BÀI TẬP TỔNG HỢP SINH 11
Câu. 1/ Sinh vật tự dưỡng là những sinh vật
a Có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ
b Có khả năng quang hợp
c Tự sinh sản ra năng lượng
d Có diệp lục
Câu. 2/ Sinh vật dị dưỡng là những sinh vật
a Có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ
b Có khả năng phân giải chất hữu cơ
c Không có diệp lục
d Không có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ
Câu. 3/ Nước được vận chuyển trong cây là nhờ
a Do lực sinh ra trong quá trình trao đổi khí
b Sức hút nước của tán lá
c Áp suất của rễ, lực thoát hơi nước
d Quá trình quang hợp
Câu. 4/ Sự thoát hơi nước ở lá diễn ra qua
a Các khí khổng và lớp cutin trên lá
b Các tế bào phiến lá
c Các tế bào biểu bì lá và các khí khổng
d Các tế bào gân lá và lớp cutin
Câu. 5/ Cây mọc tốt trên đất có nhiều mùn vì
a Trong mùn có chứa nhiều không khí
b Trong mùn chứa nhiều chất khoáng
c Cây dễ hút nước hơn
d Mùn là các hợp chất chứa nitơ
Câu. 6/ Quá trình đồng hóa trong hoạt động sống của tế bào là:
a Tạo thành các chất phức tạp từ các chất đơn giản
b Phân hủy các hợp chất hữu cơ phức tạp để giải phóng năng lượng
c Quá trình trao đổi chất qua màng tế bào
d Sinh tổng hợp prôtêin
Câu. 7/ Những đặc điểm nào dưới đây là những đặc tính cơ bản nhất của 1 cơ thể sống
a Sự trao đổi chất, sinh trưởng - phát triển, cảm ứng, sinh sản
b Sự trao đổi chất, vận động, sinh sản
c Chuyển hoá vật chất và năng lượng, vận động, cảm ứng và sinh sản
d Sự trao đổi chất, tính cảm ứng, sinh trưởng và phát triển
Câu. 8/ Năng lượng trong phân tử ATP được sử dụng để phục vụ cho
a Chức năng vận động
b Quá trình nhân đôi của ADN
c Quá trình sinh tổng hợp
d Quá trình trao đổi chất qua màng
Câu. 9/ Khả năng hoạt tải của màng là hiện tượng
a Các chất đi vào tế bào tuân theo sự chênh lệch áp suất
b Vận chuyển các chất vào tế bào ngược chiều nồng độ
c Các chất đi vào tế bào thuận chiều chênh lệch nồng độ
d Vận chuyển thụ động các chất vào tế bào
Câu. 10/ Cây trên cạn ngập nước lâu ngày sẽ bị chết vì
a Các tế bào lông hút bị chết do đất thiếu ôxi
b Hấp thu quá nhiều nước làm vỡ các tế bào
c Nước nhiều là loãng nồng độ bên ngoài nên cây không lấy được muối khoáng
d Các tế bào lông hút bị chết do phải làm việc nhiều
Câu. 11/ Các nguyên tố khoáng được rể cây hấp thụ ở dạng nào
a Đơn chất
b Hợp chất
c Tự do
d Ion hoà tan
Câu. 12/ Hiện tượng những giọt nước đọng trên lá cây vào sáng sớm là do
a Hơi nước trong không khí ngưng tụ lại
b Hơi nước thoát ra từ lá
c Những giọt sương rơi xuống
d Hơi nước bốc lên từ đất
Câu. 13/ Chức năng nào sau đây là của mạch rây
a Vận chuyển các Ion khoáng từ lá đi xuống
b Vận chuyển CO2 đến các tế bào nhu mô lá
c Vận chuyển nước và muối khoáng
d Vận chuyển nước đến các lá cây
Câu. 14/ Thành phần của dịch mạch gỗ bao gồm những chất nào sau đây
a Nước, muối khoáng, saccarôzơ
b Nước, muối khoáng và các chất hữu cơ từ rễ
c Chỉ có nước và muối khoáng
d Đạm, axit amin, nước
Câu. 15/ Động lực vận chuyển của dòng mạch rây là
a Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa lá và rễ
b Do lực mao dẫn
c Lực thoát hơi nước tại lá
d Do áp suất rễ
Câu. 16/ Tác nhân chính điều khiển độ đóng mở khí khổng là
a Nước
b Ánh sáng
c Nhiệt độ và ánh sáng
d Nước và muối khoáng
Câu. 17/ Khi lượng nước rễ cây hấp thu lớn hơn lượng nước lá cây thoát ra thì
a Mất cân bằng nước làm cây bị chết
b Các tế bào có thể vỡ do phản co nguyên sinh
c Tế bào bị mất nước
d Cây sinh trưởng bình thường
Câu. 18/ Cây xanh thoát hơi nước chủ yếu qua cấu trúc nào
a Khí khổng và cutin
b Khí khổng
c Các tế bào nhu mô mặt dưới
d Các tế bào gân lá và lớp cutin
Câu. 19/ Khi lá cây có màu vàng đỏ và trổ hoa trễ là do
a Thiếu đạm (nitơ)
b Thiếu Canxi
c Thiếu kali
d Thiếu lân (photpho)
Câu. 20/ Trong các nguyên tố sau, nhóm nào thuộc nhóm nguyên tố đại lượng
a C,H,O,Fe,Ca
b C,H,Mn,Ca,Mg
c C,H,O,Ca,Mg
d C,H,O,Ca,Mo
Câu. 21/ Dạng muối khoáng nào sau đây không được cây hấp thụ
a Dạng ion
b Dạng không tan
c Dạng ion và dạng hòa tan
d Dạng hòa tan
Câu. 22/ Vai trò nào sau đây là của Magiê
a Là thành phần của chất diệp lục ở cây
b Tham gia cấu tạo thành tế bào thực vật
c Là thành phần của Prôtêin và exit nucleic trong tế bào
d Thành phần cấu tạop nhân tế bào
Câu. 23/ Hiện tượng xảy ra ở cây khi thiếu sắt
a Mô phân sinh bị chết
b Cây không ra hoa được
c Quá trình tổng hợp chất diệp lục bị giảm
d Cây không đồng hóa được nitơ
Câu. 24/ Nhóm nào là nguyên tố đại lượng trong các nhóm sau
a Sắt, đồng, phôtpho, cacbon
b Kẽm, clo, nitơ, lưu huỳnh
c Nitơ, phôtpho, canxi, lưu huỳnh
d Môlipden, mangan, canxi, kali
Câu. 25/ Vai trò nào sau đây là của Canxi
a Tham gia vào quá trình quang hợp
b Điều tiết đóng mở khí khổng
c Cấu tạo của thành tế bào thực vật
d Tham gia cấu tạo coenzyme
Câu. 26/ Nguyên tố nào sau đây là nguyên tố vi lượng
a Phôtpho
b Lưu huỳnh
c Cacbon
d Môlipđen
Câu. 27/ Các nguyên tố khoáng được rễ hấp thụ ở dạng
a Phân tử
b Nguyên tử
c Các hợp chất hữu cơ trung hòa
d Liên kết với nước
Câu. 28/ Hoạt động nào sau đây không ảnh hưởng đến quá trình hấp thu khoáng ở rễ
a Sự vận chuyển các chất trong mạch rây
b Sự thay đổi áp suất thẩm thấu trong tế bào lông hút
c Hoạt động hô hấp của rễ
d Sự thoát hơi nước
Câu. 29/ Hoạt động được xem là chức năng chủ yếu của các nguyên tố vi lượng
a Cấu tạo màng sinh chất
b Tham gia cấu tạo và họat hóa hoạt động của enzim
c Tổng hợp chất hữu cơ trong quang hợp
d Tham gia vào thành phần của một số vitamin
Câu. 30/ Khi cây bị thiếu nitơ sẽ dẫn đến
a Hoạt động hô hấp của cây bị giảm
b Cây sinh trưởng kém, lá có màu vàng
c Lông hút mất khả năng hấp thu nước và muối khoáng
d Rễ cây bị thoái hóa
Câu. 31/ Chức năng chủ yếu của các nguyên tố đại lượng là
a Cung cấp năng lượng cho tế bào
b Là thành phần cấu trúc của tế bào
c Xúc tác các hoạt động trao đổi chất
d Cấu tạo các enzim
Câu. 32/ Nguyên tố nào sau đây ảnh hưởng đến hoạt động tổng hợp diệp lục trong lá
a Đồng
b Canxi
c Sắt
d Phôtpho
Câu. 33/ Vai trò nào sau đây là của photpho
a Cấu tạo thành tế bào
b Thành phần cấu tạo diệp lục
c Tham gia vào hoạt động quang hợp
d Ảnh hưởng đến quá trình phát triển của rễ
Câu. 34/ Khi thiếu clo có thể dẫn đến biểu hiện nào của cây
a Lá nhỏ có màu vàng
b Đỉnh sinh trưởng bị chết
c Sinh trưởng của rễ bị chậm
d Lá non có màu xanh đậm không bình thường
Câu. 35/ Thực vật nào sau đây có sự cộng sinh với vi khuẩn cố định nitơ
a Cây bộ đậu và dương xỉ
b Phong lan và cây bộ đậu
c Bèo hoa dâu và rêu
d Bèo hoa dâu và cây bộ đậu
Câu. 36/ Trong cơ thể thực vật axit amin được hình thành từ hợp chất nào
a Nitrat
b Nitơ dạng khử
c Nitơ ở dạng oxi hóa
d Nitrit
Câu. 37/ Vì sao phản ứng khử nitơ phân tử N2 thành NH3 phải cần có nhiệt độ cao
a Vì liên kết cộng hóa trị giữa 2 nguyên tử nitơ rất bền
b Vì nguyên tử nitơ không thể kết hợp được với hiđrô trong điều kiện nhiệt độ thấp
c Vì NH3 tạo ra dễ bị phân hủy ở điều kiện thường
d Vì NH3 không thể tồn tại ở điều kiện nhiệt độ thấp
Câu. 38/ Cho biết sơ đồ phản ứng nào sau đây đúng với quá trình khử nitrát ở mô thực vật
a NO2- à NO3-à NH4+
b NO3- à NO2-à NH4+
c NO3- à NH4+àNO2-
d NH4+à NO3-àNO2-
Câu. 39/ Phản ứng nào sau đây là phản ứng chuyển vị axit amin
a α-xêtôglutaric + NH3 à axit glutamic
b Axit amin đicacboxilic + NH3 à amit
c Axit amin + xêtô axít à Axit amin mới + xêtô axít mới
d NH3 + xêtô axít à axit amin
Câu. 40/ Quá trình nào sau đây được xem là biện pháp khử độc cho tế bào
a Khử nitrát
b Tạo amit
c Tạo ammoniac
d Hình thành nitrit
Câu. 41/ Phản ứng nào sau đây góp phần làm thay đổi và bổ sung thành phần các axít amin trong tế bào
a Khử nitrát thành amôn
b Hình thành amit
c Liên kết NH3 vào xêtôaxit
d Chuyển vị amin
Câu. 42/ Dạng vi khuẩn nào sau đây sống cộng sinh với rễ cây họ đậu
a Azotobacter
b Vi khuẩn lam
c Clostridium
d Rhizobium
Câu. 43/ Vì sao trong mô thực vật phải diễn ra quá trình khử nitrat
a Để tránh gây độc cho cây do thừa nitrat
b Do cây có nhu cầu về amôn rất cao
c Rễ cây hấp thụ quá nhiều nitrat từ môi trường
d Đó là hoạt động thường xuyên và bình thường
Câu. 44/ Phản ứng nào sau đây góp phần giải độc cho cây
a Xêtô axit + NH3 à axit amin
b NO3- (nitrát)àNO2- (nitrít)
c Axit amin đicacbôxilic + NH3 à amit
d NO2- (nitrít)à NH4+ (amôn)
Câu. 45/ Hoạt động nào sau đây của vi sinh vật làm mất nguồn nitơ trong đất
a Chuyển hóa nitrát thành nitơ phân tử
b Liên kết N2 và H2 thành NH3
c Khử nitrát thành amôn
d Cố định nitơ để rễ hấp thu vào cây
Câu. 46/ Nơi diễn ra quá trình quang hợp ở thực vật là
a Tế bào nhu mô lá
b Lưới nội chất
c Lục lạp
d Khí khổng
Câu. 47/ Sản phẩm của quá trình quang hợp ngoài ôxi còn có
a Photpholipit
b Prôtêin
c Axit nuclêic
d Cacbohiđrát
Câu. 48/ Quang hợp xảy ra ở nhóm sinh vật nào sau đây
a Thực vật, tảo và mốt số vi khuẩn
b Nấm, tảo và một số vi khuẩn
c Động vật, thực vật, nấm
d Thực vật, tảo và đa số động vật
Câu. 49/ Phát biểu nào sau có nội dung đúng
a Một trong số các sản phẩm của quang hợp là khí cácbonic
b Quang hợp là phân giải các chất hữu cơ nhờ năng lượng ánh sáng
c Nguyên liệu của quang hợp là CO2 và nước
d Trong quang hợp thực vật tổng hợp chất hữu cơ từ khí oxi
Câu. 50/ Loại sắc tố nào tham gia trực tiếp vào chuyển hóa năng lượng
a Diệp lục a
b Caroten
c Xantophyl
d Diệp lục b
Câu. 51/ Hệ sắc tố quang hợp chứa trong bộ phận nào sau đây của lục lạp
a Nằm rãi rác trong lục lạp
b Màng tilacoit
c Các túi tilacoit
d Chất nền
Câu. 52/ Lục lạp chứa ở bộ phận nào sau đây của lá
a Khoảng trống gian bào
b Tế bào biểu bì mặt dưới
c Tế bào mô giậu
d Tế bào biểu bì mặt trên
Câu. 53/ Sắc tố nào sau đây không có ở thực vật bậc cao
a Carôten
b Xantophyl
c Phicôxiamin
d Clorophyl (diệp lục)
Câu. 54/ Vai trò của sắc tố xantophyl là
a Chuyển năng lượng hấp thu được cho chất diệp lục
b Nhận năng lượng của diệp lục a để kích thích phân li nước
c Nhận năng lượng của diệp lục b để phân li nước
d Chuyển năng lượng hấp thụ được cho carôten
Câu. 55/ Nhóm sắc tố phụ bao gồm
a Carôten và phicoxiamin
b Xantôphyl và diệp lục a
c Diệp lục a và diệp lục b
d Carôten và xantophyl
Câu. 56/ Nhóm sắc tố phicobilin có khả năng
a Hấp thu năng lượng của vùng sóng dài
b Hấp thu năng lượng của vùng sóng ngắn
c Hấp thu năng lượng của vùng ánh sáng đỏ
d Hấp thu năng lượng của vùng ánh sáng tím
Câu. 57/ Chức năng nào sau đây là của chất nền lục lạp
a Nơi chứa sắc tố phụ của quang hợp
b Nơi hấp thu năng lượng ánh sáng
c Nơi diễn ra quá trình quang phân li nước
d Nơi diễn ra pha tối của quang hợp
Câu. 58/ Các enzim quang hợp chứa nhiều ở
a Màng ngoài lục lạp
b Chất nền lục lạp
c Màng trong lục lạp
d Các hạt grana
Câu. 59/ Hệ sắc tố của lá có đặc điểm gì
a Chỉ hấp thụ được các tia sáng có bước sóng ngắn
b Rất dễ bị kích thích bởi các photon ánh sáng
c Chỉ hấp thu được ánh sáng vùng xanh lục
d Không hấp thu được ánh sáng vùng xanh tím
Câu. 60/ Nhóm sinh vật nào sau đây được xem là sinh vật dị dưỡng
a Vi khuẩn lam
b Tảo
c Thực vật
d Nấm
Câu. 61/ Về mặt chuyển hóa năng lượng, quang hợp là quá trình
a Chuyển quang năng thành nhiệt năng
b Chuyển quang năng thành hóa năng
c Chuyển hóa năng thành quang năng
d Chuyển nhiệt năng thành động năng
Câu. 62/ Thành phần cấu tạo của lục lạp gồm
a Chất nền, màng kép, hạt grana
b Các túi tilacoit, hạt grana, chất nền
c Chất nền, hạt grana, sắc tố
d Màng kép, hạt grana, túi tilacoit
Câu. 63/ Những hợp chất được sử dụng trong pha tối của quang hợp là
a NADPH, ATP, Khí ôxi
b Nước, Khí ôxi,CO2
c NADPH, ATP, CO2
d Nước, NADPH, ATP
Câu. 64/ Pha sáng của quang hợp có
a Nguyên liệu CO2 và sản phẩm là ôxi
b Nguyên liệu nước, NADPH và sản phẩm là ATP
c Nguyên liệu nước, CO2 và sản phẩm là ôxi và ATP
d Nguyên liệu nước và sản phẩm là ôxi
Câu. 65/ Sản phẩm của pha sáng gồm có
a Nước, NADPH, ATP
b NADPH, ATP, Khí ôxi
c Nước, ATP, CO2
d ATP, Khí ôxi,CO2
Câu. 66/ Sản phẩm chủ yếu được tạo ra từ quang hợp là
a Prôêtin
b Cacbohiđrat
c Axit nuclêic
d Lipit
Câu. 67/ Sản phẩm đầu tiên trong pha tối của thực vật C3 là
a Axit malic
b Axit ôxalô axêtic
c Anđêhit photphoglixêric
d Axit Photpho Glyxêric
Câu. 68/ Chất nào sau đây là chất nhận CO2 đầu tiên trong pha tối của thực vật C4
a Ribulôzơ điphotphat
b Axit piruvic
c Photpho enol piruvat
d Axêtyl côenzim A
Câu. 69/ Giống nhau giữa thực vật C3, C4 và CAM trong pha tối quang hợp là
a Đều có 2 loại lục lạp khác nhau
b Đều sử dụng Ribulôzơ điphotphat làm chất nhận CO2 đầu tiên
c Đều tạo ra chất hữu cơ đầu tiên là Axit photpho glyxêric
d Đều xảy ra chu trình Canvin
Câu. 70/ Đặc điểm của thực vật CAM khác với C3 và C4 là
a Có 2 loại: lục lạp mô giậu và lục lạp bao bó mạch
b Sử dụng enzim RDP-cacbôxilaza
c Chỉ có một loại lục lạp trong tế bào mô giậu
d Quá trìnhcố định CO2 xảy ra vào ban đêm
Câu. 71/ Sản phẩm nào được tạo ra từ pha sáng quang hợp
a Photpho ênol piruvat
b NADPH
c Axit ôxalô axêtic
d Axit malic
Câu. 72/ Hoạt động nào sau đây diễn ra vào ban đêm
a Đồng hóa CO2 của thực vật C3
b Tái sinh chất nhận ở thực vật C4
c Cố định CO2 của thực vật CAM
d Khử CO2 của thực vật C4