• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Bài tập kim loại kiềm, kiềm thổ và nhôm trong các đề thi thử

Kina Ngaan

Active member
Kim loại kiềm là tập hợp tất cả các nguyên tố là kim loại trong nhóm IA của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Kim loại kiềm thổ thuộc nhóm IIA trong bảng tuần hoàn hóa học bà đứng sau kim loại kiềm trong một chu kỳ. Các nguyên tố thuộc kim loại kiềm thổ gồm có: Beri (Be), Magie (Mg), Canxi (Ca), Stronti (Sr), Bari (Ba), Rađi (Ra). Nhôm là một nguyên tố hóa học có trong bảng tuần hoàn nguyên tố, ký hiệu là Al, nguyên tử khối là 27.

Câu 1: (Đề TSCĐ - 2013) Hòa tan hết một lượng hỗn hợp gồm K và Na vào H2O dư, thu được dung dịch X và 0,672 lít khí H2 (đktc). Cho X vào dung dịch FeCl3 dư, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 2,14. B. 6,42. C. 1,07. D. 3,21.

Câu 2: (Đề TSCĐ - 2007) Cho một mẫu hợp kim Na-Ba tác dụng với nước (dư), thu được dung dịch X và 3,36 lít H2 (ở đktc). Thể tích dung dịch axit H2SO4 2M cần dùng để trung hoà dd X là
A. 150 ml. B. 75 ml. C. 60 ml. D. 30 ml.

Câu 3: (Đề THPT QG - 2017) Hòa tan hỗn hợp Na và K vào nước dư, thu được dung dịch X và 0,672 lít khí H2 (đktc). Thể tích dung dịch HCl 0,1M cần dùng để trung hòa X là
A. 150 ml. B. 300 ml. C. 600 ml. D. 900 ml.

Câu 4: (Đề THPT QG - 2018) Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm K và Na vào nước, thu được dung dịch X và V lít khí H2 (đktc). Trung hòa X cần 200 ml dung dịch H2SO4 0,1M. Giá trị của V là
A. 0,112. B. 0,224. C. 0,896. D. 0,448.

Câu 5: (Đề THPT QG - 2017) Hòa tan hoàn toàn 1,15 gam kim loại X vào nước, thu được dung dịch Y. Để trung hòa Y cần vừa đủ 50 gam dung dịch HCl 3,65%. Kim loại X là
A. Ca. B. Ba. C. Na. D. K.

Câu 6: (Đề TSĐH A - 2013) Cho 1,37 gam Ba vào 1 lít dung dịch CuSO4 0,01M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng kết tủa thu được là
A. 3,31 gam. B. 0,98 gam. C. 2,33 gam. D. 1,71 gam.

Câu 7: (Đề TSĐH B - 2009) Hoà tan hoàn toàn 2,9 gam hỗn hợp gồm kim loại M và oxit của nó vào nước, thu được 500 ml dung dịch chứa một chất tan có nồng độ 0,04M và 0,224 lít khí H2 (ở đktc). Kim loại M là
A. Na. B. Ca. C. Ba. D. K.

Câu 8: (Đề TSĐH A - 2010) Hoà tan hoàn toàn 8,94 gam hỗn hợp gồm Na, K và Ba vào nước, thu được dung dịch X và 2,688 lít khí H2 (đktc). Dung dịch Y gồm HCl và H2SO4, tỉ lệ mol tương ứng là 4:1. Trung hoà dung dịch X bởi dung dịch Y, tổng khối lượng các muối được tạo ra là
A. 13,70 gam. B. 12,78 gam. C. 14,62 gam. D. 18,46 gam.

Câu 9: (Đề THPT QG - 2015) Cho một lượng hỗn hợp X gồm Ba và Na vào 200 ml dung dịch Y gồm HCl 0,1M và CuCl2 0,1M. Kết thúc các phản ứng, thu được 0,448 lít khí (đktc) và m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 1,28. B. 0,64. C. 0,98. D. 1,96.

Câu 10: (Đề TSCĐ - 2011) Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Na và K vào dung dịch HCl dư thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được (m + 31,95) gam hỗn hợp chất rắn khan. Hoà tan hoàn toàn 2m gam hỗn hợp X vào nước thu được dung dịch Z. Cho từ từ đến hết dung dịch Z vào 0,5 lít dung dịch CrCl3 1M đến phản ứng hoàn toàn thu được kết tủa có khối lượng là
A. 54,0 gam. B. 20,6 gam. C. 30,9 gam. D. 51,5 gam.

Câu 11: (Đề TSĐH B - 2013) Hỗn hợp X gồm hai kim loại kiềm và một kim loại kiềm thổ. Hòa tan hoàn toàn 1,788 gam X vào nước, thu được dung dịch Y và 537,6 ml khí H2 (đktc). Dung dịch Z gồm H2SO4 và HCl, trong đó số mol của HCl gấp hai lần số mol của H2SO4. Trung hòa dung dịch Y bằng dung dịch Z tạo ra m gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là
A. 4,460. B. 4,656. C. 3,792. D. 2,790.

Câu 12: (Đề THPT QG - 2019) Dẫn 0,55 mol hỗn hợp X (gồm hơi nước và khí CO2) qua cacbon nung đỏ thu được 0,95 mol hỗn hợp Y gồm CO, H2 và CO2. Cho Y hấp thụ vào dung dịch chứa 0,1 mol Ba(OH)2 sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 29,55. B. 19,7. C. 15,76. D. 9,85.

Câu 13: (Đề THPT QG - 2019) Dẫn a mol hỗn hợp X (gồm hơi nước và khí CO2) qua cacbon nung đỏ, thu được 1,75a mol hỗn hợp Y gồm CO, H2 và CO2. Cho Y hấp thụ vào dung dịch Ca(OH)2 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,75 gam kết tủa. Giá trị của a là
A. 0,045. B. 0,030. C. 0,010. D. 0,015.

Câu 14: (Đề TSCĐ - 2013) Hòa tan hết 0,2 mol FeO bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư), thu được khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất). Hấp thụ hoàn toàn khí SO2 sinh ra ở trên vào dung dịch chứa 0,07 mol KOH và 0,06 mol NaOH, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 12,18. B. 15,32. C. 19,71. D. 22,34.

Câu 15: (Đề TSĐH B - 2010) Đốt cháy hoàn toàn m gam FeS2 bằng một lượng O2 vừa đủ, thu được khí X. Hấp thụ hết X vào 1 lít dung dịch chứa Ba(OH)2 0,15M và KOH 0,1M, thu được dung dịch Y và 21,7 gam kết tủa. Cho Y vào dung dịch NaOH, thấy xuất hiện thêm kết tủa. Giá trị của m là
A. 23,2. B. 12,6. C. 18,0. D. 24,0.

Câu 16: (Đề THPT QG - 2015) X là dd HCl nồng độ x mol/l. Y là dd Na2CO3 nồng độ y mol/l. Nhỏ từ từ 100 ml X vào 100 ml Y, sau các phản ứng thu được V1 lít CO2 (đktc). Nhỏ từ từ 100 ml Y vào 100 ml X, sau phản ứng thu được V2 lít CO2 (đktc). Biết tỉ lệ V1: V2 = 4: 7. Tỉ lệ x: y bằng
A. 11: 4. B. 11: 7. C. 7: 3. D. 7: 5.

Câu 17: (Đề TSĐH B - 2010) Dung dịch X chứa các ion: Ca2+, Na+, HCO3− và Cl–, trong đó số mol của ion Cl– là 0,1. Cho 1/2 dung dịch X phản ứng với dung dịch NaOH (dư), thu được 2 gam kết tủa. Cho 1/2 dung dịch X còn lại phản ứng với dung dịch Ca(OH)2 (dư), thu được 3 gam kết tủa. Mặt khác, nếu đun sôi đến cạn dung dịch X thì thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 9,21. B. 9,26. C. 8,79. D. 7,47.

Câu 18: (Đề THPT QG - 2018) Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít CO2 (đktc) vào dung dịch chứa a mol NaOH và b mol Na2CO3, thu được dung dịch X. Chia X thành hai phần bằng nhau. Cho từ từ phần một vào 120 ml dung dịch HCl 1M, thu được 2,016 lít CO2 (đktc). Cho phần hai phản ứng hết với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 29,55 gam kết tủa. Tỉ lệ a: b tương ứng là
A. 2: 5. B. 2: 3. C. 2: 1. D. 1: 2.

Câu 19: (Đề THPT QG - 2018) Nung m gam hỗn hợp X gồm KHCO3 và CaCO3 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn Y. Cho Y vào nước dư, thu được 0,2m gam chất rắn Z và dung dịch E. Nhỏ từ từ dd HCl 1M vào E, khi khí bắt đầu thoát ra cần dùng V1 lít dung dịch HCl và đến khi khí thoát ra vừa hết thì thể tích dd HCl đã dùng là V2 lít. Tỉ lệ V1: V2 tương ứng là
A. 3: 4. B. 1: 3. C. 5: 6. D. 1: 2.

Câu 20: (Đề Chuyên ĐH Vinh - 2019) Hấp thụ hết 0,2 mol khí CO2 vào dung dịch chứa x mol NaOH và y mol Na2CO3 thu được 100 ml dung dịch X. Lấy 50 ml dung dịch X tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 20 gam kết tủa. Mặt khác, khi lấy 50 ml dung dịch X cho từ từ vào 150 ml dung dịch HCl 1M thu được 0,12 mol khí CO2. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của x và y lần lượt là
A. 0,1 và 0,45. B. 0,14 và 0,2. C. 0,12 và 0,3. D. 0,1 và 0,2.

Sưu tầm
 
Sửa lần cuối:

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top