Bài tập đồng và hợp chất của đồng

Dưới đây là một số bài tập về đồng và hợp chất của đồng, mời các bạn tham khảo

bài tập đồng và hợp chất của đồng.jpg

Bài tập đồng và hợp chất của đồng

Câu 1: Cho m gam Al vào 100 ml dung dịch gồm Cu(NO3)2 0,3M và AgNO3 0,3M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được a gam chất rắn X. Nếu cho a gam X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thì thu được 0,336 lít khí (ở đktc). Giá trị của m và a?

Câu 2: Hòa tan hỗn hợp X gồm Cu và Fe2O3 trong 400 ml dung dịch HCl a mol/lít được dung dịch Y và còn lại 1,0 gam Cu không tan. Nhúng thanh Mg vào dung dịch Y, khi phản ứng xong, nhấc thanh Mg ra cân thấy khối lượng tăng 4 gam và thu được 1,12 lít khí (đktc). Giả sử toàn bộ kim loại sinh ra đều bám vào thanh Mg. Khối lượng của Cu trong X và giá trị của a?

Câu 3: Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch HNO3 1,0M thoát ra a lít NO. Nếu cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch chứa HNO3 1,0M và H2SO4 0,5 M thoát b lít NO. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất, các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. Quan hệ giữa a và b?

Câu 4: Điện phân dung dịch CuCl2 với điện cực trơ, sau một thời gian thu được 0,32 gam Cu ở catôt và một khí X ở anôt. Hấp thụ hoàn toàn lượng khí X trên vào 200 ml dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường. Sau phản ứng, nồng độ NaOH còn lại là 0,05M (giả thiết thể tích dung dịch không thay đổi). Nồng độ ban đầu của dung dịch NaOH?

Câu 5: Cho m gam bột Fe vào 800 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,2M và H2SO4 0,25M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,6m gam hỗn hợp bột kim loại và V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m và V?

Câu 6: Cho a gam bột Fe vào 200 ml dung dịch X chứa 2 muối AgNO3 và Cu(NO3)2. Sau khi phản ứng xong thu được 3,44g chất rắn B và dung dịch C. Lọc lấy B rồi cho C tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 3,68g kết tủa gồm hai hidroxit kim loại. Nung kết tủa trong không khí đến khi khối lượng không đổi thu được 3,2 gam chất rắn. Giá trị của a, nồng độ mol của AgNO3 và Cu(NO3)2 ban đầu?

Câu 7: Nhúng một tấm Fe có khối lượng 10g vào dung dịch CuCl2, sau một thời gian khối lượng của tấm kim loại tăng lên so với ban đầu là 0,75g. Hàm lượng Fe trong tấm sắt sau phản ứng?

Câu 8: Nung 6,58 gam Cu(NO3)2 trong bình kín không có không khí, sau một thời gian thu được 4,96 gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Hấp thụ hoàn toàn X vào nước để được 300 ml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH?

Câu 9: Hòa tan hoàn toàn 1,23 gam hỗn hợp X gồm Cu và Al vào dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được 1,344 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch Y. Sục từ từ khí NH3 đến dư vào dung dịch Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Phần trăm về khối lượng của Cu trong hỗn hợp X và giá trị của m?

Câu 10: Cho 8g bột Cu vào 200ml dung dịch AgNO3, sau một thời gian thu được dung dịch A và lọc ra 9,52g chất rắn. Cho tiếp bột Pb vào dung dịch A. Phản ứng xong thu được dung dịch B chỉ chứa một muối duy nhất và tách ra được 6,705g chất rắn. Nồng độ mol của AgNO3 ban đầu?

Câu 11: Cho một đinh Fe vào 1,0 lít dung dịch chứa Cu(NO3)2 0,2M và AgNO3 0,12M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch A với màu xanh đã nhạt bớt và chất rắn B có khối lượng lớn hơn khối lượng của đinh sắt ban đầu là 10,4g. Khối lượng của đinh sắt ban đầu?

Câu 12: Một dung dịch chứa 0,02 mol Cu2+; 0,03 mol K+; x mol Cl– và y mol SO2–4 . Tổng khối lượng các muối tan có trong dung dịch là 5,435 gam. Giá trị của x và y?

Câu 13: Cho 28,8 gam Cu vào 200ml dung dịch hỗn hợp axit HNO3 1,0M và H2SO4 0,5M thấy thoát ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V?

Câu 14: Cho m gam Fe vào 100 ml dung dịch chứa Cu(NO3)2 0,1M và AgNO3 0,2M thu được dung dịch chứa hai loại ion kim loại và (m +1,6) gam chất rắn. Giá trị của m?

Câu 15: Cho dung dịch CuSO4 tác dụng vừa đủ với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 33,1 g kết tủa. Số mol CuSO4 và khối lượng chất rắn thu được sau khi nung kết tủa trên đến khối lượng không đổi?

Câu 16: Hỗn hợp G gồm Fe3O4 và CuO. Cho hiđro dư đi qua 6,32 g hỗn hợp G nung nóng cho đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được chất rắn G1 và 1,62 g H2O. Khối lượng của Fe3O4 và CuO trong hỗn hợp G?

Câu 17: Cho biết độ tan của CuSO4 ở 10oC là 15 g còn ở 80oC là 50 g. Làm lạnh 600 g dung dịch CuSO4 bão hòa ở 80oC xuống 10oC. Khối lượng tinh thể CuSO4.5H2O thu được
 
Sửa lần cuối:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top