (33MW), thuỷ điện Đức Xuyên (58MW). Thuỷ điện Đrây Hơ-linh đã được mở rộng lên 28MW.
Trên hệ thống sông Đồng Nai, trước đây có công trình thuỷ điện Đa Nhim (160MW). Hiện nay, các công trình Đại Ninh (300MW), Đổng Nai 3 (180MW), Đồng Nai 4 (340MW) đang được xây dựng.
Các công trình thuỷ điện tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp của vùng phát triển, trong đó có khai thác và chế biến bột nhôm từ nguồn bôxit (cần rất nhiều điện). Đồng thời„ các hổ thuỷ điện đem lại nguồn nước tưới quan trọng trong mùa khô và có thể khai thác cho mục đích du lịch, nuôi trồng thuỷ sản.

Câu 7: Trình bày thế mạnh và thực trạng khai thác lâm sản ở Tây Nguyên. Nêu các giải pháp để phát triển lâm nghiệp của vùng?

Bài làm:
  • Thế mạnh và thực trạng:
    • Diện tích rừng lớn (vào đầu thập kỉ 90, rừng che phủ 60% diện tích lãnh thổ).
    • Còn nhiều rừng gỗ quý (cẩm lai, gụ, mật, nghiến, trắc, sến), nhiều chim, thú quý (voi, bò tót, gấu...).
    • Tài nguyên rừng bị suy giảm.
    • Nạn phá rừng gia tăng, làm giảm sút nhanh lớp phủ rừng và giảm sút trữ lượng các loại gỗ quý, đe dọa môi trường sống của các loài chim, thú quý, làm hạ thấp nước ngầm về mùa khô.
    • Phần lớn gỗ khai thác được đem xuất ra ngoài vùng dưới dạng gỗ tròn chưa qua chế biến...
  • Giải pháp:
    • Ngăn chặn nạn phá rừng.
    • Khai thác rừng hợp lí đi đôi với khoanh nuôi, trồng rừng mới.
    • Đẩy mạnh công tác giao đất giao rừng.
    • Đẩy mạnh việc chế biến gỗ tại địa phương, hạn chế xuất khẩu gỗ tròn.

Câu 8: Giải thích vì sao việc trồng cây công nghiệp dài ngày ở Tây Nguyên có ý nghĩa to lớn không những về mặt kinh tế, xã hội mà cả về môi trường?

Bài làm:
Việc trồng cây công nghiệp dài ngày ở Tây Nguyên có ý nghĩa to lớn không những về mặt kinh tế, xã hội mà cả về môi trường vì:
  • Kinh tế: Tăng sản lượng nông phẩm phục vụ cho nhu cầu trong nước, tạo nguồn hàng xuất khẩu để thu ngoại tệ.
  • Xã hội: Tạo việc làm cho một bộ phận lao động của địa phương, cải thiện cuộc sống của nhân dân.
  • Môi trường: Trồng cây công nghiệp dài ngày (Cà phê, cao su, chè…) thực chất là trồng rừng, nếu như đảm bảo đúng các biện pháp kĩ thuật. Bên cạnh đó còn điều hòa khí hậu, nguồn nước, hạn chế xói mòn đất
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top