Bài tập kim loại tác dụng với dung dịch muối

Bài tập về kim loại tác dụng với dung dịch muối là một dạng bài quan trọng. Kim loại của cặp oxi hóa – khử có thế điện cực chuẩn nhỏ hơn khử được cation kim loại của cặp oxi hóa – khử có thế điện cực chuẩn lớn hơn ra khỏi dung dịch muối (hay nói các khác: kim loại có tính khử mạnh và không tan trong nước đẩy được kim loại có tính khử yếu hơn ra khỏi muối). Trường hợp hỗn hợp nhiều kim loại tác dụng với hỗn hợp nhiều muối, thì phản ứng xảy ra ưu tiên theo thứ tự: chất oxi hóa mạnh tác dụng với chất khử mạnh để tạo ra chất oxi hóa yếu hơn và chất khử yếu hơn.

Câu 1: (đề thầy 2019) Cho 2,7 gam Al tác dụng với 150 ml dung dịch X chứa Fe(NO3)3 0,5 M và Cu(NO3)2 0,5 M. Sau khi kết thúc phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 6,9 gam. B. 9,0 gam. C. 13,8 gam. D. 18,0 gam.

Câu 2. (sở Yên Bái lần 1 2019 mã 017) Ngâm một thanh đồng trong 340 gam dung dịch AgNO3 6%. Sau một thời gian lấy thanh kim loại ra thấy khối lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 5,1 gam. Khối lượng đồng tham gia phản ứng là
A. 1,92 gam. B. 3,24 gam. C. 5,1 gam. D. 0,96 gam.

Câu 3. (sở Yên Bái lần 1 2019 mã 017) Cho 28 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, CuO vào dung dịch HCl, thu được 3,2 gam một kim loại không tan, dung dịch Y chỉ chứa muối và 1,12 lít khí H2 (đktc). Cho Y vào dung dịch AgNO3 dư, thu được 132,85 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng Fe3O4 trong X là
A. 17,4 gam. B. 5,8 gam. C. 11,6 gam. D. 14,5 gam.

Câu 4. (sở Yên Bái lần 1 2019 mã 018) Ngâm một thanh Fe trong dung dịch CuSO4. Sau một thời gian phản ứng lấy thanh Fe ra rửa nhẹ làm khô, đem cân thấy khối lượng tăng thêm 1,6 gam. Khối
lượng Cu bám trên thanh Fe là
A. 8,2 gam. B. 6,4 gam. C. 12,8 gam. D. 9,6 gam.

Câu 5. (sở Yên Bái lần 1 2019 mã 018) Cho hỗn hợp X gồm 0,01 mol Al và a mol Fe vào dung dịch AgNO3 đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được m gam chất rắn Y và dung dịch Z chứa 3 cation kim loại. Cho Z phản ứng với dung dịch NaOH dư trong điều kiện không có không khí, thu được 1,97 gam kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 1,6 gam chất rắn chỉ chứa một chất duy nhất. Giá trị của m là
A. 9,72. B. 8,64. C. 6,48. D. 3,24.

Câu 6: (sở Bắc Giang lần 1 2019 mã 204) Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 0,1 mol AgNO3 và 0,25 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian thu được 19,44 gam kết tủa và dung dịch X chứa 2 muối. Tách lấy kết tủa, thêm tiếp 8,4 gam bột sắt vào dung dịch X, sau khi các phản ứng hoàn toàn thu được 9,36 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 5,28. B. 4,32. C. 4,64. D. 4,8.

Câu 7: (sở Bắc Giang lần 1 2019 mã 204) Cho 4,6 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch gồm AgNO3 và Cu(NO3)2, thu được chất rắn Y (gồm 3 kim loại) và dung dịch Z. Hòa tan hết Y bằng dung dịch H2SO4 (đặc, nóng, dư), thu được 3,192 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S+6, ở đktc). Cho dung dịch NaOH dư vào Z, thu được kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 4,2 gam hỗn hợp rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm số mol của Fe trong X là
A. 40%. B. 60%. C. 25%. D. 12%.

Câu 8: (sở Quảng Nam lần 1 2019) Cho 16,6 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe (số mol của Al và Fe bằng nhau) vào 200 ml dung dịch Y gồm Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau khi phản ứng kết thúc, thu được chất rắn Z gồm 3 kim loại. Hòa tan toàn bộ lượng chất rắn Z vào dung dịch HCl dư, thu được 2,24 lít khí (đktc) và còn lại 40,8 gam chất rắn T không tan. Nồng độ mol/lít của Cu(NO3)2 trong Y có giá trị là
A. 2,0. B. 1,0. C. 1,5. D. 1,3.

Câu 9: (sở Vũng Tàu lần 1 2019) Hòa tan hoàn toàn 19,0 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 trong dung dịch chứa x mol HCl thu được dung dịch Y. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch Y thì thu được 105,85 gam kết tủa và có 0,56 lít khí NO thoát ra ở đktc (không có ion NH4+ tạo thành, ion Cl- không bị oxi hóa). Giá trị của x gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 0,72. B. 0,73. C. 0,71. D. 0,74.

Câu 10. (sở Nam Định lần 1 2019) Cho 3 dung dịch (1), (2), (3) chứa lần lượt 3 chất tan X, Y, Z trong nước có cùng nồng độ mol. Tiến hành các thí nghiệm sau
TN1: Trộn 2 ml dung dịch (1) với 2 ml dung dịch (2), thêm bột Cu dư, thu được V1 lít khí NO.
TN2: Trộn 2 ml dung dịch (1) với 2 ml dung dịch (3), thêm bột Cu dư, thu được V2 lít khí NO.
TN3: Trộn 2 ml dung dịch (2) với 2 ml dung dịch (3), thêm bột Cu dư, thu được V3 lít khí NO.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, NO là sản phẩm khử duy nhất, các thể tích khí đo ở cùng điều kiện và V1 < V2 < V3. Ba chất X, Y, Z lần lượt là
A. NaNO3, HNO3, H2SO4. B. KNO3, HCl, H2SO4.
C. NaNO3, H2SO4, HNO3. D. H2SO4, KNO3, HNO3.

Câu 11: (đề thầy 2019) Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol Zn và 0,2 mol Mg vào 400ml dung dịch chứa đồng thời Cu(NO3)2 1M và AgNO31M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn X. Hòa tan hoàn toàn X trong lượng dư dung dịch HNO3 thu được V lít NO(sản phẩm khử duy nhất của N+5,đktc). Giá trị của V là:
A. 5,60 B. 6,72 C. 4,48 D. 2,24

Câu 12: (đề thầy 2019) Cho x mol Mg và 0,1 mol Fe vào 500 ml dung dịch hỗn hợp AgNO3 1M và Cu(NO3)2 1M, đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch A chứa 4 cation kim loại và chất rắn B.
Giá trị x nào sau đây không thỏa mãn?
A. 0,14. B. 0,12. C. 0,1. D. 0,05.

Câu 13: (đề thầy 2019) Hỗn hợp X chứa 3,6 gam Mg và 5,6 gam Fe cho vào 1 lít dung dịch chứa AgNO3 a M và Cu(NO3)2 a M thu được dung dịch A và m gam hỗn hợp chất rắn B. Cho A tác dụng với NaOH dư thu được kết tủa D. Nung D ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn E có khối lượng 18 gam. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị m là
A. 31,2. B. 38,8. C. 22,6. D. 34,4.

Câu 14 – THPTQG 2016: Cho m gam Mg vào dung dịch X gồm 0.03 mol Zn(NO3)2 và 0.05 mol Cu(NO3)2 , sau một thời gian thu được 5.25 gam kim loại và dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Y, khối lượng kết tủa thu được là 6,67 gam. Giá tị của m là :
A. 4,05 B. 2,86 C. 2,02 D. 3,6

Câu 15 – THPTQG 2017 – 201: Cho 9,2 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch hỗn hợp AgNO3 và Cu(NO3)2, thu được chất rắn Y (gồm 3 kim loại) và dung dịch Z. Hòa tan hết Y bằng dung dịch H2SO4 (đặc, nóng, dư), thu được 6,384 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S+6, ở đktc). Cho dung dịch NaOH dư vào Z, thu được kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 8,4 gam hỗn hợp rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Fe trong X là
A. 79,13%. B. 28,00%. C. 70,00%. D. 60,87%.

Sưu tầm
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top