Bài tập sinh học 12

  • Thread starter Thread starter liti
  • Ngày gửi Ngày gửi

liti

New member
BÀI TẬP SINH HỌC 12


Trong các câu sau, ở mỗi câu chỉ có một phương án đúng duy nhất.

Câu 1

. Những nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi vật chất di truyền là
A. Những sai sót trong quá trình tái bản
C. ảnh hưởng của các tác nhân gây đột biến
B. các quá trình tái tổ hợp di truyền
D. các gen gây đột biến nội tại

Câu 2.

Loại đột biến gen xảy ra ở tế bào chất là quá trình
di truyền theo dòng mẹ C. hoạt động không bình thường của các bào quan
B. tăng sinh bất thường của ty thể và lạp thể D. sự phân chia tế bào chất không đều trong phân bào

Câu 3.

Phân tử prôtêin biểu hiện tính trạng đột biến mắt trắng ở ruồi dấm có số axit amin bằng phân tử prôtêin biểu hiện tính trạng bình thường mắt đỏ nhưng có một axit amin mới. Biến đổi xảy ra trong gen qui định mắt đỏ là
A. đột biến thay thế cặp nuclêôtit.
B. đột biến mất hoặc thêm cặp nuclêôtit.
C. đột biến đảo cặp nuclêôtit. D. A hoặc C.

Câu 4.

ở một loài thực vật, người ta sử dụng cônsixin tác động vào quá trình giảm phân 2 của các tế bào 2n có kiểu gen Aa, kết quả có thể tạo ra các giao tử:
A. Aa. B. AA và aa.
C. Aa, A và a. D. Aa, A, a và O

Câu 5.

Sự rối loạn phân ly của một cặp NST tương đồng ở các tế bào sinh dục của cơ thể 2n có thể làm xuất hiện các loại giao tử
A. 2n , n B. n, 2n+1
C. n, n+1, n-1 D. 2n+ 1, 2n-1

Câu 6.

Trường hợp 2 NST không tương đồng gắn lại thành 1 hoặc 1 NST bị dứt thành 2 NST, thuộc dạng đột biến
A.chuyển đoạn NST
C. mất đoạn NST
B.thể dị bội
D. cả A, B,

Câu 7.


Cơ thể đa bội thường
A. giảm sức sống hoặc chết C. chết ở động vật còn ở thực vật thì có sức sống tốt hơn thể lưỡng bội 2n
B. có sức sống tốt hơn thể lưỡng bội D. không tồn tại

Câu 8.


ở cà chua, gen A qui định tính trạng quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a qui định tính trạng quả vàng. Phép lai AAAa (4n) X AAAa (4n) cho kết quả phân li về kiểu hình:
A. 100% quả đỏ. C. 3 đỏ : 1 vàng.
B. 35 đỏ : 1 vàng. D. 11đỏ : 1 vàng.

Câu 9:

Một đoạn gen có 3600 liên kết H2, gen này bị đột biến mất 2 cặp G-X và 1 cặp A-T. Vậy gen sau khi bị đột biến có số liên kết H2 là
A. 3593. B. 3594.
C. 3607. D. 3608.

Câu 10:

Đột biến gen mà không dẫn đến biến đổi cấu trúc protein là
A. tạo ra bộ ba vô nghĩa B. mất cặp nucleotit ở vị trí cuối cùng
C. xãy ở bộ ba đầu tiên. D. chỉ có C là không đúng
Câu 11: Thể một nhiễm hình thành do sự kết hợp của 2 loại giao tử nào sau đây?
A. n và n-1. B. n và n+1.
C. n-1 và n-1. D. n+1 và n+1.

Câu 12:


Đoạn NST đứt gãy không mang tâm động sẽ
A. Không nhân đôi và tham gia vào cấu trúc nhân của 1 trong 2 tế bào con
B. Tiêu biến trong quá trình phân bào
C. Trở thành NST ngoài nhân
D. Di chuyển vào trong cấu trúc của ty thể và lạp thể.

Câu 13 :

Người bị hội chứng tecnơ thuộc thể
A. đa bội chẳn. C. dị bội.
B. lưỡng bội. D. đa bội lẻ.

Câu 14:

Phương pháp tạo thể đa bội phù hợp với
A. vật nuôi. C. cây có hạt.
B. cây lấy thân và lá. D. vi sinh vật.

Câu15:

Đột biến có thể trở thành thể đột biến trong trường hợp
có quá trình giao phối C. cá thể con mang gen đột biến.
Biểu hiện kiểu hình đột biến. D.Gen đột biến ở thể đồng hợp.

Câu 16:


ở khoai tây 2n = 48, người ta phát hiện một nhóm tế bào ở đỉnh sinh trưởng có 96 NST. Bộ NST phát sinh trong
A. Thụ tinh B. Giảm phân.
C. Nguyên phân. D. Giảm phân và nguyên phân

Câu 17:

Nguyên nhân phát sinh biến dị không di truyền là
A. do rối loạn trao đổi chất nội bào.
B. do tác động của tác nhân gây đột biến.
C. do tác động của tác nhân gây đột biến hoặc rối loạn trao đổi chất nội bào.
D. do tác động trực tiếp của môi trường.

Câu 18:


Hiện nay sản xuất insulin theo quy mô công nghiệp là ứng dụng của
A. Phương pháp đột biến vi sinh vật bằng tác nhân vật lí
B. Phương pháp đột biến động vật bằng tác nhân hóa học
C. kỹ thuật di truyền chép gen vào vi khuẩn.
D. kỹ thuật di truyền chuyển gen thực vật.

Câu 19:


Trong kỹ thật cấy gen tế bào nhận hiện nay là
A. tế bào vi khuẩn. C. Tế bào thực vật.
B. Tế bào dộng vật D. Cả A, B ,C.

Câu 20.

Trong sinh sản sinh dưỡng ở thực vật các cá thể có kiểu gen hoàn toàn giống nhau, nhưng trong quá trình sống chúng có những kiểu hình khác nhau là do
ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện môi trường
ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp của điều kiện môi trường
sự biến đổi trong gen
sự biến đổi trong gen và tác động của môi trường

Câu 21.

Kiểu hình của cây hoa liên hình khi ở 200C hoa có màu đỏ trên 300C hoa có màu trắng. Màu sắc của hoa là do
A. kiểu gen quy định C. điều kiện môi trường quy định
B. tương tác giữa kiểu gen và điều kiện môi trường; D. mức phản ứng của thường biến

Câu 22.

Tác dụng của chất HNO2 là
gây đột biến thay thế A - T bằng G - X C. gây đột biến thay thế G - X bằng A - T
gây ra đột biến mất đoạn NST D. gây đột biến đa bội .

Câu 23.

Người ta đã cấy gen tổng hợp kháng sinh của xạ khuẩn vào những chủng vi khuẩn, vì
xạ khuẩn sinh sản chậm. B. vi khuẩn dễ nuôi và sinh sản nhanh.
C. xạ khuẩn có nhiều độc tố. D. A và B.

Câu 24.

Giống “táo má hồng” được tạo ra từ giống táo Gia lộc nhờ sử dụng tác nhân đột biến là
A. tia gama. B. hoá chất NMU.
C. tia tử ngoại. D. dung dịch hoá chất cônsixin.

Câu 25.


Trong chỉ đạo nông nghiệp, để nâng cao năng suất cây trồng, yếu tố cần được quan tâm, nhấn mạnh là
A. giống. C. nước.
B. kĩ thuật . D. các loại phân bón.

Câu 26.

Một cá thể có kiểu gen Aa, nếu cho tự thụ phấn bắt buộc qua 5 thế hệ thì tỉ lệ phân li kiểu gen ở thế hệ thứ 5 là
1/4AA: 1/2Aa: 1/4aa. B. 3/8AA: 1/4Aa: 3/8aa.
C. 31/64AA: 1/32Aa: 31/64aa. D. 15/32AA: 1/16Aa: 15/32aa.

Câu 27.


Trong lai cải tiến giống
A. ban đầu tăng tỉ lệ dị hợp, sau tăng dần tỉ lệ đồng hợp. C. tỉ lệ dị hợp tăng dần từ F1 đến Fn.
B. ban đầu tăng tỉ lệ đồng hợp, sau tăng dần tỉ lệ dị hợp. D.tỉ lệ đồng hợp tăng dần từ F1 đến Fn..

Câu 28.


Mục đích của phép lai giữa bò vàng Thanh Hoá và bò Hônsten Hà Lan để
A. khai thác sữa C. phát huy các đặc tính tốt của bò vàng Thanh Hoá
B. khai thác ưu thế lai D. phát huy các đặc tính tốt của bò Hônsten Hà Lan

Câu 29.

Trong chọn giống người ta sử dụng phương pháp chọn lọc cá thể áp dụng phổ biến trong
A. chọn giống vật nuôi C. chọn giống cây trồng
B. chọn giống vật nuôi và cây trồng D. chọn giống vi sinh vật, vật nuôi và cây trồng

Câu 30.

Người ta phát hiện ra bệnh mâu khó đông ở người bằng phương pháp
A. nghiên cứu phả hệ B. nghiên cứu trẻ đồng sinh
C. nghiên cứu tế bào D. cả A, B, C

Câu 31.

Để nghiên cứu tế bào người ta sử dụng tế bào
A.hồng cầu C. bạch cầu
B. sinh dưỡng D. cả A, B và C

Câu 32:

Hội chứng Đao ở người có thể dễ dàng xác định bằng phương pháp nghiên cứu
A. tế bào. B. phả hệ.
C. trẻ đồng sinh. D. A và C.

Câu 33

Cơ sở phân tử của sự tiến hoá là
A. quá trình tự điều chỉnh của ADN. C. quá trình tự sao chép của ADN.
B. quá trình tích luỹ thông tin di truyền. D.quá trình trao đổi chất theo phương thức đồng hoá và dị hoá.

Câu 34.

Trong cơ thể sống axit nuclêic đóng vai trò quan trọng trong
A. sinh sản C.di truyền
B. xúc tác điều hoà D. Cả A và B

Câu 35.

Bệnh bạch tạng ở người do gen lặn nằm trên nhiểm sắc thể thường quy định. Một cặp vợ chồng đều mang gen gây bệnh ở thể dị hợp. Xác suất để sinh ra một cặp sinh đôi trong đó một bị bệnh và một không bị bênh là
A.
\[\frac{1}{{16}}\\]
B.
\[\frac{3}{4}\\]

C.
\[\frac{1}{4}\\]

D.
\[\frac{3}{8}\\]

Câu 36.

Trong khí quyển nguyên thuỷ của Trái Đất có chứa
A. CH4; NH3; C2N2; CO2 ; N2.
B. CH4; NH3; C2N2; O2; CO.
C. CH4; NH3; C2N2; O2; CO; H2O.
D. CH4; NH3; C2N2; CO; H2O.

Câu 37.

Quan điểm duy vật về sự phát sinh sự sống là
A. sinh vật được đưa tới từ các hành tinh khác dưới dạng hạt sống
B. sinh vật được sinh ra từ ngẫu nhiên
C. sinh vật được sinh ra từ các hợp chất hữu cơ
D. sinh vật được tạo ra từ các hợp chất vô cơ bằng con đường hoá học

Câu 38.

Nguyên nhân tiến hoá theo Lamac là
A. chọn lọc tự nhiên tác động thông qua hai đặc tính là biến dị và di truyền
B. sự thay đổi của ngoại cảnh và tập quán hoạt động của động vật
C. sự tích luỹ các đột biến trung tính
D. chọn lọc nhân tạo phục vụ nhu cầu, lợi ích của con người
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top