Bài tập tổng hợp sinh 11

Trang tiểu thư

New member
Xu
0
Bài tập tổng hợp sinh 11






Câu. 1/ Sinh vật tự dưỡng là những sinh vật

a Có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ
b Có khả năng quang hợp
c Tự sinh sản ra năng lượng
d Có diệp lục

Câu. 2/ Sinh vật dị dưỡng là những sinh vật

a Có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ
b Có khả năng phân giải chất hữu cơ
c Không có diệp lục
d Không có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ

Câu. 3/ Nước được vận chuyển trong cây là nhờ

a Do lực sinh ra trong quá trình trao đổi khí
b Sức hút nước của tán lá
c Áp suất của rễ, lực thoát hơi nước
d Quá trình quang hợp

Câu. 4/ Sự thoát hơi nước ở lá diễn ra qua

a Các khí khổng và lớp cutin trên lá
b Các tế bào phiến lá
c Các tế bào biểu bì lá và các khí khổng
d Các tế bào gân lá và lớp cutin

Câu. 5/ Cây mọc tốt trên đất có nhiều mùn vì

a Trong mùn có chứa nhiều không khí
b Trong mùn chứa nhiều chất khoáng
c Cây dễ hút nước hơn
d Mùn là các hợp chất chứa nitơ

Câu. 6/ Quá trình đồng hóa trong hoạt động sống của tế bào là:

a Tạo thành các chất phức tạp từ các chất đơn giản
b Phân hủy các hợp chất hữu cơ phức tạp để giải phóng năng lượng
c Quá trình trao đổi chất qua màng tế bào
d Sinh tổng hợp prôtêin

Câu. 7/ Những đặc điểm nào dưới đây là những đặc tính cơ bản nhất của 1 cơ thể sống

a Sự trao đổi chất, sinh trưởng - phát triển, cảm ứng, sinh sản
b Sự trao đổi chất, vận động, sinh sản
c Chuyển hoá vật chất và năng lượng, vận động, cảm ứng và sinh sản
d Sự trao đổi chất, tính cảm ứng, sinh trưởng và phát triển

Câu. 8/ Năng lượng trong phân tử ATP được sử dụng để phục vụ cho

a Chức năng vận động
b Quá trình nhân đôi của ADN
c Quá trình sinh tổng hợp
d Quá trình trao đổi chất qua màng

Câu. 9/ Khả năng hoạt tải của màng là hiện tượng

a Các chất đi vào tế bào tuân theo sự chênh lệch áp suất
b Vận chuyển các chất vào tế bào ngược chiều nồng độ
c Các chất đi vào tế bào thuận chiều chênh lệch nồng độ
d Vận chuyển thụ động các chất vào tế bào

Câu. 10/ Cây trên cạn ngập nước lâu ngày sẽ bị chết vì

a Các tế bào lông hút bị chết do đất thiếu ôxi
b Hấp thu quá nhiều nước làm vỡ các tế bào
c Nước nhiều là loãng nồng độ bên ngoài nên cây không lấy được muối khoáng
d Các tế bào lông hút bị chết do phải làm việc nhiều

Câu. 11/ Các nguyên tố khoáng được rể cây hấp thụ ở dạng nào

a Đơn chất
b Hợp chất
c Tự do
d Ion hoà tan

Câu. 12/ Hiện tượng những giọt nước đọng trên lá cây vào sáng sớm là do

a Hơi nước trong không khí ngưng tụ lại
b Hơi nước thoát ra từ lá
c Những giọt sương rơi xuống
d Hơi nước bốc lên từ đất

Câu. 13/ Chức năng nào sau đây là của mạch rây

a Vận chuyển các Ion khoáng từ lá đi xuống
b Vận chuyển CO2 đến các tế bào nhu mô lá
c Vận chuyển nước và muối khoáng
d Vận chuyển nước đến các lá cây

Câu. 14/ Thành phần của dịch mạch gỗ bao gồm những chất nào sau đây

a Nước, muối khoáng, saccarôzơ
b Nước, muối khoáng và các chất hữu cơ từ rễ
c Chỉ có nước và muối khoáng
d Đạm, axit amin, nước

Câu. 15/ Động lực vận chuyển của dòng mạch rây là

a Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa lá và rễ
b Do lực mao dẫn
c Lực thoát hơi nước tại lá
d Do áp suất rễ
 
Câu. 16/ Tác nhân chính điều khiển độ đóng mở khí khổng là

a Nước
b Ánh sáng
c Nhiệt độ và ánh sáng
d Nước và muối khoáng

Câu. 17/ Khi lượng nước rễ cây hấp thu lớn hơn lượng nước lá cây thoát ra thì

a Mất cân bằng nước làm cây bị chết
b Các tế bào có thể vỡ do phản co nguyên sinh
c Tế bào bị mất nước
d Cây sinh trưởng bình thường

Câu. 18/ Cây xanh thoát hơi nước chủ yếu qua cấu trúc nào

a Khí khổng và cutin
b Khí khổng
c Các tế bào nhu mô mặt dưới
d Các tế bào gân lá và lớp cutin

Câu. 19/ Khi lá cây có màu vàng đỏ và trổ hoa trễ là do

a Thiếu đạm (nitơ)
b Thiếu Canxi
c Thiếu kali
d Thiếu lân (photpho)

Câu. 20/ Trong các nguyên tố sau, nhóm nào thuộc nhóm nguyên tố đại lượng

a C,H,O,Fe,Ca
b C,H,Mn,Ca,Mg
c C,H,O,Ca,Mg
d C,H,O,Ca,Mo

Câu. 21/ Dạng muối khoáng nào sau đây không được cây hấp thụ

a Dạng ion
b Dạng không tan
c Dạng ion và dạng hòa tan
d Dạng hòa tan

Câu. 22/ Vai trò nào sau đây là của Magiê

a Là thành phần của chất diệp lục ở cây
b Tham gia cấu tạo thành tế bào thực vật
c Là thành phần của Prôtêin và exit nucleic trong tế bào
d Thành phần cấu tạop nhân tế bào

Câu. 23/ Hiện tượng xảy ra ở cây khi thiếu sắt

a Mô phân sinh bị chết
b Cây không ra hoa được
c Quá trình tổng hợp chất diệp lục bị giảm
d Cây không đồng hóa được nitơ

Câu. 24/ Nhóm nào là nguyên tố đại lượng trong các nhóm sau

a Sắt, đồng, phôtpho, cacbon
b Kẽm, clo, nitơ, lưu huỳnh
c Nitơ, phôtpho, canxi, lưu huỳnh
d Môlipden, mangan, canxi, kali

Câu. 25/ Vai trò nào sau đây là của Canxi

a Tham gia vào quá trình quang hợp
b Điều tiết đóng mở khí khổng
c Cấu tạo của thành tế bào thực vật
d Tham gia cấu tạo coenzyme

Câu. 26/ Nguyên tố nào sau đây là nguyên tố vi lượng

a Phôtpho
b Lưu huỳnh
c Cacbon
d Môlipđen

Câu. 27/ Các nguyên tố khoáng được rễ hấp thụ ở dạng

a Phân tử
b Nguyên tử
c Các hợp chất hữu cơ trung hòa
d Liên kết với nước


Câu. 28/ Hoạt động nào sau đây không ảnh hưởng đến quá trình hấp thu khoáng ở rễ

a Sự vận chuyển các chất trong mạch rây
b Sự thay đổi áp suất thẩm thấu trong tế bào lông hút
c Hoạt động hô hấp của rễ
d Sự thoát hơi nước

Câu. 29/ Hoạt động được xem là chức năng chủ yếu của các nguyên tố vi lượng

a Cấu tạo màng sinh chất
b Tham gia cấu tạo và họat hóa hoạt động của enzim
c Tổng hợp chất hữu cơ trong quang hợp
d Tham gia vào thành phần của một số vitamin

Câu. 30/ Khi cây bị thiếu nitơ sẽ dẫn đến

a Hoạt động hô hấp của cây bị giảm
b Cây sinh trưởng kém, lá có màu vàng
c Lông hút mất khả năng hấp thu nước và muối khoáng
d Rễ cây bị thoái hóa
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Câu. 31/ Chức năng chủ yếu của các nguyên tố đại lượng là

a Cung cấp năng lượng cho tế bào
b Là thành phần cấu trúc của tế bào
c Xúc tác các hoạt động trao đổi chất
d Cấu tạo các enzim

Câu. 32/ Nguyên tố nào sau đây ảnh hưởng đến hoạt động tổng hợp diệp lục trong lá

a Đồng
b Canxi
c Sắt
d Phôtpho

Câu. 33/ Vai trò nào sau đây là của photpho

a Cấu tạo thành tế bào
b Thành phần cấu tạo diệp lục
c Tham gia vào hoạt động quang hợp
d Ảnh hưởng đến quá trình phát triển của rễ

Câu. 34/ Khi thiếu clo có thể dẫn đến biểu hiện nào của cây

a Lá nhỏ có màu vàng
b Đỉnh sinh trưởng bị chết
c Sinh trưởng của rễ bị chậm
d Lá non có màu xanh đậm không bình thường

Câu. 35/ Thực vật nào sau đây có sự cộng sinh với vi khuẩn cố định nitơ

a Cây bộ đậu và dương xỉ
b Phong lan và cây bộ đậu
c Bèo hoa dâu và rêu
d Bèo hoa dâu và cây bộ đậu

Câu. 36/ Trong cơ thể thực vật axit amin được hình thành từ hợp chất nào

a Nitrat
b Nitơ dạng khử
c Nitơ ở dạng oxi hóa
d Nitrit

Câu. 37/ Vì sao phản ứng khử nitơ phân tử N2 thành NH3 phải cần có nhiệt độ cao

a Vì liên kết cộng hóa trị giữa 2 nguyên tử nitơ rất bền
b Vì nguyên tử nitơ không thể kết hợp được với hiđrô trong điều kiện nhiệt độ thấp
c Vì NH3 tạo ra dễ bị phân hủy ở điều kiện thường
d Vì NH3 không thể tồn tại ở điều kiện nhiệt độ thấp

Câu. 38/ Cho biết sơ đồ phản ứng nào sau đây đúng với quá trình khử nitrát ở mô thực vật

a NO2- à NO3-à NH4+
b NO3- à NO2-à NH4+
c NO3- à NH4+àNO2-
d NH4+à NO3-àNO2-

Câu. 39/ Phản ứng nào sau đây là phản ứng chuyển vị axit amin

a α-xêtôglutaric + NH3 à axit glutamic
b Axit amin đicacboxilic + NH3 à amit
c Axit amin + xêtô axít à Axit amin mới + xêtô axít mới
d NH3 + xêtô axít à axit amin

Câu. 40/ Quá trình nào sau đây được xem là biện pháp khử độc cho tế bào

a Khử nitrát
b Tạo amit
c Tạo ammoniac
d Hình thành nitrit

Câu. 41/ Phản ứng nào sau đây góp phần làm thay đổi và bổ sung thành phần các axít amin trong tế bào

a Khử nitrát thành amôn
b Hình thành amit
c Liên kết NH3 vào xêtôaxit
d Chuyển vị amin

Câu. 42/ Dạng vi khuẩn nào sau đây sống cộng sinh với rễ cây họ đậu

a Azotobacter
b Vi khuẩn lam
c Clostridium
d Rhizobium

Câu. 43/ Vì sao trong mô thực vật phải diễn ra quá trình khử nitrat

a Để tránh gây độc cho cây do thừa nitrat
b Do cây có nhu cầu về amôn rất cao
c Rễ cây hấp thụ quá nhiều nitrat từ môi trường
d Đó là hoạt động thường xuyên và bình thường

Câu. 44/ Phản ứng nào sau đây góp phần giải độc cho cây

a Xêtô axit + NH3 à axit amin
b NO3- (nitrát)àNO2- (nitrít)
c Axit amin đicacbôxilic + NH3 à amit
d NO2- (nitrít)à NH4+ (amôn)

Câu. 45/ Hoạt động nào sau đây của vi sinh vật làm mất nguồn nitơ trong đất

a Chuyển hóa nitrát thành nitơ phân tử
b Liên kết N2 và H2 thành NH3
c Khử nitrát thành amôn
d Cố định nitơ để rễ hấp thu vào cây
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Câu. 46/ Nơi diễn ra quá trình quang hợp ở thực vật là

a Tế bào nhu mô lá
b Lưới nội chất
c Lục lạp
d Khí khổng

Câu. 47/ Sản phẩm của quá trình quang hợp ngoài ôxi còn có

a Photpholipit
b Prôtêin
c Axit nuclêic
d Cacbohiđrát

Câu. 48/ Quang hợp xảy ra ở nhóm sinh vật nào sau đây

a Thực vật, tảo và mốt số vi khuẩn
b Nấm, tảo và một số vi khuẩn
c Động vật, thực vật, nấm
d Thực vật, tảo và đa số động vật

Câu. 49/ Phát biểu nào sau có nội dung đúng

a Một trong số các sản phẩm của quang hợp là khí cácbonic
b Quang hợp là phân giải các chất hữu cơ nhờ năng lượng ánh sáng
c Nguyên liệu của quang hợp là CO2 và nước
d Trong quang hợp thực vật tổng hợp chất hữu cơ từ khí oxi

Câu. 50/ Loại sắc tố nào tham gia trực tiếp vào chuyển hóa năng lượng

a Diệp lục a
b Caroten
c Xantophyl
d Diệp lục b

Câu. 51/ Hệ sắc tố quang hợp chứa trong bộ phận nào sau đây của lục lạp

a Nằm rãi rác trong lục lạp
b Màng tilacoit
c Các túi tilacoit
d Chất nền

Câu. 52/ Lục lạp chứa ở bộ phận nào sau đây của lá

a Khoảng trống gian bào
b Tế bào biểu bì mặt dưới
c Tế bào mô giậu
d Tế bào biểu bì mặt trên

Câu. 53/ Sắc tố nào sau đây không có ở thực vật bậc cao

a Carôten
b Xantophyl
c Phicôxiamin
d Clorophyl (diệp lục)

Câu. 54/ Vai trò của sắc tố xantophyl là

a Chuyển năng lượng hấp thu được cho chất diệp lục
b Nhận năng lượng của diệp lục a để kích thích phân li nước
c Nhận năng lượng của diệp lục b để phân li nước
d Chuyển năng lượng hấp thụ được cho carôten

Câu. 55/ Nhóm sắc tố phụ bao gồm

a Carôten và phicoxiamin
b Xantôphyl và diệp lục a
c Diệp lục a và diệp lục b
d Carôten và xantophyl

Câu. 56/ Nhóm sắc tố phicobilin có khả năng

a Hấp thu năng lượng của vùng sóng dài
b Hấp thu năng lượng của vùng sóng ngắn
c Hấp thu năng lượng của vùng ánh sáng đỏ
d Hấp thu năng lượng của vùng ánh sáng tím

Câu. 57/ Chức năng nào sau đây là của chất nền lục lạp

a Nơi chứa sắc tố phụ của quang hợp
b Nơi hấp thu năng lượng ánh sáng
c Nơi diễn ra quá trình quang phân li nước
d Nơi diễn ra pha tối của quang hợp

Câu. 58/ Các enzim quang hợp chứa nhiều ở

a Màng ngoài lục lạp
b Chất nền lục lạp
c Màng trong lục lạp
d Các hạt grana

Câu. 59/ Hệ sắc tố của lá có đặc điểm gì

a Chỉ hấp thụ được các tia sáng có bước sóng ngắn
b Rất dễ bị kích thích bởi các photon ánh sáng
c Chỉ hấp thu được ánh sáng vùng xanh lục
d Không hấp thu được ánh sáng vùng xanh tím

Câu. 60/ Nhóm sinh vật nào sau đây được xem là sinh vật dị dưỡng

a Vi khuẩn lam
b Tảo
c Thực vật
d Nấm
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Câu. 61/ Về mặt chuyển hóa năng lượng, quang hợp là quá trình

a Chuyển quang năng thành nhiệt năng
b Chuyển quang năng thành hóa năng
c Chuyển hóa năng thành quang năng
d Chuyển nhiệt năng thành động năng

Câu. 62/ Thành phần cấu tạo của lục lạp gồm

a Chất nền, màng kép, hạt grana
b Các túi tilacoit, hạt grana, chất nền
c Chất nền, hạt grana, sắc tố
d Màng kép, hạt grana, túi tilacoit

Câu. 63/ Những hợp chất được sử dụng trong pha tối của quang hợp là

a NADPH, ATP, Khí ôxi
b Nước, Khí ôxi,CO2
c NADPH, ATP, CO2
d Nước, NADPH, ATP

Câu. 64/ Pha sáng của quang hợp có
a Nguyên liệu CO2 và sản phẩm là ôxi
b Nguyên liệu nước, NADPH và sản phẩm là ATP
c Nguyên liệu nước, CO2 và sản phẩm là ôxi và ATP
d Nguyên liệu nước và sản phẩm là ôxi

Câu. 65/ Sản phẩm của pha sáng gồm có

a Nước, NADPH, ATP
b NADPH, ATP, Khí ôxi
c Nước, ATP, CO2
d ATP, Khí ôxi,CO2

Câu. 66/ Sản phẩm chủ yếu được tạo ra từ quang hợp là

a Prôêtin
b Cacbohiđrat
c Axit nuclêic
d Lipit

Câu. 67/ Sản phẩm đầu tiên trong pha tối của thực vật C3 là

a Axit malic
b Axit ôxalô axêtic
c Anđêhit photphoglixêric
d Axit Photpho Glyxêric

Câu. 68/ Chất nào sau đây là chất nhận CO2 đầu tiên trong pha tối của thực vật C4

a Ribulôzơ điphotphat
b Axit piruvic
c Photpho enol piruvat
d Axêtyl côenzim A

Câu. 69/ Giống nhau giữa thực vật C3, C4 và CAM trong pha tối quang hợp là

a Đều có 2 loại lục lạp khác nhau
b Đều sử dụng Ribulôzơ điphotphat làm chất nhận CO2 đầu tiên
c Đều tạo ra chất hữu cơ đầu tiên là Axit photpho glyxêric
d Đều xảy ra chu trình Canvin

Câu. 70/ Đặc điểm của thực vật CAM khác với C3 và C4 là

a Có 2 loại: lục lạp mô giậu và lục lạp bao bó mạch
b Sử dụng enzim RDP-cacbôxilaza
c Chỉ có một loại lục lạp trong tế bào mô giậu
d Quá trìnhcố định CO2 xảy ra vào ban đêm

Câu. 71/ Sản phẩm nào được tạo ra từ pha sáng quang hợp

a Photpho ênol piruvat
b NADPH
c Axit ôxalô axêtic
d Axit malic

Câu. 72/ Hoạt động nào sau đây diễn ra vào ban đêm

a Đồng hóa CO2 của thực vật C3
b Tái sinh chất nhận ở thực vật C4
c Cố định CO2 của thực vật CAM
d Khử CO2 của thực vật C4

Câu. 73/ Đặc điểm của thực vật C4 khác với C3 và CAM

a Cố định CO2 xảy ra lúc khí khổng đóng
b Cố định CO2 vào ban đêm
c Có hai loại lục lạp
d Không có giai đoạn khử CO2 trong pha tối quang hợp

Câu. 74/ Quá trình khử CO2 trong quang hợp của thực vật C4 được tiến hành ở

a Khí khổng
b Tế bào bao bó mạch
c Tế bào mô giậu của lá
d Tế bào biểu bì lá

Câu. 75/ ATP và NADPH được tạo ra ở phá sáng từ quá trình nào

a Hoạt động của chuỗi truyền điện tử H+
b Quang phân li nước
c Diệp lục hấp thụ ánh sáng và chuyển hóa
d Hấp thu năng lượng của sắc tố phụ
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Câu. 76/ Hoạt động nào sau đây diễn ra trong pha tối quang hợp

a Đồng hóa CO2 thành cácbohiđrát
b Giải phóng ôxi ra khí quyển
c Tổng hợp nhiều phân tử ATP
d Giải phóng điện tử từ quang phân li nước

Câu. 77/ Năng lượng cung cấp cho các hoạt động của pha tối có nguồn gốc từ đâu

a ATP từ pha sáng chuyển sang
b ATP do ti thề cung cấp
c Pha tối hoạt động không cần năng lượng
d Ánh sáng mặt trời

Câu. 78/ Vai trò quan trọng nhất của pha sáng

a Sự chuyển giao năng lượng từ các sắc tố phụ cho diệp lục a
b Sắc tố quang hợp hấp thu năng lượng và chuyển sang trạng thái kích động
c Giải phóng điện tử từ quang phân li nước
d Sự tạo thành ATP và NADPH

Câu. 79/ Pha tối quang hợp diễn ra tại đâu

a Chất nền lục lạp
b Màng trong ti thể
c Trong tế bào chất
d Màng ngoài lục lạp

Câu. 80/ Chức năng của các hạt grana của lục lạp lá

a Nơi xảy ra quá trình tái sinh chất nhận CO2
b Nơi tiếp nhận các sản phẩm từ pha tối
c Nơi xảy ra pha sáng của quang hợp
d Khử CO2 thành cacbohiđrat

Câu. 81/ Cây nào sau đây là thực vật C4

a Xương rồng
b Đậu tương
c Lúa
d Ngô

Câu. 82/ Hai loài cây nào sau đây có quá trình cố định CO2 giống nhau

a Cỏ gấu - đậu xanh
b Lúa - bắp
c Dứa - cỏ +++g vực
d Xương rồng - thuốc bỏng

Câu. 83/ Thực vật C4 phân bố chủ yếu ở

a Ôn đới
b Nhiệt đới
c Cận nhiệt đới
d Hàn đới

Câu. 84/ Nhiệt độ tối ưu cho đa số thực vật quang hợp là

a 35 - 40
b Nhỏ hơn 15
c 25 - 35
d 15 - 20

Câu. 85/ Trong ngày, ánh sáng mặt trời có nhiều tia xanh tím vào lúc nào

a Buổi tối
b Buổi trưa
c Buổi sáng
d Buổi chiều

Câu. 86/ Điểm bù CO2 là điểm nồng độ CO2 tối thiểu để

a Cường độ hô hấp bằng cường độ quang hợp
b Cường độ hô hấp lớn hơn cường độ quang hợp
c Cường độ hô hấp nhỏ hơn cường độ quang hợp
d Cường độ quang hợp xảy ra ở mức thấp nhất

Câu. 87/ Điểm bão hòa ánh sáng là

a Cường độ ánh sáng tối đa để quang hợp cực đại
b Cường độ ánh sáng tối đa để quang hợp đạt tối thiểu
c Cường độ ánh sáng tối thiểu để quang hợp đạt cực đại
d Cường độ ánh sáng tối thiểu để quang hợp thấp nhất

Câu. 88/ Tại điểm bão hòa ánh sáng, nếu cường độ ánh sáng tiếp tục tăng thì

a Quang hợp dừng lại
b Cường độ quang hợp tăng
c Cường độ quang hợp giảm
d Cường độ quang hợp đạt cực đại

Câu. 89/ Tại điểm bão hòa CO2, nếu nồng độ CO2 tiếp tục tăng thì

a Quang hợp dừng lại
b Cường độ quang hợp giảm
c Cường độ quang hợp tăng
d Cường độ quang hợp đạt cực đại
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Câu. 90/ Quang hợp chỉ xảy ra tại những miền ánh sáng nào

a Miền ánh sáng đỏ, vàng, lam, tím
b Tất cả các miền ánh sáng từ đỏ đến tím
c Miền ánh sáng xanh, tím, đỏ
d Miền ánh sáng đỏ, cam, vàng, lục

Câu. 91/ Các tia sáng nào kích thích quá trình tổng hợp axít amin

a Tia xanh tím
b Tia đỏ tím
c Tia lục
d Tia xanh đỏ

Câu. 92/ Ánh sáng đỏ có những đặc điểm gì

a Bước sóng dài, năng lượng cao
b Bước sóng dài năng lượng thấp
c Bước sóng ngắn, năng lượng thấp
d Bước sóng ngắn, năng lượng cao

Câu. 93/ Nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình quang hợp thông qua

a Quá trình thoát hơi nước
b Sự vận chuyển các chất trong cây
c Sự đóng mở khí khổng
d Ảnh hưởng đến các enzim quang hợp

Câu. 94/ Lượng chất khô cây tích lũy được một ngày trên một diện tích gieo trồng được gọi là

a Hiệu suất quang hợp
b Hiệu suất kinh tế
c Năng suất sinh học
d Năng suất kinh tế

Câu. 95/ Tỉ số giữa lượng chất hữu cơ còn tích lũy lại trong cây trên tổng lượng chất hữu cơ cây tạo ra từ quang hợp là

a Năng suất quang hợp
b Khả năng quang hợp
c Năng suất kinh tế
d Hệ số hiệu quả quang hợp

Câu. 96/ Phần lớn các chất hữu cơ trong cây được tạo ra từ

a Nitơ
b Các chất khoáng
c Khí CO2
d Nước

Câu. 97/ Đặc điểm nào sau đây của thực vật C4 giúp nó có năng suất cao hơn thực vật C3

a Tận dụng được ánh sáng cao
b Không có hô hấp sáng
c Có nhu cầu nước thấp
d Tận dụng được nồng độ CO2

Câu. 98/ Quang hợp quyết định năng suất cây trồng vì

a Quá trình quang hợp giúp tích lũy các sản phẩm có giá trị
b Quang hợp giúp rễ hấp thu nước và muối khoáng dễ dàng
c Quang hợp tạo ra đa số chất khô trong cây
d Quang hợp tạo ra phần lớn prôtêin và lipit

Câu. 99/ Sản phẩm của sự phân giải hoàn toàn chất hữu cơ trong hô hấp ở thực vật

a CO2, H2O và năng lượng
b CO2, H2O và rượu êtylic
c Axit lactic, CO2 và năng lượng
d Axit piruvic, côenzim A và CO2

Câu. 100/ Quá trình ôxi hóa axit piruvic xảy ra ở bào quan nào của thực vật

a Trong tế bào chất
b Hạt grana của lục lạp
c Trong tất cả các bào quan
d Trong ti thể

Câu. 101/ Sơ đồ nào sau đây biểu thị cho giai đoạn đường phân

a Axit piruvic à Côenzim A
b Glucôzơ à Axit piruvic
c Glucôzơ à Axit lactic
d Glucôzơ à Côenzim A

Câu. 102/ Câu nào sau đây có nội dung đúng

a Côenzim A là sản phẩm tạo ra từ ôxi hóa axit piruvic
b Sự lên men kị khí axít piruvic tạo sản phẩm cuối cùng là nước
c Đường phân là quá trình ôxi hóa đường
d Giai đoạn cuối cùng của hô hấp hiếu khí là chuyển điện tử để tạo thành nước và giải phóng năng lượng

Câu. 103/ Trong tế bào chất xảy ra hoạt động nào sau đây

a Chu trình Crep
b Chuỗi truyền điện tử
c Đường phân
d Quang phân li nước trong quang hợp


Câu. 104/ Qua đường phân một phân tử đường Glucôzơ được phân giải thành

a 2 phân tử axit axêtic
b 4 phân tử axit piruvic
c 2 phân tử nước
d 2 phân từ Axit piruvic

Câu. 105/ Quá trình hô hấp tế bào diễn ra ở bào quan nào

a Tế bào chất và lục lạp
b Ti thể và lục lạp
c Ti thể và màng tế bào
d Tế bào chất và ti thể
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Câu. 95/ Tỉ số giữa lượng chất hữu cơ còn tích lũy lại trong cây trên tổng lượng chất hữu cơ cây tạo ra từ quang hợp là

a Năng suất quang hợp
b Khả năng quang hợp
c Năng suất kinh tế
d Hệ số hiệu quả quang hợp

Câu. 96/ Phần lớn các chất hữu cơ trong cây được tạo ra từ

a Nitơ
b Các chất khoáng
c Khí CO2
d Nước

Câu. 97/ Đặc điểm nào sau đây của thực vật C4 giúp nó có năng suất cao hơn thực vật C3

a Tận dụng được ánh sáng cao
b Không có hô hấp sáng
c Có nhu cầu nước thấp
d Tận dụng được nồng độ CO2

Câu. 98/ Quang hợp quyết định năng suất cây trồng vì

a Quá trình quang hợp giúp tích lũy các sản phẩm có giá trị
b Quang hợp giúp rễ hấp thu nước và muối khoáng dễ dàng
c Quang hợp tạo ra đa số chất khô trong cây
d Quang hợp tạo ra phần lớn prôtêin và lipit

Câu. 99/ Sản phẩm của sự phân giải hoàn toàn chất hữu cơ trong hô hấp ở thực vật

a CO2, H2O và năng lượng
b CO2, H2O và rượu êtylic
c Axit lactic, CO2 và năng lượng
d Axit piruvic, côenzim A và CO2

Câu. 100/ Quá trình ôxi hóa axit piruvic xảy ra ở bào quan nào của thực vật

a Trong tế bào chất
b Hạt grana của lục lạp
c Trong tất cả các bào quan
d Trong ti thể

Câu. 101/ Sơ đồ nào sau đây biểu thị cho giai đoạn đường phân

a Axit piruvic à Côenzim A
b Glucôzơ à Axit piruvic
c Glucôzơ à Axit lactic
d Glucôzơ à Côenzim A

Câu. 102/ Câu nào sau đây có nội dung đúng

a Côenzim A là sản phẩm tạo ra từ ôxi hóa axit piruvic
b Sự lên men kị khí axít piruvic tạo sản phẩm cuối cùng là nước
c Đường phân là quá trình ôxi hóa đường
d Giai đoạn cuối cùng của hô hấp hiếu khí là chuyển điện tử để tạo thành nước và giải phóng năng lượng

Câu. 103/ Trong tế bào chất xảy ra hoạt động nào sau đây

a Chu trình Crep
b Chuỗi truyền điện tử
c Đường phân
d Quang phân li nước trong quang hợp


Câu. 104/ Qua đường phân một phân tử đường Glucôzơ được phân giải thành

a 2 phân tử axit axêtic
b 4 phân tử axit piruvic
c 2 phân tử nước
d 2 phân từ Axit piruvic

Câu. 105/ Quá trình hô hấp tế bào diễn ra ở bào quan nào

a Tế bào chất và lục lạp
b Ti thể và lục lạp
c Ti thể và màng tế bào
d Tế bào chất và ti thể

Câu. 106/ Đường phân là quá trình

a Phân giải Glucôzơ thành CO2 và H2O có sự tham gia của ôxi
b Phân giải Glucôzơ thành CO2 và H2O không có sự tham gia của ôxi
c Phân giải Glucôzơ thành axit piruvic không có sự tham gia của ôxi
d Phân giải Glucôzơ thành axit piruvic có sự tham gia của ôxi

Câu. 107/ Giai đoạn đường phân của hô hấp xảy ra tại

a Tế bào chất
b Lớp màng của lục lạp
c Màng ngoài của ti thể
d Màng trong của ti thể

Câu. 108/ Qua chu trình Crep mỗi phân tử axit piruvic bị phân giải hoàn toàn tạo ra bao nhiêu phân tử khí CO2

a 2 phân tử
b 3 phân tử
c 4 phân tử
d 1 phân tử

Câu. 109/ Quá trình hô hấp tế bào có vai trò

a Cung cấp năng lượng cho các hoạt động của tế bào trong cơ thể sống
b Lấy oxi vào để việc vận chuyển máu diễn ra dễ dàng
c Là cơ sở cho quá trình đồng hóa tích lũy năng lượng
d Cung cấp năng lượng cho quá trình co cơ ở động vật và trao đổi chất ở thực vật

Câu. 110/ Trong hô hấp hiếu khí giai đoạn nào giải phóng được nhiều năng lượng nhất

a Đường phân
b Lên men
c Chu trình Crep
d Chuỗi truyền electron

Câu. 111/ Trong hô hấp tế bào, giai đoạn nào ôxi được chuyển đến hiđrô để tạo thành nước

a Lên men
b Chu trình Crep
c Đường phân
d Chuỗi truyền electron

Câu. 112/ Hô hấp sáng ở thực vật có khuyết điểm gì

a Khả năng giải phóng năng lượng thấp
b Không tận dụng tối đa nguồn CO2
c Sinh ra nhiều độc tố
d Gây lãng phí sản phẩm quang hợp

Câu. 113/ Thời điểm diễn ra hô hấp sáng ở thực vật là

a Cùng lúc với quá trình quang hợp
b Xảy ra tại thời điểm bất kì khi có ánh sáng
c Xảy ra sau quang hợp
d Xảy ra trước qua hợp

Câu. 114/ Giai đoạn hô hấp hiếu khí diễn ra tại đâu

a Tế bào chất
b Màng trong của ti thể
c Màng ngoài của ti thể
d Chất nền ti thể

Câu. 115/ Quá trình biến đổi axit piruvic thành C2H5OH gọi là

a Ôxi hóa
b Lên men rượu
c Hô hấp kị khí
d Đường phân

Câu. 116/ Trong hô hấp tế bào giai đoạn nào tạo ra được nhiều năng lượng nhất

a Phân giải kị khí
b Hô hấp hiếu khí
c Lên men
d Đường phân

Câu. 117/ Phát biểu nào sau đây có nội dung đúng

a RQ của lipit thường nhỏ hơn 1
b RQ của cacbohiđrát luôn nhỏ hơn 1
c RQ là tỉ số phân tử ôxi thu vào và phân tử CO2 thải ra trong hô hấp
d RQ của axit hữu cơ luôn bằng 1

Câu. 118/ Khi ôxi hóa hoàn toàn mộ phân tử Glucôzơ sẽ giải phóng được

a 36 phân tử ATP
b 38 phân tử ATP
c 38 phân tử ADP
d 36 phân tử ADP

Câu. 119/ Điểm khác nhau cơ bản giữa hô hấp tế bào và sự cháy bên ngoài cơ thể là

a Không sinh ra nhiệt
b Năng lượng được giải phóng từ từ
c Không có khói
d Giải phóng được nhiều năng lượng hơn

Câu. 120/ Giai đoạn nào sau đây có cả ở lên men và hô hấp hiếu khí

a Chu trình Crep
b Tổng hợp Axêtil-côenzim A
c Chuỗi truyền điện tử
d Đường phân
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Câu. 121/ Trong cơ thể, tác hại lớn nhất của hô hấp yếm khí đối với tế bào là

a Chất hữu cơ bị phân giải quá nhiều
b Không tạo ra được các hợp chất trung gian
c Tích lũy chất độc hại
d Thiếu năng lượng cho hoạt động tế bào

Câu. 122/ Khi nồng độ ôxi trong không khí giảm xuống dưới 5% thì hiện tượng gì xảy ra đối với thực vật

a Hô hấp giảm 5%
b Chuyển sang phân giải kị khí
c Quang hợp giảm 5%
d Chuyển sang phân giải hiếu khí

Câu. 123/ Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau

a Nồng độ CO2 trong môi trường cao hơn 40% thì hô hấp bị ức chế
b Nồng độ CO2 trong môi trường thấp hơn 40% thì hô hấp bị ức chế
c CO2 là sản phẩm cuối cùng của hô hấp yếm khí và lên men êtylic
d CO2 là sản phẩm cuối cùng của đường phân và hô hấp kị khí

Câu. 124/ Đặc điểm nào sau đây đúng với thuỷ tức

a Cơ quan tiêu hoá dạng túi
b Chưa có cơ quan tiêu hoá
c Cơ quan tiêu hoá dạng ống
d Chỉ thực hiện tiêu hoá nội bào

Câu. 125/ Dạ dày 4 ngăn có ở nhóm động vật nào sau đây

a Bò, cừu, trâu, dê
b Thỏ, ngựa, bò
c Hươu, nai, ngựa thỏ
d Thỏ, bò, cừu

Câu. 126/ Bộ phân nào sau có quá trình tiêu hoá cơ học mạnh hơn tiêu hoá hoá học

a Dạ dày, ruột già
b Ruột già, ruột non
c Miệng, dạ dày
d Ruột non, miệng

Câu. 127/ Nhóm enzim nào có vai trò tiêu hoá Prôtêin trong thức ăn

a Pepsin, tripsin, peptidaza
b Tripsin, pesin, lipaza
c peptidaza, lipaza, amilaza
d Lipaza, pepsin, amilaza

Câu. 128/ Ở trâu bò, bộ phận nào của dạ dày có vai trò tiêu hoá hoá học thức ăn

a Dạ lá sách
b Dạ tổ ong
c Dạ cỏ
d Dạ múi khế
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top